CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Các giả thuyết nghiên cứu
3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu liên quan tới tác động của cấu trúc sở hữu tới chất
lượng thơng tin kế tốn
Sở hữu Nhà nước (SH_NHANUOC)
Cơ sở lý luận cho thấy các nghiên cứu về ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước tới CLTT kế toán cung cấp các kết luận ngược chiều do ảnh hưởng của đặc điểm kinh tế chính trị của từng quốc gia và tính thời điểm của nghiên cứu. Theo đó, sở hữu Nhà nước có thể hạn chế hoặc gia tăng kẽ hở cho hành vi cơ hội của BGĐ, thể hiện qua sự điều chỉnh thơng tin kế tốn. Xuất phát từ đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, các cơng ty nhận được vốn Nhà nước có ưu thế từ sự bảo hộ của Nhà nước trong các chính sách về tín dụng, kinh doanh. Đi kèm với đó, hiệu quả hoạt động kinh doanh không được xem là ưu tiên hàng đầu, thay vào đó, các cơng ty này có thể được duy trì hoạt động để phục vụ cho các mục đích khác, chẳng hạn như phúc lợi xã hội, an ninh quốc gia, mục đích chính trị. Với ưu thế về vấn đề Nhà nước tập trung sở hữu, áp lực lợi nhuận từ cổ đông thiểu số là không đáng kể, BGĐ các doanh nghiệp có vốn Nhà nước khơng phải chịu sức ép trong việc làm đẹp BCTC để che giấu các vấn đề của doanh nghiệp, làm hài lịng cổ đơng, do vậy CLTT kế tốn được cung cấp bởi các cơng ty có sở hữu Nhà nước được xem là trung thực, đáng tin cậy. Bằng cách lý giải này, Luận án ủng hộ quan điểm của Wang và Yung (2011), Kao (2014), Nguyễn Thu Hằng và cộng sự (2018) và đề xuất giả thuyết nghiên cứu H1:
Giả thuyết H1: Cơng ty có sở hữu của Nhà nướccàng lớn thì CLTT kế tốn càng
cao.
Sở hữu của cổđơng tổ chức (SH_TOCHUC)
Cổ đơng tổ chức được đánh giá là có lợi thế về mặt chuyên môn, đủ khả năng phát hiện các hành vi điều chỉnh thông tin kế tốn cũng như có nhiều kênh thơng tin, nhiều nguồn lực vật chất để thực hiện giám sát nhà quản lý hơn (Elsbach và Bhattacharya, 2001). Việc sở hữu lượng cổ phần đủ lớn tạo điều kiện cho các tổ chức này có thể tham gia vào hệ thống giám sát, cũng như làm gia tăng động lực khiến các nhà đầu tư tổ chức này thực hiện kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động của BGĐ, nhằm đảm bảo cơng ty nhận góp vốn sẽ cung cấp thơng tin kế tốn có chất lượng. Với
các lập luận nói trên, tương tự Cornett và cộng sự (2008), Firmansyah và cộng sự (2019), tác giả đề xuất giả thuyết H2:
Giả thuyết H2: Cơng ty có sở hữu của cổ đơng tổ chức càng lớn thì CLTT kế
toán càng cao.
Sở hữu của BGĐ (SH_BGD)
Jensen và Meckling (1976) cho rằng một trong những cách giúp hạn chế chi phí đại diện là gia tăng tỷlệ sở hữu của BGĐ, khi đó dường như BGĐsẽ điều hành doanh nghiệp của chính mình, lợi ích của BGĐ sẽ gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp. Mặt khác, áp lực bị sa thải sẽ giảm nếu BGĐ sở hữu lượng cổ phần đủ lớn. Do vậy, BGĐ sẽ không phải chịu áp lực về việc làm sai lệch thơng tin kế tốn để làm đẹp BCTC, xoa dịu cổ đông. Tương tự nghiên cứu của Loebbecke (1989), Kao (2014), tác giả đề xuất giả thuyết H3:
Giả thuyết H3: Cơng ty có sở hữu của BGĐcàng lớn thì CLTT kế tốn càng cao.
