Những điểm mới nổi bật của ISBP 745 so với ISBP 681

Một phần của tài liệu Vận dụng UCP 600 và ISBP 745 trong thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại trung tâm thanh toán quốc tế ngân hàng TMCP an bình (Trang 34 - 41)

7. Bố cục của khóa luận

1.2. TỔNG QUAN VỀ UCP600 VÀ ISBP 745

1.2.3. Những điểm mới nổi bật của ISBP 745 so với ISBP 681

Tổng quan, số lƣợng quy tắc của ISBP 745 so với 681 tăng lên 95 quy tắc (từ 185 tăng lên 280 quy tắc), do sự bổ sung của nhóm soạn thảo về các vấn đề liên quan đến: giấy gửi hàng đƣờng biển khơng chuyển nhƣợng; phiếu đóng gói; bảng kê trọng lƣợng; giấy chứng nhận của ngƣời thụ hƣởng; giấy chứng nhận phân tích, giám định, y tế, kiểm dịch thực vật, số lƣợng và các giấy chứng nhận khác.

1.2.3.1. Phần mở đầu

Sự thay đổi dễ nhận ra nhất và cũng quan trọng nhất đã tác động đến tính chất của ISBP phiên bản mới đó chính là sự thay đổi trong tên gọi. ISBP 745 với tên gọi đầy đủ là International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under UCP 600 – ISBP 2013 ICC Publication No. 745 đã nhấn mạnh rằng phiên bản mới này hoàn toàn gắn liền và có quan hệ không tách rời với UCP 600, điều này cũng đƣợc khẳng định lại trong phần Mở đầu, mục Phạm vi áp dụng của ISBP 745. Trong khi đó, ISBP 681 với tên gọi International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under Documentary Credits – ISBP 681 2007 ICC chỉ khẳng định mối quan hệ gắn liền của nó với tín dụng chứng từ. Ngoài ra, dựa vào định nghĩa bản chất của tín dụng (Điều 4) trong UCP 600, ISBP 745 cịn bổ sung rằng không chỉ TTD mà bất cứ sửa đổi nào kèm theo đều độc lập với các hợp đồng mua bán và hợp đồng là cơ sở của tín dụng.

1.2.3.2. Các nguyên tắc chung

Theo nghiên cứu của Th.S Vũ Thị Hải Minh – Những điểm khác biệt trong phần mở đầu và những nguyên tắc chung của ISBP 745 so với ISBP 681 (năm 2014), sự khác biệt về trong phần các nguyên tắc chung chủ yếu là:

Về chữ viết tắt, đối với ISBP 681, chữ viết tắt chỉ đƣợc chấp nhận khi nó là những

chữ viết tắt thơng dụng, ví dụ nhƣ Ltd thay cho Limited, Co. thay cho Company và ngƣợc lại. Đồng thời, theo quan điểm của ISBP 681, ký hiệu “/” có thể hàm chứa rất nhiều ý nghĩa khác nhau, cho nên chỉ đƣợc sử dụng trong ngữ cảnh rõ ràng và không nên sử dụng để thay thế cho một từ. Đối với ISBP 745, chữ viết tắt đƣợc mở rộng phạm vi áp dụng khi bổ sung rằng miễn là TTD sử dụng từ viết tắt thì BCT xuất trình đƣợc phép thể hiện những từ viết tắt đó hoặc bất cứ chữ viết tắt nào giống nhƣ thế nhƣng phải c ng nghĩa hoặc đúng chỉnh tả hoặc ngƣợc lại. Ngoài ra, ở phiên bản này, quy định về sử dụng ký hiệu “/” và bổ sung thêm ký hiệu “,” trong ngữ cảnh không rõ ràng cũng đƣợc giải thích rõ. Theo đó, nếu TTD có điều khoản sử dụng ký hiệu “/” hoặc “,” mà khơng có bất kỳ sự giải thích nào thêm, thì ký hiệu này đƣợc hiểu là cho phép sử dụng một hoặc nhiều quyền chọn.

