Phƣơng pháp kiểm tra bộ chứng từ xuất trình theo L/C

Một phần của tài liệu Vận dụng UCP 600 và ISBP 745 trong thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại trung tâm thanh toán quốc tế ngân hàng TMCP an bình (Trang 53 - 67)

2.1.1 .Giới thiệu về Ngân hàng TMCP An Bình

2.2. THỰC TIỄN VẬN DỤNG UCP600 VÀ ISBP 745 TRONG KIỂM TRA BỘ

2.2.2. Phƣơng pháp kiểm tra bộ chứng từ xuất trình theo L/C

Trước khi tiến hành kiểm tra BCT xuất trình theo L/C, các CV TTQT tại ABBANK

cần thực hiện bước đọc TTD và các tu chỉnh (nếu có) trước tiên.

Đối với TTD nhập khẩu, CV TTQT phải đảm bảo rằng TTD và các tu chỉnh (nếu

có) phải liên quan đến BCT chuẩn bị kiểm tra. Ngoài ra, CV TTQT phải kiểm tra các nội dung khác đƣợc thể hiện trên TTD, cụ thể:

- Ngày và nơi hết hiệu lực của TTD - Các quy định đặc biệt của TTD

- Quy định của TTD về thủ tục đòi tiền, ngân hàng đòi tiền và cách thức gửi BCT - Lập bảng kê theo dõi số lƣợng hàng hóa đƣợc giao (trƣờng hợp TTD có nhiều

mã hàng hóa phức tạp)

Đối với TTD xuất khẩu, CV TTQT phải kiểm tra các nội dung nhƣ sau:

- Tính xác thực của TTD gốc và các tu chỉnh (nếu có)

- Tính đầy đủ của TTD và các tu chỉnh (nếu có) liên quan đến BCT xuất trình. Trƣờng hợp một vài tu chỉnh nào đó khơng xuất trình, cần phải liên hệ với KH để đảm bảo rằng KH không chấp nhận nội dung của tu chỉnh nên không xuất trình

- Số dƣ cịn lại của TTD dựa trên phần ký hậu TTD

- TTD đã đƣợc chuyển nhƣợng lần nào chƣa và số dƣ còn lại sau khi TTD đã đƣợc chuyển nhƣợng (nếu có)

- Đã có BCT nào của TTD đã đƣợc xuất trình trƣớc đó nhƣng chƣa đƣợc thanh tốn khơng và lý do chƣa đƣợc thanh toán

- Các chỉ dẫn về hoàn tiền, cách thức gửi BCT quy định trong TTD có đầy đủ và chính xác khơng, có gây nhầm lẫn khơng. Nếu các chỉ dẫn không đầy đủ và thiếu chính xác, gây hiểu nhầm thì phải liên hệ ngay với NHPH TTD để yêu cầu xác nhận, sửa đổi và bổ sung.

2.2.2.1. Cover Letter (chỉ áp dụng đối với chứng từ L/C nhập khẩu)

Cách thức kiểm tra Cover Letter không được UCP hay ISBP đưa ra hướng dẫn nào cụ thể mặc dù nó đóng vai trị quan trọng trong BCT của L/C nhập khẩu. Vì vậy,

ABBANK đã hướng dẫn các nội dung mà các CV TTQT phải lưu ý khi đọc Cover

Letter, cụ thể là:

- Số hiệu L/C

- Số tiền địi có bằng giá trị hối phiếu (hoặc trị giá tiền mà ngƣời thụ hƣởng L/C đƣợc đòi tiền thể hiện trên đó đơn) trừ đi một số khoản phí đƣợc phép (nếu có) hay khơng?

- Có thể hiện chỉ dẫn trả tiền chƣa?

- Chứng từ đƣợc gửi mấy lần và có đúng theo quy định của L/C không?

- Số lƣợng chứng từ đƣợc liệt kê trên thƣ gửi chứng từ (nếu có). Lƣu ý đối chiếu cả về số lƣợng và tính chất chứng từ thực nhận

- Các bất hợp lệ chứng từ do NH gửi chứng từ phát hiện, liệt kê trên thƣ gửi chứng từ

2.2.2.2. Hối phiếu (Draft): thuộc loại chứng từ tài chính và là một lệnh địi tiền vô

điều kiện của người ký phát hối phiếu dành cho người bị ký phát, yêu cầu người bị

ký phát vào một ngày cụ thể phải trả một số tiền nhất định cho người ký phát hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác.

