Chất lượng thông tin kế toán

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 45)

2.1.1.1 .Thông tin kế toán

2.1.1.2. Chất lượng thông tin kế toán

Khái nim chất lượng thông tin

Theo Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ISO 9000:2005, chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các u cầu. Trong các nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học đã đưa ra một số quan điểm về CLTT. Theo Huang và cộng sự (1999), CLTT thể hiện sự thích hợp của thơng tin đối với người sử dụng. Trong khi đó Kahn và Strong (1998) lại cho rằng CLTT là đặc tính của thơng tin để giúp đạt được các u cầu hay sự mong đợi của người sử dụng thông tin.

Theo Baltzan (2012), thơng tin có chất lượng tốt nếu nó được xem là phù hợp với các yêu cầu của người sử dụng thông tin bao gồm: chính xác, đầy đủ, phù hợp, kịp thời và nhất quán. Mở rộng hơn, nghiên cứu của Wang và Strong (1996) chỉ ra

chất lượng thông tin cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản là: (1) Tính nội tại của chất lượng thơng tin gồm: Tính chính xác, tính khách quan, độ tin cậy và uy tín cung cấp thông tin; (2) Chất lượng thơng tin trong tình huống cụ thể gồm: Sự phù hợp, giá trị gia tăng, kịp thời, đầy đủ; (3) Tính đại diện của chất lượng thông tin gồm: Sự dễ hiểu, biểu mẫu quy định, tính phổ thơng, có thể so sánh được; (4) Khả năng tiếp cận thông tin gồm khả năng tiếp cận thơng tin, tính bảo mật thơng tin

Như vậy các khái niệm về CLTT đều tập trung vào vấn đề tính hữu ích của thơng tin. Nhìn chung, CLTT là được hiểu là mức độ tập hợp các đặc tính của thơng tin nhằm đáp ứng u cầu của người sử dụng.

Khái nim chất lượng thông tin kế tốn

Về cơ bản, thơng tin kế tốn là một loại thơng tin, do đó khái niệm về CLTT kế toán gắn liền với khái niệm về CLTT, nghĩa là gắn liền với người sử dụng thông tin. Theo Azar và cộng sự (2019), CLTT kế tốn là khái niệm gắn liền với tính hữu ích của thơng tin kế tốn đối với người sử dụng. Trong khi đó, Mulyani và Arum (2016) cho rằng CLTT kế tốn thể hiện sự đáp ứng của thơng tin kế toán đối với nhu cầu của người sử dụng. TTKT được coi là hữu ích, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng khi đảm bảo được những thuộc tính cơ bản.

Các thuộc tính cơ bản của thơng tin kế tốn

Với mục tiêu hướng tới tính hữu ích trong việc ra quyết định của người sử dụng thông tin, các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp về kế toán đã ban hành các khung khái niệm liên quan tới các thuộc tính về thơng tin kế tốn. Tại mỗi quốc gia, việc áp dụng các hướng dẫn liên quan tới thuộc tính cơ bản về thơng tin kế tốn có thể được ghi nhận theo Chuẩn mực kế toán quốc tế hoặc điều chỉnh theo quy định của nước sở tại. Trong đó, quy định về thuộc tính cơ bản của TTKT được thừa nhận rộng rãi là theo quan điểm hòa hợp của FASB và IASB (2010)

Các u cầu về thơng tin kế tốn quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính Hoa Kỳ (FASB) và Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB)

Các đặc tính về CLTT kế tốn được Hội đồng chuẩn mực kế toán Hoa Kỳ FASB đề xuất lần đầu vào năm 1980, theo đó thơng tin kế tốn sẽ hữu ích cho người sử dụng

trong việc ra quyết định khi đảm bảo được hai thuộc tính cơ bản là tính thích hợp

(relevance) và tính tin cy (reliability), ngồi ra bổ sung đặc tính có th so sánh (comparability). Sau này, theo quan điểm đồng thuận với FASB, Hội đồng Chuẩn

mực kế toán quốc tế IASB đã ban hành một bộ khung khái niệm về các quy tắc trình bày và cơng bố thơng tin kế tốn, theo đó CLTT kế toán thể hiện trong BCTC phản ánh khả năng ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng được xác định qua hai nhóm đặc tính cơ bản là tính trình bày trung thực (faithful representation), tính thích

hp (relevance) và một số đặc điểm nâng cao nhằm gia tăng CLTT kế tốn bao gồm có thể so sánh (comparability), dễ hiểu (understandability), kịp thời (timeliness) và khnăng kiểm chng (verifiability). Mơ hình về CLTT kế tốn được thể hiện qua sơ

đồ 2.1.