Ví dụ: TTD quy định “Đỏ/Xanh/Đen” đồng thời khơng kèm sự giải thích nào thêm,

thì được hiểu là Đỏ hoặc Xanh hoặc Đen hoặc bất cứ sự phối trộn nào giữa các

màu sắc này đều được chấp nhận.

Về các giấy chứng nhận, sự chứng nhận, lời khai và bản tuyên bố; ISBP 681 chỉ

đề cập đến quy định về việc ký và ghi ngày tháng đối với sự chứng nhận và lời khai đồng thời khơng kèm theo ví dụ cụ thể hƣớng dẫn nào. Trong khi đó, ISBP 745 mở rộng phạm vi quy định khi đề cập thêm đến giấy chứng nhận và bản tuyên bố. Cụ thể, giấy chứng nhận, sự chứng nhận, lời khai và bản tuyên bố phải đƣợc ký. Bên cạnh đó, việc có cần ghi ngày tháng hay không sẽ phụ thuộc vào loại của những chứng từ kể trên, và cách diễn đạt của các điều khoản quy định trong TTD. Ngồi ra, ISBP 745 cịn đƣa ra một ví dụ rất rõ ràng nhƣ sau:

“TTD yêu cầu xuất trình một giấy chứng nhận do người chuyên chở hoặc đại lý của

nó phát hành xác nhận tuổi tàu chuyên chở nhỏ hơn 25 tuổi, thì giấy chứng nhận có thể chứng minh bằng cách chỉ ra rằng:

i. Ngày hoặc năm đóng tàu, và với ngày hoặc năm đó khơng được quá 25 năm

trước ngày giao hàng hoặc năm mà việc giao hàng được tiến hành, trong trường hợp này, ngày phát hành không cần thiết phải ghi, hoặc

ii. Trong trường hợp mà những từ ngữ quy định trong TTD yêu cầu phải ghi ngày phát hành, do đó chứng minh được rằng cho đến ngày đó thì tuổi của

tàu chun chở vẫn chưa quá 25 năm.”

Về các bản sao của chứng từ vận tải quy định từ điều 19 – 25, ISBP 681 khẳng

định rằng những bản sao của chứng từ vận tải khơng đƣợc chấp nhận, do đó không thể áp dụng các điều từ 19 – 25 trong UCP 600 và điều 14(c) vì các điều khoản này chỉ áp dụng cho chứng từ vận tải bản gốc. Trong khi đó, theo quan điểm của ISBP 745 bổ sung và chỉnh sửa thêm rằng, bản sao của chứng từ vận tải không đƣợc áp dụng các điều khoản từ 19 – 25 trong UCP 600, và chỉ đƣợc kiểm tra trong phạm vi đã quy định rõ trong TTD, nếu khơng thì phải kiểm tra theo điều 14(f) UCP 600. Ngồi ra, vì khơng phải là bản gốc, nên các bản sao chứng từ vận tải trên sẽ không áp dụng thời hạn xuất trình là 21 ngày lịch nhƣ theo quy định tại điều 14(c) UCP 600 hay bất cứ thời hạn xuất trình bản gốc chứng từ vận tải nào mà TTD quy định. Thay vào đó, các bản sao chứng từ vận tải này đƣợc phép xuất trình bất cứ lúc nào miễn là không muộn hơn ngày hết hạn của TTD hoặc khi TTD quy định rõ ràng về thời hạn xuất trình các bản sao chứng từ vận tải.

Về các phép tính tốn, trong ISBP 681 quy định rằng ngân hàng sẽ không kiểm tra

các phép tính tốn chi tiết trong chứng từ mà chỉ có nghĩa vụ kiểm tra tổng giá trị so với TTD và các chứng từ yêu cầu khác. Trong khi đó, ISBP 745 bổ sung thêm rằng, nếu chứng từ xuất trình thể hiện các phép tính tốn thì ngân hàng phải xác định rằng tổng số nói trên so với các tiêu chuẩn nhƣ số tiền, số lƣợng, khối lƣợng và số bao gói, khơng đƣợc mâu thuẫn với chứng từ hay bất kỳ chứng từ quy định nào.