Trong nội dung này, ABBANK đƣa ra một số gợi ý kiểm tra tham chiếu theo Hối phiếu và h tính ngày đ o hạn trong ISBP 745 và Điều 14(i) UCP 600. Ngồi ra,

ABBANK cịn mở rộng đối tƣợng xác thực và đƣa ra hƣớng dẫn chi tiết hơn về cách xác thực so với ISBP 745. Cụ thể, sửa đổi phải đƣợc xác thực bởi ngƣời phát hành hoặc ngƣời khác ngƣời phát hành với điều kiện phải nêu rõ tƣ cách của ngƣời xác thực, việc xác thực phải nêu tên của ngƣời tiến hành xác thực và chữ ký hoặc chữ ký tắt.

Các bất hợp lệ của hối phiếu ghi nhận tại TT TTQT ABBANK thƣờng xuất phát từ: giá trị của hối phiếu đòi tiền lớn hơn giá trị của L/C (kể cả trong trƣờng hợp dung sai của L/C cho phép), số hiệu L/C và ngày phát hành L/C thể hiện trên hối phiếu khơng chính xác, số tiền bằng số và số tiền bằng chữ ghi trên hối phiếu không giống nhau, hối phiếu chƣa đƣợc ký hậu hoặc sai sót trong tên và địa chỉ của các bên liên quan.

2.2.2.3. Hóa đơn thƣơng mại (Commercial Invoice): thuộc loại chứng từ hàng hóa và là một trong những chứng từ vô cùng quan trọng trong phương thức TDCT vì hầu hết các L/C đều yêu cầu xuất trình loại chứng từ này.

ABBANK tham chiếu theo Điều 18 của UCP 600 và C1 đến C14 trong ISBP 745 để kiểm tra loại chứng từ này. Ngồi ra, ABBANK cịn bổ sung thêm quy định rằng

hó đơn thương mại khơng được thể hiện phần phí và hi phí vượt quá giá trị

của hàng hóa. Bên cạnh những quy định trên, ABBANK đƣa ra thêm Hướng dẫn kiểm tr hó đơn lãnh sự (Consular Invoice), cụ thể nhƣ sau:

- Tất cả các bản gốc đều phải đƣợc ký, ghi ngày tháng phát hành và phải có tiêu đề nhƣ L/C quy định

- Hóa đơn lãnh sự phải liên quan đến hàng hóa địi tiền

- Tất cả sửa chữa, bổ sung, thay đổi… đều phải có đóng dấu của Lãnh sự quán - Hóa đơn lãnh sự phải đƣợc phát hành bởi bên mà L/C quy định hoặc thể hiện

trên bề mặt là đƣợc ký hoặc đƣợc xác thực bởi lãnh sự quán

- Hóa đơn lãnh sự phải thể hiện đầy đủ các nội dung nhƣ quy định của L/C

Theo ghi nhận tại ABBANK, các CV TTQT cho biết các bất hợp lệ thƣờng gặp trong hóa đơn thƣơng mại nhƣ sau:

- Hóa đơn thƣơng mại khơng đƣợc phát hành bởi ngƣời thụ hƣởng

- Sử dụng hóa đơn chiếu lệ (Profoma Invoice) thay cho hóa đơn thƣơng mại. Proforma Invoice là một chứng từ dự thảo, thƣờng đƣợc phát hành bởi nhà xuất khẩu trƣớc khi nhà xuất khẩu và nhập khẩu ký kết hợp đồng. Vì chỉ là một bản dự thảo nên nó có thể đƣợc sửa chữa và điều chỉnh ngay cả khi 2 bên đã ký kết trên cơ sở hóa đơn chiếu lệ. Ngƣợc lại, hóa đơn thƣơng mại có những nội dung tƣơng tự nhƣ hóa đơn chiếu lệ nhƣng hóa đơn thƣơng mại chỉ đƣợc phát hành khi hai bên đã đàm phán xong và nó khơng thể tùy tiện sửa chữa, điều chỉnh. Do đó, hóa đơn chiếu lệ khơng có tính an tồn và tin cậy nên không thể d ng để thay thế cho hóa đơn thƣơng mại.