Sơ đồ 2.1. Mơ hình chất lượng thơng tin kế tốn theo FASB và IASB (2010)

Nguồn: IASB (2010) Trình bày trung thc: Đặc tính trình bày trung thực thể hiện việc các TTKT phản ánh được vị thế kinh tế thực sự của doanh nghiệp, nghĩa là các nghĩa vụ và nguồn

Tính hữu ích Thích hợp Trình bày trung thực Giá trị dự đoán Giá trị xác nhận Khơng sai sót Đầy đủ Khách quan Có thể so sánh Kiểm chứng Kịp thời Dễ hiểu

lực kinh tế, bao gồm các giao dịch và sự kiện, được thể hiện đầy đủ trong BCTC. Trình bày trung thực chỉ đạt được khi diễn giải của một sự kiện kinh tế phải được đầy

đủ, khách quan và khơng có những sai sót trọng yếu. Những thơng tin tài chính được

trình bày trung thực sẽ thể hiện được bản chất của hiện tượng kinh tế thông qua các giao dịch, sự kiện kinh tế phát sinh.

Tính thích hợp: Thơng tin kế tốn tài chính có tính thích hợp khi có khả năng

tạo ra được sự khác biệt trong quyết định của người sử dụng, nghĩa là thơng tin đó có

khả năng dự báo và khả năng xác nhận. Khả năng dự báo có được khi người sử dụng

dùng những thơng tin đó để dự đốn dịng thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai. Thơng tin tài chính có khnăng xác nhận khi thơng tin cung cấp các phản hồi về các

đánh giá trước đó. Đây là hai tính chất có liên quan mật thiết với nhau, ví dụ thơng tin về doanh thu của năm hiện tại của doanh nghiệp có thể xác định được mức độ thích hợp thơng qua việc so sánh các chỉ số của những năm trước, và cũng được sử dụng để dự đoán doanh thu của năm tiếp theo. Kết quả của việc so sánh sẽ giúp người sử dụng cải thiện việc dự đốn của mình.

Kh năng so sánh: Khả năng so sánh cho phép người sử dụng BCTC so sánh thơng tin tài chính như vị thế tài chính, dịng tiền hay kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Người sử dụng có thể so sánh số liệu theo chuỗi thời gian hoặc giữa các doanh nghiệp trên cùng một thời điểm.

Tính dễ hiểu: Tính dễ hiểu được định nghĩa là khi người sử dụng có những hiểu

biết nhất định về kế tốn có thể đọc và hiểu thơng tin tài chính được trình bày.

Tính kịp thời: Tính kịp thời của thơng tin tài chính thể hiện khi thơng tin đó được

cung cấp kịp thời cho người sử dụng để đưa ra quyết định trước khi mất đi giá trị.

Khnăng kiểm chng: Khả năng kiểm chứng nghĩa là các nhà quan sát độc lập và

có trình độ chuyên môn đạt được sự đồng thuận, rằng một thơng tin hoặc một nhóm thơng tin là chính xác.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01(Bộ Tài chính, 2002), thơng tin kế tốn phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản, bao gồm tính trung thực, khách quan, đầy đủ, kp thời, dễ hiểu, và có thể so sánh, thể hiện qua sơ đồ 2.2.

Sơ đồ 2.2. Mơ hình chất lượng thơng tin kế tốn theo Chuẩn mực kế toán

Vit Nam (2002)

Nguồn: Chuẩn mực kế tốn Việt Nam số 01 (2002) Tính trung thc thể hiện các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và

báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Đặc điểm khách quan cho thấy các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, bóp méo.

Thơng tin được coi là đầy đủ khi mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan tới kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, khơng bị bỏ sót.

Ngồi ra, các thơng tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.

Tính dễ hiểu thể hiện ở việc các thơng tin và số liệu kế tốn được trình bày trong

BCTC phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong BCTC phải được giải trình trong phần thuyết minh.