Tuy nhiên, ISBP 745 không đề cập đến vấn đề ngân hàng có cần phải kiểm tra các phép tính tốn nhƣ trong ISBP 681 đã từng quy định hay không. Câu hỏi đặt ra là liệu ngân hàng có phải tính tốn lại các phép tính để xác định xem tổng số tiền hoặc tổng số lƣợng có chính xác nhƣ thể hiện trên hóa đơn hay khơng?

Về điều kiện phi chứng từ và mâu thuẫn dữ liệu, mặc d đây là một vấn đề rất quan trọng tuy nhiên ISBP 681 lại không thể hiện hƣớng dẫn nào. Ngƣợc lại, ISBP 745 bổ sung hƣớng dẫn về trƣờng hợp TTD chứa những điều kiện phi chứng từ kèm theo ví dụ cụ thể. Theo đó, khi TTD có những điều khoản mà khơng quy định loại chứng từ nào phải đƣợc xuất trình để chứng minh sự phù hợp với những điều khoản đó (các điều khoản nhƣ vậy đƣợc gọi là điều khoản phi chứng từ), thì bất kỳ chứng từ nào đƣợc yêu cầu xuất trình theo TTD khơng cần chứng minh sự phù hợp với những điều kiện đó. Tuy nhiên, dữ liệu thể hiện trên các chứng từ xuất trình theo TTD khơng đƣợc mâu thuẫn với những điều kiện phi chứng từ đƣợc quy định trong TTD. Có thể hình dung về quy định này qua ví dụ sau đây:

L/C quy định “packing in wooden cases” (đóng gói trong các thùng gỗ) nhưng

không quy định rằng loại chứng từ nào cần xuất trình để thể hiện việc hàng hóa được đóng trong thùng gỗ, do đó các chứng từ xuất trình khơng cần phải chứng minh hàng hóa có được đóng trong các thùng gỗ hay không. Tuy nhiên, nếu các

chứng từ xuất trình theo TTD thể hiện rằng hàng hóa đã được đóng gói theo kiểu, hoặc chất liệu khác thì được xem là mâu thuẫn dữ liệu.

Về chứng từ kết hợp, ISBP 745 bổ sung thêm quy định rằng, một chứng từ đƣợc

yêu cầu xuất trình theo L/C mà chứng từ này có nhiều hơn một chức năng, thì có thể xuất trình với tƣ cách một chứng từ kết hợp hoặc các chứng từ riêng lẻ thể hiện cho mỗi chức năng.

1.2.3.3. Hối phiếu

Về người bị ký phát, trong ISBP 681 quy định, hối phiếu phải do ngƣời thụ hƣởng

ký phát và ngƣời bị ký phải là một bên (party) đã đƣợc quy định trong L/C (quy tắc 52 ISBP 681). Tuy nhiên, đến phiên bản ISBP 745, nhóm soạn thảo đã điều chỉnh

quy định này để phù hợp với Điều 6(c) trong UCP 600, cụ thể ngƣời thụ hƣởng vẫn phải là ngƣời ký phát hối phiếu, tuy nhiên ngƣời bị ký phát phải là một ngân hàng (bank) đƣợc quy định trong L/C (Nguyễn Hữu Đức, 2014).

Về thời hạn và ngày đ o hạn, ISBP 745 gần nhƣ giữ nguyên các quy tắc về thời

hạn của hối phiếu và chỉ bổ sung đồng thời kết hợp các Điều 43(e) và 43(f) để tính ngày đáo hạn của hối phiếu dựa trên vận tải đơn đƣợc xuất trình theo hối phiếu thành ba trƣờng hợp nhƣ sau:

 Nếu vận tải đơn đó thể hiện hàng hóa đƣợc dỡ từ tàu này sang tàu khác (chuyển tải) và có ghi chú nhiều ngày bốc hàng lên tàu, thì ngày sớm nhất trong các ngày đó sẽ đƣợc d ng để tính ngày đáo hạn.

 Nếu vận tải đơn đó thể hiện rằng việc giao hàng trên cùng một con tàu và có ghi chú nhiều ngày bốc hàng lên tàu, thì ngày muộn nhất trong các ngày đó sẽ đƣợc d ng để tính ngày đáo hạn.