- Khi L/C có kết hợp cùng với một điều kiện thƣơng mại nhƣng hóa đơn thƣơng mại khơng chỉ ra điều kiện thƣơng mại đó và nguồn của điều kiện thƣơng mại đƣợc đề cập. Ví dụ như khi L/C thể hiện rằng: “TRADE TERMS: CIF HO CHI

MINH SEAPORT, VIET NAM (INCOTERMS 2010)” trong khi đó hóa đơn thương mại chỉ ghi rằng: “CIF HO CHI MINH” thì đây sẽ được xem là một bất

hợp lệ vì thiếu nguồn của điều kiện thương mại (INCOTERMS 2010).

- Hóa đơn thƣơng mại thể hiện một mơ tả hàng hóa hoặc dịch vụ khơng phù hợp với yêu cầu của L/C hoặc thể hiện một hàng hóa hoặc dịch vụ không đƣợc yêu cầu trong L/C. Ví dụ như khi L/C quy định: “45A: Description of Goods and or

Services: Shirts - long sleeve - 980 pieces, shirts - short sleeve - 1510 pieces, long pants - 980 pieces, shorts - 250 pieces”. Tuy nhiên trong Hóa đơn thương mại xuất trình thể hiện rằng: “Shirts - long sleeve - 980 pieces, shirts - short sleeve - 1510 pieces, long pants - 980 pieces, shorts - 250 pieces, Shorts – long

sleeve (FREE OF CHARGE) – 10 Pcs”. Có thể thấy rằng, hóa đơn thương mại

đã chỉ ra mặt hàng không được đề cập trong L/C là “Shorts – long sleeve”, kể

cả khi mặt hàng này được giao miễn phí (free of charge) thì nó vẫn được xem là không phù hợp với yêu cầu của L/C.

2.2.2.4. Phiếu đóng gói (Packing list – P/L): thuộc loại chứng từ hàng hóa và là

một danh sách cung cấp rất nhiều thông tin liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ

mà khơng đề cập đến giá trị của chúng. P/L rất cần thiết cho thủ tục hải quan và

hầu hết đều được yêu cầu xuất trình kèm với hóa đơn thương mại.

Bên cạnh việc tham chiếu đến Điều 14 UCP 600 và phần hƣớng dẫn về Phiếu bao

gói trong ISBP 745, ABBANK bổ sung thêm các quy định, cụ thể là:

- Trƣờng hợp L/C không quy định ngƣời phát hành thì P/L phải đƣợc phát hành bởi ngƣời gửi hàng (trong khi đó, đối với trƣờng hợp trên, ISBP 745 quy định rằng P/L có thể đƣợc phát hành bởi bất cứ tổ chức nào)

Ngoài các bất hợp lệ đã đƣợc ABBANK lƣu ý trong hƣớng dẫn kiểm tra BCT nhƣ: mơ tả hàng hóa trong P/L mâu thuẫn với các chứng từ khác, P/L thể hiện khối lƣợng hoặc trọng lƣợng mâu thuẫn với các chứng từ vận tải hoặc các chứng từ khác, không đƣợc phát hành bởi bên mà L/C yêu cầu, số lƣợng bản gốc xuất trình khơng đủ số lƣợng. Các CV TTQT tại ABBANK còn bổ sung thêm bất hợp lệ thƣờng gặp là số Container khơng phù hợp với vận đơn (bill of lading). (Ví dụ như khi Packing

List thể hiện rằng “Container Number: MSCU 120870-8”, trong khi đó Bill of Lading lại thể hiện là “Container Number: CMAC 400300-6”.)

2.2.2.5. Chứng từ vận tải

a) Vận tải đơn (Bill of lading – B/L): thuộc loại chứng từ vận tải, chỉ dùng để xác

nhận hàng hóa đã được chuyên chở từ cảng đến cảng.

