Đặc điểm, vai trò của phòng, chống tham nhũng trong các doanh

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nước do UBND thành phố hải phòng làm đại diện chủ sở hữu (Trang 34 - 37)

nghiệp liên doanh có vốn góp Nhà nước

1.2.1.Đặc điểm

Chúng ta biết rằng, điểm nổi bật nhất của liên doanh là Bên nước ngoài và Bên Việt Nam cùng nhau đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam (khơng có khái niệm các doanh nghiệp trong nước “liên doanh” với nhau). Bên cạnh đó, tham nhũng, bao gồm cả tham nhũng trong khu vực tư, có thể được tiếp cận ở nhiều chiều cạnh khác nhau, phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động của các chủ thể tham nhũng, vào tính chất, mức độ hoặc quy mô của tham nhũng, vào loại hành vi tham nhũng, v.v... Do đó, có thể nói đặc điểm quan trọng nhất của phòng, chống tham nhũng trong các doanh nghiệp liên doanh là yếu tố quốc tế trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến các hành vi tham nhũng cả trong nội bộ doanh nghiệp (khu vực ngoài nhà nước) và

trong khu vực nhà nước, nhất là với các cơ quan có các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp.

Hành vi lợi dụng nhiệm vụ được giao vì vụ lợi (the abuse of entrusted power for private gain) khu vực ngoài nhà nước ln ln có cơ hội xuất hiện trong chính các doanh nghiệp liên doanh, giống như mọi doanh nghiệp khác. Dễ thấy nhất chính là tham nhũng trong kinh doanh (business related corruption) bao gồm hối lộ, kế toán gian dối, trốn thuế, kinh doanh nội gián, rửa tiền, tham ô và giả mạo văn bản. Tham nhũng trong nội bộ doanh nghiệp là hình thức tham nhũng gây thiệt hại cho bản thân doanh nghiệp, do vậy biện pháp phòng, chống tham nhũng chủ đạo là doanh nghiệp chủ động đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa, nhất là ở các khâu, các bộ phận dễ nảy sinh tiêu cực: tuyển dụng nhân sự, mua sắm tài sản, phụ trách mua hàng…

Trong các doanh nghiệp liên doanh tồn tại dạng phổ biến nhất của tham nhũng là hối lộ, tức là việc đưa hoặc nhận tiền, quà tặng hoặc các lợi ích khác trong và ngồi doanh nghiệp vì vụ lợi để làm điều trái quy định, trái pháp luật trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, yếu tố quốc tế sẽ làm cho hành vi

tham nhũng liên quan nhiều đến người nước ngoài hơn, độ phức tạp của tham nhũng sẽ đậm nét hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Và như vậy, phòng, chống tham nhũng trong các doanh nghiệp liên doanh, hay nói cách khác là phịng, chống nguy cơ và hành vi tham nhũng xuất hiện trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp liên doanh là cam go hơn, địi hỏi nhiều cơng sức, trí tuệ và bản lĩnh hơn, nhất là trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập sâu rộng như hiện nay.

Phòng, chống tham nhũng trong các doanh nghiệp liên doanh có vốn góp Nhà nước bao gồm tất cả các đặc điểm trên, bên cạnh đó có đặc thù là sự đan xen giữa cơng và tư, giữa tài sản và vốn nhà nước với tài sản và vốn doanh nghiệp. Do đó, nếu tự thân các doanh nghiệp liên doanh có vốn góp Nhà nước khai thác được yếu tố văn hóa và thói quen Cơng khai, Minh bạch của nhà đầu tư nước ngoài trong q trình hoạt động thì sẽ góp phần bảo toàn, phát huy hiệu quả vốn và tài sản Nhà nước, thúc đẩy phịng, chống tham nhũng có hiệu quả cao, và ngược lại. Ngoài ra

nhiều Tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp đa quốc gia là đối tác nước ngoài trong các doanh nghiệp liên doanh có vốn góp Nhà nước ln quan tâm gìn giữ uy tín để bảo vệ hình ảnh, tránh “mất mặt” với đối tác Việt Nam. Do vậy, đây là thuận lợi rất đáng kể cho cơng tác phịng, chống tham nhũng trong các doanh nghiệp liên doanh có vốn góp Nhà nước nếu biết tận dụng, phát huy được những lợi thế về quản trị nội bộ đã được đúc rút sau hàng chục, thậm chí hàng trăm năm xây dựng và phát triển của các Tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp đa quốc gia này.

1.2.2. Vai trò

Làm tốt cơng tác phịng, chống tham nhũng trong các doanh nghiệp liên doanh có vốn góp Nhà nước sẽ có vai trị, ý nghĩa cụ thể như sau:

Thứ nhất, tăng lợi nhuận, giảm chi phí đối với doanh nghiệp do nếu để xảy ra tham nhũng thì phải hạch tốn phần chi phí dành cho tham nhũng vào chi phí chung. Qua đó tăng thêm cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng phát triển bền vững khi các doanh nghiệp có thể đầu tư nguồn lực vào những điểm đến cần thiết, có ý nghĩa; thay vì “đầu tư cho tham nhũng”.

Thứ hai, tăng cơ hội kinh doanh, đặc biệt đối với doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp start-up khi mới tiếp cận thị trường, tham gia hoạt động đấu thầu, huy động vốn mở rộng kinh doanh, hoặc chiến lược liên doanh, liên kết do các đối tác biết được uy tín, sự minh bạch và trách nhiệm cao trong phịng, chống tham nhũng. Phịng, chống có hiệu quả tham nhũng trong các doanh nghiệp liên doanh cũng làm giảm thiểu nguy cơ chịu hậu quả pháp lý, trong nhiều trường hợp là rất nghiêm khắc đối với người trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hành vi tham nhũng, bao gồm cả trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự khi có liên quan đến hành vi tham nhũng; trong đó có những hậu quả nặng nề, như chấp hành hình phạt tù, mất việc làm hoặc hạn chế cơ hội tìm kiếm cơng việc trong tương lai.

Thứ ba, khơi thông sự phát triển của các thị trường, nhất là các thị trường ngách và tăng cường dịng vốn đầu tư tồn xã hội, đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài do sự tâm lý thêm tin tưởng và cảm giác “an toàn” khi ra các quyết định đầu tư. Nâng cao hình ảnh của chế độ pháp quyền với các nguyên tắc cơng bằng,

bình đẳng, khách quan trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh doanh; qua đó thúc đẩy năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nhất là khi tham gia vào các khu vực thương mại tự do, thực hiện cam kết cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan.

Thứ tư, bảo toàn, phát triển vốn và tài sản Nhà nước, trên cơ sở đặt quá trình phịng, chống tham nhũng trong điều kiện hội nhập, chủ động hợp tác hiệu quả với các quốc gia, các tổ chức quốc tế cũng như chú trọng tổng kết thực tiễn và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngồi trong cơng tác phịng, chống tham nhũng.

Thứ năm, có tác dụng biểu dương, cổ vũ, khích lệ kịp thời các tấm gương, các điển hình phịng, chống tham nhũng trong các doanh nghiệp; tạo ra phong trào thi đua sôi nổi về phịng, chống tham nhũng trong khu vực tư nói chung và trong các doanh nghiệp liên doanh nói riêng, nhất là đối với các doanh nghiệp liên doanh mà phần vốn nước ngoài là chủ đạo, chiếm ưu thế.

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nước do UBND thành phố hải phòng làm đại diện chủ sở hữu (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)