2.1.1 .Giới thiệu về Ngân hàng TMCP An Bình
3.2.2. Nâng cao chất lƣợng tƣ vấn cho khách hàng
Phƣơng thức TDCT là một phƣơng thức thanh toán với quy trình phức tạp do phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Theo thống kê của TT TTQT ABBANK, có đến 50% BCT xuất trình lần đầu có bất hợp lệ và sai sót. Việc này khiến cho quá trình tu chỉnh, kiểm tra và xuất trình bổ sung BCT lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức không chỉ của khách hàng mà của cả ngân hàng. Do đó, các CV TTQT cần tăng cƣờng tƣ vấn và hƣớng dẫn khách hàng trong lựa chọn hình thức thanh tốn phù
hợp và các điều khoản có lợi nhất để hạn chế rủi ro tối đa cho khách hàng, xây dựng sự tin tƣởng và yên tâm cho khách hàng.
Về phía nhà nhập khẩu, ngay sau khi ký kết hợp đồng thƣơng mại với nhà xuất
khẩu (nhà XK), nhà nhập khẩu (nhà NK) cần phải dựa trên các thỏa thuận trong hợp đồng để làm cơ sở phát hành L/C. Trong nhiều trƣờng hợp, nhà NK khi đề nghị ngân hàng mở L/C đã đƣa vào một số điều khoản khác so với hợp đồng thƣơng mại hoặc vơ tình (hoặc cố ý) đƣa ra các yêu cầu gây bất lợi cho nhà XK khi xuất trình BCT hợp lệ. Chẳng hạn nhƣ khi khách hàng của ABBANK đƣa ra yêu cầu trong L/C là B/L phải ghi chú là hàng đã bốc lên đích danh một con tàu (SHIPPED ON BOARD A NAMED VESSEL) trong khi điều kiện giao hàng là FCA. Điều kiện “shipped on board a named vessel” chỉ phù hợp với điều kiện giao hàng là FOB hoặc CIF và do vậy trong trƣờng hợp trên, nhà XK sẽ gặp khó khăn và dễ xảy ra tranh chấp phát sinh.
Về phía nhà xuất khẩu, khi tham gia vào phƣơng thức TDCT, nhà XK xuất trình
BCT có bất hợp lệ bắt nguồn từ hai nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất, nhà XK xuất trình BCT khơng phù hợp với các quy định của L/C. Thứ hai là do nhà XK không thể tạo lập đƣợc các chứng từ phù hợp do nhà NK kiểm soát. Chẳng hạn nhƣ trên thực tế, rất nhiều các doanh nghiệp xuất khẩu có nghiệp vụ non kém nên đã dễ dàng chấp nhận L/C có các yêu cầu nhà XK xuất trình các loại chứng từ do nhà NK hay bên thay mặt nhà NK phát hành. Do đó, khi nhà NK khơng có thiện chí hay khơng thể tự mình phát hành các chứng từ đó thì nhà XK không thể lập đƣợc BCT phù hợp với L/C và bị ngân hàng từ chối thanh toán, từ đó dẫn đến phát sinh các tranh chấp khơng đáng có.
Do đó, dựa trên bài viết của Nguyễn Thị Quy (2014) - Tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng L/C và một số gợi ý cho các doanh nghiệp khi tham gia giao dịch; tác giả xin đƣa ra một số khuyến nghị dành cho các khách hàng của ABBANK là các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu để các CV TTQT của ABBANK có thể tƣ vấn nhằm hạn chế các lỗi bất hợp lệ khi xuất trình BCT và giúp quá trình thanh tốn bằng
phƣơng thức TDCT đƣợc diễn ra suôn sẻ, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức hơn.
Thứ nhất, ngay khi phát hiện L/C quy định một loại chứng từ vận tải không phù
hợp, nhà XK cần yêu cầu sửa đổi L/C để tránh xảy ra sai sót khi lập BCT. Để hạn chế rủi ro một cách tối đa, nhà XK cần thông báo đến nhà NK về tuyến đƣờng vận chuyển hàng hóa và loại chứng từ vận tải mà ngƣời vận chuyển phải phát hành để nhà NK có thể phát hành L/C cho phù hợp.
Thứ hai, khi lập BCT thanh toán, các nhà XK hết sức lƣu ý các mô tả hàng hóa trên
hóa đơn thƣơng mại nói riêng và các chứng từ khác nói chung, để đảm bảo các mơ tả hàng hóa này phải phù hợp với yêu cầu của L/C và không đƣợc mâu thuẫn với nhau. Ngoài ra, các nhà XK còn cần phải lƣu ý đến ngày phát hành, ngƣời phát hành, các chữ ký và ghi chú thể hiện trên chứng từ phải phù hợp với các quy tắc trong phiên bản UCP và ISBP đƣợc quy định trong TTD.
Thứ ba, các nhà XK cần hết sức lƣu ý các quy định của UCP khi mua bảo hiểm cho
hàng hóa xuất khẩu. Trên thực tế, các doanh nghiệp tại Việt Nam thƣờng ƣa chuộng xuất khẩu theo điều kiện FOB do đó họ không phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên, điều này vơ tình khiến các doanh nghiệp trở nên yếu kém trong lĩnh vực tạo lập chứng từ liên quan đến việc mua bảo hiểm. Việc thiếu kinh nghiệm trong mua bảo hiểm cho hàng hóa trên thực tế đã khiến nhiều nhà xuất khẩu gặp thua lỗ do chứng từ bảo hiểm lập có bất hợp lệ, khơng đúng với u cầu của L/C và bị ngân hàng từ chối thanh toán.
Thứ tư các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu cần nâng cao trình độ chun mơn cho
các CV xuất nhập khẩu của mình thơng qua các buổi đào tạo nhằm cập nhật các quy định, các luật lệ và tập quán quốc tế về TDCT. Các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu không nên quá ỷ lại vào các ngân hàng trong việc tìm hiểu pháp luật, các thông lệ quốc tế về thanh toán bằng phƣơng thức TDCT. Khơng có gì đảm bảo đƣợc rằng các NHTM Việt Nam đã đƣợc trang bị đầy đủ kinh nghiệm và kiến thức và sẽ
khơng gặp sai sót trong kiểm tra BCT xuất trình theo TTD. Do đó, ngay khi nhận đƣợc thơng báo L/C, các nhà XK không nên vội vã giao hàng ngay mà cần kiểm tra kỹ nội dung TTD.
Thứ năm trƣớc khi tiến hành giao dịch, nhà XK và nhà NK cần kiểm tra kỹ mức
độ tin cậy của đối tác, tính chất của thƣơng vụ và đàm phán kỹ nội dung của hợp đồng trƣớc khi đề nghị mở L/C. Trên thực tế, đã có rất nhiều tranh chấp đáng tiếc xảy ra do các doanh nghiệp khơng tìm hiểu kỹ thơng tin của đối tác nhƣ về năng lực tài chính hay khả năng thực hiện hợp đồng. Và do quá tin tƣởng vào đối tác nên các doanh nghiệp vội vã thực hiện hợp đồng mà không xem xét kỹ tính bất thƣờng của hợp đồng nhƣ các giao dịch quá phức tạp, các quy định trong L/C không rõ ràng…là một trong những nguyên nhân chính gây nên thiệt hại và tranh chấp cho các doanh nghiệp.