Để kiểm tra loại chứng từ này, ABBANK tham chiếu đến Điều 20 UCP 600 và một vài hƣớng dẫn trong Vận tải đơn của ISBP 745, đồng thời ABBANK không đề cập đến các nội dung: giải tỏa hàng hóa với việc xuất trình nhiều vận tải đơn, tên và địa chỉ của đại lý giao hàng tại cảng dỡ hàng. Riêng về cƣớc phí, ABBANK chỉ yêu cầu vận tải đơn phải thể hiện tình trạng cƣớc phí đã đƣợc/ hoặc sẽ đƣợc thanh toán nhƣ theo quy định của L/C mà không đƣa ra hƣớng dẫn cụ thể nhƣ trong ISBP 745. Ngoài ra, ABBANK đƣa ra một hƣớng dẫn khác khơng có trong UCP 600 và ISBP 745 về chuyển tải, cụ thể: “Nếu B/L thể hiện cụm từ “nhà chuyên chở bảo lưu

quyền chuyển tải (the carrier reserves the right to tranship) thì các CV TTQT sẽ không cần xem xét đến cụm từ trên”.

Các CV TTQT tại ABBANK cho biết, một số bất hợp lệ thƣờng gặp trong B/L mà nhà xuất khẩu thƣờng gặp phải là:

- Cảng xếp hàng (Port of Loading)/ Cảng dỡ hàng (Port of Discharge) khác với yêu cầu trong L/C (ví dụ như L/C quy định trường 44E: Port of Loading/Airport

of Departure: Port of Haifa, Israel và trường 44F: Port of Discharge/Airport of Destination: Port of Toronto, Canada. Bill of Lading thể hiện: Port of Loading: Port of Marseille, France và Port of Discharge: Port of Ulsan, South Korea).

Hoặc trong rất nhiều trƣờng hợp, tên cảng thƣờng sai sót trong chính tả, chẳng hạn nhƣ L/C thể hiện rằng hàng hóa sẽ đƣợc xếp tại CHIBA, JAPAN (Port of loading: CHIBA, JAPAN) tuy nhiên trong B/L lại thể hiện rằng hàng hóa đƣợc xếp tại CHIBAT (Port of loading: CHIBAT, JAPAN). Để quyết định đây là một lỗi chính tả có thể bỏ qua hay là một bất hợp lệ, các CV TTQT tại ABBANK sẽ xác minh xem ở Nhật có tồn tại cảng CHIBAT hay khơng. Nếu khơng, thì đây sẽ đƣợc cho là lỗi chính tả, ngƣợc lại, đây sẽ đƣợc xem là bất hợp lệ vì mâu thuẫn dữ liệu.

- Tổng trọng lƣợng (Gross Weight) thể hiện trong B/L khác với P/L

- Xuất trình B/L khơng hoàn hảo (Unclean Bill of Lading Presented). Các dấu hiệu để nhận biết B/L có hồn hảo (clean) hay khơng, khơng phụ thuộc vào sự hiện diện của chữ “clean”. Thay vào đó, chỉ cần B/L khơng có các ghi chú về các khiếm khuyết hay tình trạng khơng tốt của hàng hóa là đủ.

- Khơng chỉ rõ tên của ngƣời chuyên chở hoặc B/L không đƣợc ký theo nhƣ quy định của UCP

- Thể hiện phụ phí khi L/C khơng cho phép - Giao hàng trễ

- Ghi chú “On board” không nêu tên tàu cụ thể

Để minh họa cho một vài lỗi sai biệt trên, tác giả sử dụng hồ sơ L/C số

LCN031917S0 phát hành ngày 29/08/2017 (Phụ lục 5) tại TT TTQT ABBANK là ví dụ. Có thể thấy rằng, B/L của bộ hồ sơ này đã có các lỗi sai biệt như sau:

- Sai ngày L/C. Cụ thể, trong L/C quy định trường 31C: Date of Issue: 170829 (29/08/2017), tuy nhiên trong B/L thể hiện ngày phát hành của L/C là 16/11/2017.

