Mức độ quản trị lợi nhuận các công ty niêm yết theo ngành

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 111 - 113)

Ngành QTLN_1 QTLN_2 QTLN_3

Công nghệ Thông tin 0,0794 0,0834 0,0802

Công nghiệp 0,0782 0,0788 0,0764 Dược phẩm và y tế 0,0603 0,0612 0,0541 Dịch vụ tiêu dùng 0,0751 0,0756 0,0753 Hàng tiêu dùng 0,0840 0,0859 0,0853 Nguyên vật liệu 0,0867 0,0882 0,0873 Tiện ích cơng cộng 0,0664 0,0665 0,0664 Tài chính 0,0953 0,0938 0,0934 Tng 0,0801 0,0809 0,0793

Ngun: Tác gi tng hp theo tính tốn t phn mm STATA 14.2

Bên cạnh đó, bảng 4.4 cho thấy tình trạng sai sót trên BCTC xảy ra phổ biến trên tất cả các ngành, lĩnh vực kinh doanh của các cơng ty niêm yết, trong đó, các ngành có tỷ lệ sai sót lớn nhất là cơng nghệ thơng tin, tiếp đó là hàng tiêu dùng và tài chính. Khi xét theo quan điểm trọng yếu, thứ tự này lần lượt là cơng nghệ thơng tin, tài chính và ngun vật liệu.

Ngành cơng nghệ thơng tin có tỷ lệ cơng ty có sai sót dẫn đến điều chỉnh lại báo cáo sau kiểm tốn lên tới 88,6%, trong đó có 35,4% sai sót ở mức trọng yếu 5%, và 27,7% sai sót trọng yếu ở mức 10%. Nếu kết hợp với việc nhận được ý kiến kiểm tốn khơng phải chấp nhận toàn phần, con số này lần lượt là 43,1% và 36,9% Một số cơng ty điển hình trong hoạt động trong ngành có mức sai sót sau kiểm tốn lớn như Cơng ty Cổ phần cơng nghệ viễn thơng Saigontel (SGT) khi liên tiếp hàng năm có sai

sót trên BCTC với giá trị lớn. Năm 2015, SGT bị điều chỉnh giảm lợi nhuận sau kiểm toán ở mức 15,7 tỷ đồng, tương ứng với 41% so với báo cáo tự lập, chủ yếu do tính sai giá vốn. Năm 2016, Công ty bị ghi giảm lợi nhuận sau kiểm toán là 18,7 tỷ đồng, tức là 26,8% so với trước kiểm toán, chênh lệch phần lớn liên quan tới dự phòng. Đến năm 2017, lợi nhuận sau kiểm toán của SGT bị ghi giảm 35,4 tỷ đồng, tương đương với mức giảm 24,2% so với trước kiểm toán, nguyên nhân chủ yếu do lỗi phần mềm khi ghi nhận thiếu giá vốn hàng bán. Sang năm 2018, cơng ty này có mức giảm lợi nhuận sau kiểm toán 7,1 tỷ đồng, tương ứng với 5,6% so với lợi nhuận trước kiểm toán do bị loại một số các khoản doanh thu không đủ điều kiện và chưa đánh giá chênh lệch tỷ giá. Hầu hết các sai sót của SGT và các cơng ty trong ngành đều có liên quan tới cơng tác ghi nhận doanh thu và giá vốn của đơn vị do đặc điểm ngành nghề.

Các công ty thuộc ngành hàng tiêu dùng cũng có tỷ lệ sai sót cao lên tới 81,7%, trong đó có 23,5% sai sót ở mức trọng yếu 5%, và 14% sai sót trọng yếu ở mức 10%. Khi kết hợp với việc nhận được ý kiến kiểm tốn khơng phải chấp nhận tồn phần, con số này lần lượt là 25,9% và 16,9%. Một số cơng ty trong ngành có mức độ sai sót lớn, phải kể đến trường hợp của Công ty Cổ phần Thủy sản số 4 (TS4). Năm 2016, công ty thông báo lợi nhuận trước kiểm toán ở mức 7,3 tỷ, tuy nhiên sau kiểm tốn, cơng ty điều chỉnh kết quả kinh doanh thành lỗ 6,6, tỷ, chênh lệch 14 tỷ, tức là chênh lệch 190% so với báo cáo tự lập. Sai sót nghiêm trọng này là một trong số liên tiếp các báo cáo chênh lệch sau kiểm toán TS4, như năm 2010, lợi nhuận bị điều chỉnh giảm là 27,1%, năm 2011 là 37,4%, 2012 là 7,3%, 2013 là 44,7%, 2015 là 20,1%, 2017 là 25,6%. Phần lớn nguyên nhân của các sai sót này phát sinh liên quan tới việc tính sai giá vốn hàng bán của cơng ty.

Bên cạnh đó, một số ngành có tỷ lệ sai sót trên BCTC thấp hơn so với trung bình, phải kể tới tiện ích cơng cộng, dịch vụ tiêu dùng, và dược phẩm y tế, lần lượt là 68,9%, 72,2% và 74,5%. Trong đó ngành dược phẩm y tế được coi là ngành nghề có tỷ lệ sai sót trọng yếu thấp nhất, với tỷ lệ sai sót ở mức 15,3% so với mức 21,8% và 17,6% của ngành dịch vụ tiêu dùng và tiện ích cơng cộng, khi xét trên mức trọng yếu 5%.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 111 - 113)