3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu liên quan tới tác động của đặc điểm Hội đồng quản trị tới chất lượng thơng tin kế tốn
Quy mô HĐQT (QUYMO_HDQT)
Nghiên cứu của Xie và cộng sự (2003) và Fathi (2013) cho rằng HĐQT có quy mơ lớn sẽ phát huy hiệu quả chức năng giám sát với sự kiểm soát bao trùm, tập hợp được nhiều ý kiến và kinh nghiệm của các nhà chun mơn, do đó hạn chế được hành vi điều chỉnh thơng tin kế tốn của BGĐ, nâng cao CLTT kế toán. Đồng thuận với quan điểm này, tác giả đề xuất giả thuyết H4 cho mơ hình nghiên cứu:
Giả thuyết H4: Cơng ty có quy mơ HĐQT càng lớn thì CLTT kế tốn càng cao.
Tính độc lập (DOCLAP_HDQT)
Phần lớn các nghiên cứu đều tin rằng thành viên độc lập có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo chức năng giám sát của HĐQT. Những thành viên độc lập được đánh giá cao bởi tính khách quan, do vậy trong q trình kiểm tra, đánh giá hoạt động của nhà điều hành, họ giữ được thế trung lập và không bị ràng buộc bởi mối quan hệ với BGĐ. Từ đó, các nghiên cứu của Holtz và cộng sự (2014), Roden và cộng sự
(2016) đã cung cấp bằng chứng về mối quan hệ tích cực giữa tính độc lập của HĐQT và CLTT kế tốn. Trên cơ sở lập luận này, tác giả đề xuất giả thuyết H5:
Giả thuyết H5: Cơng ty có HĐQT càng độc lập thì CLTT kế tốn càng cao
Tính kiêm nhiệm (KIEMNHIEM_HDQT)
Nghiên cứu của Loebbecke (1989), Roden và cộng sự (2016) cho rằng cơng ty có Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm giám đốc điều hành sẽ có CLTT kế tốn thấp do vấn đề kiêm nhiệm hai chức danh này dẫn tới một cá nhân sẽ nắm trong tay cả hai chức năng là chức năng giám sát và chức năng điều hành, do vậy làm suy yếu vai trò của HĐQT. Vấn đề tập quyền này dấy lên mối lo ngại về việc lợi dụng quyền lực để trục lợi và che đậy thơng tin bằng các bút tốn điều chỉnh của cá nhân kiêm nhiệm. Trên cơ sở lý giải này, tác giả đề xuất giả thuyết H6:
Giả thuyết H6: Cơng ty khơng có tình trạng Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc điều hành thì CLTT kế tốn càng cao.
Thâm niên HĐQT (THAMNIEN_HDQT)
Nghiên cứu của Ghosh và cộng sự (2010), Kim và Yang (2014) cho thấy việc HĐQT có thâm niên đồng nghĩa với sự gắn bó lâu năm cùng cơng ty sẽ giúp cho các thành viên này có sự hiểu biết và quen thuộc với hoạt động kinh doanh cũng như chế độ thơng tin kế tốn của cơng ty, từđó giúp hệ thống giám sát của công ty hoạt động hiệu quả hơn. Vì vậy HĐQT có thâm niên được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao CLTT kế toán. Ủng hộ quan điểm này, tác giả đề xuất giả thuyết H7:
Giả thuyết H7: Cơng ty có thành viên HĐQT càng có thâm niên thì CLTT kế
tốn càng cao.