- Net weight mâu thuẫn với Invoice và P/L. Cụ thể, B/L thể hiện Net weigtht là 9589.00 kg, trong khi đó Invoice và P/L 9586.00 kg.

- Ghi chú “on board” không nêu tên tàu cụ thể. Cụ thể: L/C quy định trường 43T: Transshipment: ALLOWED

Pre – carriage by: Place of receipt: CHENNAI, INDIA Vessel/ Flight: MAERSK

Vessel/ Flight 2: MS TIGER

Place of loading: CHENNAI, INDIA

Do B/L thể hiện hàng hóa sẽ được chuyển tải bằng 2 tàu là MAERSK và MS

TIGER, tuy nhiên trên bề mặt B/L chỉ thể hiện “SHIPPED ON BOARD 16 OCT

2017” mà khơng ghi rõ rằng hàng hóa đã được xếp lên con tàu cụ thể nào, do đó ABBANK đã xem đây là một bất hợp lệ.

b) Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter party Bill of Lading - CPBL)

CPBL là chứng từ vận tải có các quy định dẫn chiếu đến một hợp đồng thuê tàu (một hợp đồng đƣợc thỏa thuận giữa ngƣời thuê tàu và chủ tàu). Điểm khác biệt lớn nhất giữa CPBL và B/L là B/L đƣợc phát hành bởi các hãng tàu và thƣờng là chủ tàu thì trái lại, CPBL đƣợc phát hành bởi ngƣời thuê tàu cho nhà xuất khẩu. Khi xuất trình vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (nếu đƣợc L/C cho phép), thƣờng thì nhà xuất khẩu chỉ xuất trình vận đơn và khơng gửi kèm hợp đồng th tàu, lý do là vì nếu có gửi kèm hợp đồng th tàu thì ngân hàng cũng khơng kiểm tra (Điều 22(b) UCP 600). Do đó, nếu có bất cứ rủi ro liên quan đến hàng hóa xảy ra, các NHPH phải sử dụng hợp đồng thuê tàu để giải quyết tranh chấp và nhƣ vậy sẽ phải thông qua nhà xuất khẩu. Điều này cho thấy CPBL tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho các ngân hàng và nhà nhập khẩu, do đó các ngân hàng thƣờng không chấp nhận loại vận đơn này (Manabesh Hota 2017).

Để kiểm tra chứng từ này, ABBANK tham chiếu đến Điều 22 UCP 600 và trích dẫn các hƣớng dẫn trong Vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu trong ISBP 745. Tuy nhiên chỉ có duy nhất một quan điểm khác biệt so với ISBP 745, đó là các vận đơn thể hiện các cụm từ nhƣ “Tanker Bill of lading” thì sẽ đƣợc cho là phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu mà không cần xét đến vận tải đơn đó có dẫn chiếu đến một hợp đồng thuê tàu nào hay không.

Về các bất hợp lệ trên CPBL gần nhƣ tƣơng tự với B/L, bên cạnh đó số lƣợng CPBL đƣợc xử lý tại ABBANK là rất ít vì tính chất rủi ro và dễ dẫn đến tranh chấp của nó. Sau đây, tác giả xin đƣa ra một trƣờng hợp đã xảy ra tại ABBANK khi nhà nhập khẩu đồng ý cho nhà xuất khẩu xuất trình CPBL.

Theo yêu cầu của Công ty A (Việt Nam), ABBANK phát hành L/C thanh tốn hợp đồng mua bán với cho cơng ty B (Ấn Độ) và trong L/C có quy định đồng ý

cho cơng ty B xuất trình CPBL.

Sau khi gửi hàng, cơng ty B đã xuất trình BCT khơng kèm hợp đồng thuê tàu đến

ABBANK và đề nghị thanh toán. ABBANK sau khi kiểm tra bề mặt BCT thấy

BCT hoàn hảo nên đã thanh tốn cho cơng ty B và ký hậu để khách hàng đi lấy hàng theo L/C.

Công ty A phản hồi với ABBANK rằng họ không đổi được lệnh nhận hàng do

Một phần của tài liệu Vận dụng UCP 600 và ISBP 745 trong thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại trung tâm thanh toán quốc tế ngân hàng TMCP an bình (Trang 53 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)