Thơng tin kế tốn phải có thể so sánh, nghĩa là các thơng tin và số liệu kế tốn cần được tính tốn và trình bày nhất qn. Trường hợp khơng nhất qn thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng BCTC có thể so sánh và đánh giá.

Thơng tin kế tốn

Trung thực Khách quan Đầy đủ Dễ hiểu Kịp thời Có thể so sánh

Trong các đặc tính nói trên, đặc tính trung thực được xem là đặc điểm cơ bản, bao gồm cả tính khách quan và đầy đủ.

Nhìn chung, mặc dù các thuộc tính của CLTT kế tốn được nhắc tới trên nhiều khía cạnh khác nhau, tuy nhiên trong phạm vi luận án, tác giả tập trung vào thuộc tính

trung thc do đặc điểm này được coi là thuộc tính cơ bản của thơng tin kế tốn, được

nhấn mạnh trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 (Bộ Tài chính, 2002), đồng thuận với quan điểm của Hiệp hội nghề nghiệp kế toán như FASB và IASB.

Như vậy, CLTT kế toán trên khía cạnh trung thực được hiểu là mức độ mà thơng tin kế tốn phản ánh các thơng tin một cách đầy đủ, khách quan và khơng có sai sót trọng yếu.

2.1.2. Các phương pháp đo lường chất lượng thơng tin kế tốn

Như đã phân tích trong phần 2.1.1, luận án tập trung đo lường CLTT kế tốn trên khía cạnh trung thực, do vậy các phương pháp được trình bày là các cách thước đo lường CLTT kế tốn gắn với tính trung thực. Tính trung thực của thơng tin kế tốn được hiểu là đặc tính thể hiện thơng tin kế tốn được cung cấp đầy đủ, khách quan và khơng có sai sót trọng yếu.

TTKT trên BCTC rất đa dạng, bao gồm các thông tin về tài sản, nguồn vốn, lợi nhuận và các dịng tiền, trong đó thơng tin về lợi nhuận được xem là cơ sở quan trọng để người sử dụng thông tin đưa ra quyết định. Do vậy trong các nghiên cứu về TTKT, các nhà khoa học chủ yếu tập trung vào thông tin lợi nhuận. Mặt khác, theo Botosan (2004), việc đo lường một cách trực tiếp CLTT kế tốn trên cơ sở tính trung thực gặp rất nhiều khó khăn. Các nghiên cứu liên quan tới CLTT kế tốn do đó được thực hiện gián tiếp theo hai hướng: một là thơng tin kế tốn được coi là trung thực khi khơng có hiện tượng quản trị lợi nhuận, và hai là tính trung thực thể hiện trong việc BCTC khơng có sai sót trọng yếu.

2.1.2.1. Quản trị lợi nhuận

Qun tr li nhun là một chủ đề được các học giả kinh tế quan tâm, xảy ra khi

nhà quản trị can thiệp vào việc ghi nhận thơng tin tài chính hay cấu trúc lại những giao dịch mua bán thông thường để thay đổi con số cuối cùng trên BCTC, nhằm làm sai lệch kỳ vọng của cổ đơng vào tình trạng kinh tế thực sự của công ty hoặc tác động

tích cực lên kết quả các hợp đồng dựa vào số liệu kế tốn được cơng bố (Healy và Wahlen, 1999). Một số nghiên cứu cho rằng quản trị lợi nhuận có thể là các hoạt động của nhà quản trị nhằm đạt được các mục tiêu lợi nhuận (Degeorge và cộng sự, 1999) hoặc nhằm đạt được thu nhập cá nhân của nhà quản trị (Cheng và Warfield, 2005) hoặc nhằm tác động đến các hoạt động phát hành cổ phiếu (Cohen và Zarowin, 2010). Nhìn chung, các hành vi này đã khiến BCTC vi phạm tính khách quan, dẫn tới người sử dụng thơng tin có cái nhìn sai lệch về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, BCTC có hiện tượng quản trị lợi nhuận thể hiện CLTT kế toán thấp. Để đo lường quản trị lợi nhuận, hầu hết các nghiên cứu về CLTT kế toán đều sử dụng thước đo về mức độ dồn tích bất thường, phương pháp này do đó được gọi là quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích.

Quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích (accrual-based earnings management) là

khái niệm liên quan tới việc các nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận kế toán bằng thay đổi phương pháp kế toán hoặc phương pháp ước lượng khi thể hiện một giao dịch trên BCTC (Zang, 2011) như thay đổi ước tính dự phịng, thay đổi phương pháp tính khấu hao tài sản cố định, hay thay đổi cách tính giá hàng xuất kho… Việc thay đổi này khơng ảnh hưởng tới dịng tiền của đơn vị nhưng lại làm thay đổi lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, do vậy làm phát sinh các khoản chênh lệch giữa lợi nhuận và dòng tiền, hay còn gọi là các khoản dồn tích (accruals).

Cơ sở dồn tích là nguyên tắc kế toán cơ bản tại Việt Nam cũng như trên thế giới,

theo đó nghiệp vụ kinh tế được ghi nhận tại thời điểm phát sinh chứ không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền. Điều này dẫn tới sự khơng đồng nhất giữa dịng tiền và lợi nhuận kế toán, tạo ra các khoản dồn tích. Các chuẩn mực kế tốn cho phép doanh nghiệp sử dụng khá nhiều các khoản dồn tích, liên quan đến khấu hao, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phịng đầu tư tài chính, dự phịng phải thu khó địi... Tuy nhiên, việc xác định các giá trị ước tính liên quan đến các khoản dồn tích phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến chủ quan của nhà điều hành, ảnh hưởng đến việc ghi nhận doanh thu, chi phí và lợi nhuận báo cáo trong kỳ. Về mặt bản chất, việc phát sinh các khoản dồn tích tại đơn vị là hoạt động thường xuyên do áp dụng nguyên tắc cơ sở dồn tích. Tuy nhiên, khi nhà điều hành thay đổi các phương pháp ước lượng kế toán sẽ dẫn đến các khoản dồn tích tăng lên trên mức thơng thường, do đó được gọi là các

khoản dồn tích bất thường. Các khoản dồn tích bất thường càng lớn, mức độ quản trị lợi nhuận càng tăng, dẫn tới CLTT kế toán càng giảm.

Nhằm xác định giá trị các khoản dồn tích bất thường, cần xác định giá trị các khoản dồn tích thơng thường (khoản dồn tích khơng thể điều chỉnh). Chênh lệch giữa tổng giá trị các khoản dồn tích và giá trị các khoản dồn tích thơng thường chính là giá trị các khoản dồn tích bất thường, thể hiện qua cơng thức:

DAi,t= TAi,t − NDAi,t

Trong đó:

TAi,t: Tổng các khoản dồn tích

NDAi,t: Khoản dồn tích thơng thường

DAi,t: Khoản dồn tích bất thường

Trong khi đó, các khoản dồn tích là chênh lệch giữa lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và dòng tiền hoạt động, được xác định theo công thức:

TAi,t = NOPi,t − CFOi,t

Trong đó:

TAi,t: Tổng các khoản dồn tích

NOPi,t: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

CFOi,t: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

Như vậy, vấn đề trọng tâm của phương pháp đo lường là xác định giá trị của các khoản dồn tích thơng thường. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số phương pháp tính khác nhau nhằm xác định khoản giá trị này.

Theo Jones (1991), khối lượng đầu tư tăng bắt buộc kéo theo tài sản vận hành tăng, do vậy làm tăng các khoản dồn tích, và đây là khoản dồn tích thơng thường. Trong mơ hình ban đầu, Jones ước tính các khoản dồn tích thơng thường là mức dồn tích bình qn của ngành được ước tính dựa trên mức tăng trưởng doanh thu và tài sản cố định của các doanh nghiệp cùng ngành. Mức độ dồn tích bất thường chính là trị tuyệt đối sự khác biệt

giữa tổng dồn tích với mức độ dồn tích thơng thường. Khoản dồn tích bất thường càng cao thì khả năng quản trị lợi nhuận càng lớn.

Tuy nhiên, Dechow và cộng sự (1995) cho rằng mơ hình Jones (1991) gặp hạn chế trong trường hợp nhà quản trị có thể tăng doanh thu cuối năm bằng cách bán hàng trả chậm hơn mức bình thường, dẫn tới doanh thu và các khoản dồn tích đều tăng nhưng không chắc các khoản nợ phải thu này sẽ thu hồi được. Do vậy, Dechow và cộng sự đã đề xuất hiệu chỉnh mơ hình Jones (1991) bằng cách bổ sung phần tăng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)