 Nếu có nhiều bộ vận tải đơn đƣợc xuất trình theo hối phiếu thì ngày bốc hàng lên tàu muộn nhất sẽ đƣợc d ng để tính ngày đáo hạn.

Theo quan điểm của ISBP 681, thì ngày đáo hạn của hối phiếu phải phù hợp (in accordance) với những yêu cầu quy định trong L/C. Đồng thời, đƣa ra các trƣờng hợp để xác định ngày đáo hạn của hối phiếu dựa trên việc ngân hàng trả tiền có thơng báo từ chối BCT hay không. Mặt khác, ISBP 745 đã đƣa những quy định rõ ràng hơn về ngày đáo hạn của hối phiếu, theo đó “ngày đáo hạn của hối phiếu phải đƣợc phản ánh trong các điều khoản quy định L/C”. Bên cạnh đó, các yếu tố nhƣ BCT có đƣợc xuất trình phù hợp hay khơng, hoặc nếu BCT xuất trình phù hợp thì ngân hàng trả tiền có thơng báo từ chối hay khơng và ngân hàng trả tiền có phải là ngân hàng phát hành hay không; đều là cơ sở để xác định ngày đáo hạn của hối phiếu (Đỗ Thành Trung, 2014).

Về số tiền, ISBP 745 bổ sung quy định rằng trong trƣờng hợp số tiền bằng số khơng

phản ánh đúng số tiền bằng chữ thì số tiền bằng chữ sẽ đƣợc kiểm tra trƣớc.

Về mơ tả hàng hóa, các dịch vụ hoặc thực hiện và những vấn đề chung khác có liên qu n đến hó đơn; ở ISBP 745 bổ sung thêm quy định về việc hóa đơn có thể

thêm các dữ liệu miễn là không thể hiện sự khác nhau về bản chất, chủng loại và loại hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện. Bên cạnh đó, ISBP 745 cịn cho rằng hóa đơn có thể chỉ ra một khấu trừ do thanh tốn trƣớc hoặc chiết khấu mà khơng đƣợc quy định trong L/C (trong khi đó ISBP 681 lại quy định hóa đơn chỉ phải thể hiện các chiết khấu và giảm giá đã đƣợc quy định trong L/C) (Nguyễn Hữu Đức, 2014).

Về thanh toán và giao hàng nhiều lần (instalment drawings or shipments), ISBP

745 đã đƣa ra những hƣớng dẫn cụ thể hơn so với ISBP 681 và UCP 600, giúp phân biệt giữa thanh toán và giao hàng nhiều lần với thanh toán và giao hàng từng phần (partial drawings or shipments). Theo đó, khi L/C quy định các khoảng thời gian, cụ thể là một chuỗi các ngày tháng quyết định ngày bắt đầu và kết thúc cho mỗi lần giao hàng, thì Điều 32 UCP 600 về thanh toán và giao hàng nhiều lần sẽ đƣợc áp dụng.

Đối với trƣờng hợp L/C chỉ quy định một số ngày chậm nhất để giao hàng và không kèm theo một khoảng thời gian cụ thể nào, việc xuất trình sẽ phải tuân thủ các quy định về giao hàng và thanh toán từng phần tại Điều 31 UCP 600. Ngồi ra, khi cho phép thanh tốn và giao hàng từng phần thì thanh tốn hoặc giao hàng nhiều đợt trong mỗi lần giao hàng là đƣợc phép, đồng thời có thể thanh tốn hoặc giao hàng vào hoặc trƣớc ngày thanh toán hoặc giao hàng chậm nhất (Đỗ Thành Trung, 2014).

1.2.3.5. Các chứng từ vận tải đƣợc quy định từ điều 19 – 25 UCP 600

Không chỉ hƣớng dẫn về ký hậu vận đơn nhƣ trong ISBP 681, ISBP 745 còn triển khai hƣớng dẫn về các vấn đề nhƣ phát hành, ngƣời chuyên chở, nhận dạng ngƣời chuyên chở và ký chứng từ vận tải đa phƣơng thức.