Trình độ chuyên môn của HĐQT (CHUYENMON_HDQT)
Các nghiên cứu của Qinghua và cộng sự (2007), Skousen và Wright (2008) đều đánh giá cao ảnh hưởng tích cực của việc HĐQT có chun mơn tài chính và kế tốn lên CLTT kế toán. Bằng sự am hiểu về kế toán và tài chính, các thành viên này được kỳ vọng sẽ phát hiện được các hành vi điều chỉnh thông tin kế tốn của nhà điều hành, từ nó giúp nâng cao CLTT kế toán. Với luận điểm này, tác giả đề xuất giả thuyết H8:
Giả thuyết H8: Cơng ty có tỷ lệ thành viên HĐQT có chun mơn trong lĩnh vực
tài chính kế tốn càng cao thì CLTT kế tốn càng cao.
Giới tính HĐQT (GIOITINH_HDQT)
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của giới tính HĐQT lên CLTT kế toán đều cho thấy sự tham gia của nữ giới trong HĐQT có tác động tích cực tới CLTT kế toán (Thiruvadi and Huang, 2011). Các thành viên HĐQT là nữ thường được đánh giá cao trong vai trò giám sát. Điều này được lý giải do đặc điểm của giới tính, khi mà phụ nữ thường có xu hướng tránh né các rủi ro, mà sự sai lệch thông tin kế toán được coi là một rủi ro của hệ thống giám sát. Mặt khác, với đặc tính chịu ảnh hưởng bởi tính bảo thủ, lý luận đạo đức, sự tham gia của phụ nữ trong HĐQT được kỳ vọng là sẽ tăng cường hiệu quả vai trò giám sát của HĐQT, qua đó giúp tăng cường CLTT kế tốn. Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết H9:
Giả thuyết H9: Cơng ty có tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT càng lớn thì CLTT
kế tốn càng cao.
3.2.3. Giả thuyết nghiên cứu liên quan tới tác động của đặc điểm Ban kiểm soát tới chất lượng thơng tin kế tốn
Quy mơ Ban kiểm sốt (QUYMO_BKS)
Theo Firth và cộng sự (2007), số lượng thành viên BKS có liên quan tích cực đến CLTT kế tốn. Một cơ quan với nhiều thành viên sẽ đa dạng về chun mơn và kinh nghiệm, do đó sẽ đạt được hiệu quả giám sát, nâng cao CLTT kế toán. Từ đó, tác giả đề xuất giả thuyết H10:
Giả thuyết H10: Cơng ty có quy mơ BKS càng lớn, CLTT kế toán càng cao.
Thâm niên Ban kiểm soát (THAMNIEN_BKS)
Nghiên cứu của Chen và cộng sự (2006) cho thấy việc BKS có thâm niên sẽ giúp cho họ có kinh nghiệm và quen thuộc với hệ thống kiểm sốt nội bộ của cơng ty, từ đó giúp hệ thống giám sát của công ty hoạt động hiệu quả hơn. Vì vậy, BKS có thâm niên được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao CLTT kế tốn. Từ đó, tác giả đề xuất giả thuyết H11:
Trình độ chun mơn của BKS (CHUYENMON_BKS)
Ran và cộng sự (2014) đánh giá cao ảnh hưởng tích cực của BKS có chun mơn kế tốn, tài chính lên CLTT kế tốn. Bằng sự am hiểu trong lĩnh vực chuyên môn, các thành viên BKS được kỳ vọng sẽ phát hiện điểm yếu hệ thống kiểm sốt nội bộ, từ đó giúp nâng cao CLTT kế toán. Với luận điểm này, tác giả đề xuất giả thuyết H12:
Giả thuyết H12: Cơng ty có tỷ lệ thành viên BKS có chun mơn trong lĩnh vực
tài chính kế tốn càng cao thì CLTT kế tốn càng cao.
Giới tính BKS (GIOITINH_BKS)
Nghiên cứu của Ran và cộng sự (2014) cho thấy sự tham gia của nữ giới trong BKS có tác động tích cực tới CLTT kế toán. Điều này được lý giải rằng các thành viên nữ trong BKS thường được đánh giá cao trong vai trị giám sát. Từ đó, tác giả đề xuất giả thuyết H13:
Giả thuyết H13: Cơng ty có tỷ lệ thành viên nữ trong BKS càng lớn thì CLTT kế
tốn càng cao.