Trong khi ISBP 681 chỉ đƣa ra hƣớng dẫn về ghi chú “hàng đã bốc lên tàu” (on board) thì ISBP 745 đƣa ra thêm quy định rõ ràng và rất đầy đủ về các vấn đề khác nhƣ: ngày giao hàng, nơi nhận hàng và cảng bốc hàng. Riêng quy định về ghi chú “on board”, ISBP 745 đã tham khảo và chỉnh sửa để phù hợp với đề xuất của Uỷ

ban ngân hàng (Recommendation of Banking Commission) theo văn bản số 470/1128revfinal – 22/4/2010 (Nguyễn Hữu Đức, 2014).

1.2.3.6. Chứng từ bảo hiểm và bảo hiểm

Về ngày tháng, rút kinh nghiệm từ việc ISBP 681 đƣa ra những hƣớng dẫn khó hiểu

dẫn đến nhiều tranh chấp, ISBP 745 đã đƣa ra những hƣớng dẫn cụ thể về vấn đề này, điển hình là chứng từ bảo hiểm khơng đƣợc quy định ngày hết hạn xuất trình đối với bất kỳ khiếu nại nào. Đồng thời, ngày có hiệu lực của chứng từ bảo hiểm không đƣợc muộn hơn ngày giao hàng. Trong trƣờng hợp chứng từ bảo hiểm không thể hiện ngày phát hành hoặc ngày có hiệu lực, thì ngày ký đối chứng sẽ đƣợc xem là ngày bảo hiểm có hiệu lực.

Ngồi ra, về bên được bảo hiểm, ISBP 745 khơng khuyến khích L/C quy định

chứng từ bảo hiểm đƣợc phát hành “cho ngƣời cầm chứng từ” (to bearer) hay “theo lệnh” (to order), mà L/C nên quy định rõ tên của bên đƣợc bảo hiểm (Nguyễn Hữu Đức, 2014).

1.2.3.7. Các chứng từ khác

Đối với giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), và các chứng từ khác không đƣợc đề cập trong ISBP 681 (phiếu đóng gói, bảng kê trọng lƣợng, chứng nhận của ngƣời thụ hƣởng, các chứng nhận phân tích, giám định, y tế, kiểm dịch thực vật, số lƣợng, chất lƣợng và các chứng nhận khác); ISBP 745 triển khai hƣớng dẫn chi tiết theo các đặc điểm nhƣ sau: yêu cầu cơ bản và chức năng của chứng từ, ngƣời phát hành, nội dung của chứng từ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Từ những khái niệm cơ bản về phƣơng thức TDCT và nghĩa vụ của các bên liên quan trong giao dịch, có thể thấy rằng đây là một phƣơng thức thanh toán rất phức tạp do có sự tham gia của rất nhiều chủ thể với trách nhiệm khác nhau. Mặc dù là một phƣơng thức thanh tốn khá an tồn tuy nhiên phƣơng thức TDCT vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các bên tham gia giao dịch. Để hạn chế tối đa những rủi ro và tranh

chấp phát sinh, phƣơng thức TDCT đƣợc điều chỉnh bởi những quy tắc và tập quán của quốc tế đƣợc ban hành bởi Phòng Thƣơng mại quốc tế ICC, cụ thể là UCP và ISBP. Những thay đổi quan trọng trong nội dung giữa UCP 600 và UCP 500, giữa ISBP 745 và ISBP 681 cho thấy Nhóm soạn thảo của ICC đã rất nỗ lực trong việc hồn thiện về khơng chỉ mặt nội dung mà cịn cả về hình thức theo hƣớng vừa mở rộng phạm vi điều chỉnh đồng thời đƣa ra những hƣớng dẫn chi tiết hơn. Điều này vơ c ng có ý nghĩa trong việc hạn chế rủi ro và các tranh chấp khơng đáng có phát sinh trong phƣơng thức TDCT.

CHƢƠNG II: THỰC TIỄN VẬN DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 745 TRONG KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ THEO PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TRUNG TÂM THANH TOÁN QUỐC TẾ NGÂN HÀNG TMCP AN

Một phần của tài liệu Vận dụng UCP 600 và ISBP 745 trong thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại trung tâm thanh toán quốc tế ngân hàng TMCP an bình (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)