CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NHTM

Một phần của tài liệu Khóa luận tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.3 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NHTM

Bên cạnh các nhân tố của rủi ro tín dụng tác động đến khả năng sinh lời của NHTM sẽ được làm rõ, mục này cũng phân tích các nhân tố vi mô tác động đến khả năng sinh lời của NHTM. Đồng thời đề cập tới một số nhân tố vĩ mơ góp phần tác động đến khả năng sinh lời của một NHTM.

2.3.1Yếu tố vi mô của các NHTM Quy mô ngân hàng (BS) Quy mô ngân hàng (BS)

Quy mơ ngân hàng được tính bằng tỷ lệ của tổng tài sản ngân hàng trên tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng (Williams (2007)). Các ngân hàng lớn thường được mong đợi bởi có sự chênh lệch lãi suất thấp khiến quy mô và khả năng đầu tư vào công nghệ của nền kinh tế được nâng cao hiệu quả. Do đó, sẽ có ưu thế hơn trong việc nắm giữ quyền lực thị trường và có đủ điều kiện thuận lợi để hoạt động một cách tối ưu. Đồng thời, các ngân hàng lớn có khả năng cao hơn trong việc chấp nhận rủi ro vì được cho là có khả năng xử lý rủi ro tốt hơn, các ngân hàng lớn cũng khá linh hoạt với việc dịch chuyển kỳ hạn bằng cách giảm phí bảo hiểm.

2.3.2Yếu tố vĩ mơ

Trong các nghiên cứu trên thế giới và trong nước, đã có rất nhiều bài nghiên cứu tìm ra được các nhân tố vĩ mô tác động đến khả năng sinh lời của NHTM. Vậy nên, trong bài nghiên cứu này, tác giả xin trình bày các nhân tố: tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát làm đại diện cho môi trường vĩ mô trong việc xem xét tác động của môi trường vĩ mô đến khả năng sinh lời của NHTM.

2.3.2.1 Tỷ lệ lạm phát (INF)

Lạm phát có thể được hiểu là hiện tượng xảy ra khi mức giá chung trong nền kinh tế tăng kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Có nghĩa là, khi mức chung của giá cả tăng lên, mỗi đơn vị tiền tệ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn, do đó giảm sức mua của tiền. Theo Pasiouras và Kosmidou (2007), khi mức lạm phát ngồi tầm kiểm sốt thì dẫn đến chi phí tăng cao, tới một mức nào đó nó sẽ phá hủy tồn bộ nền kinh tế. Lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế. Khi tốc độ lạm phát vừa phải từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như thúc đẩy tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu, giảm bớt thất nghiệp, …

Trên thực tế, các nghiên cứu trước đây như Abreu và Mendes (2000) tại các quốc gia ở châu Âu hay Sufian và Chong (2008) tại Philippines cho rằng trong quá trình

nghiên cứu, lạm phát gia tăng là ngoài dự kiến của ngân hàng và kết quả là gia tăng trong chi phí cao hơn mức gia tăng trong thu nhập tương ứng. Ngoài ra, ở Việt Nam lạm phát tăng cao là một trong các nguyên nhân dẫn đến chạy đua lãi suất tại các NHTM nhằm giữ chân khách hàng và huy động vốn. Ngân hàng tăng lãi suất huy động gần bằng cho vay, dẫn đến khả năng thua lỗ trong hoạt động tín dụng cao. Và sự gia tăng trong lãi suất cho vay là kết quả của việc tăng lãi suất huy động khiến cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư vay vốn. Điều này gây ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng vì thu nhập từ lãi là nguồn thu chủ yếu của các NHTM tại Việt Nam (Phan Thu Hiền và Phan Thị Mỹ Hạnh, 2013).

2.3.2.2 Tốc độ tăng trưởng (GDP)

Tốc độ tăng trưởng GDP được đại diện với chỉ số tăng trưởng tổng thu nhập quốc nội hàng năm. Tốc độ tăng trưởng GDP dùng để đo lường hoạt động kinh tế, mức tiến bộ của nền kinh tế quốc gia, là giá trị được tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được quốc gia sản xuất ra trong một năm. Theo Islam và Nishiyama (2016), GDP cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu và tiền gửi và cho vay của hoạt động ngân hàng. Tăng trưởng kinh tế mang lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế. Các nhà đầu tư tìm thấy nhiều dự án đầu tư và tạo cho các ngân hàng cơ hội để tài trợ vay vốn. Từ đó ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động của ngân hàng. Còn khi nền kinh tế không ổn định, hoạt động ngân hàng cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, Owoputi (2014) đã dựa trên số liệu thứ cấp của các ngân hàng tại Nigeria giai đoạn từ 1998 đến 2012 để tìm các tác động đến khả năng sinh lời trong ngân hàng thông qua ROA, ROE, NIM. Tác giả đã sử dụng mô tả thống kê, ma trận tương quan và phương pháp ước lượng Random Effect để đưa đến kết luận GDP tác động cùng chiều với cả 3 chỉ số sinh lời. Tương tự, nhóm các tác giả Roman và Tomuleasa (2012), Flamini và cộng sự (2009), Duraj và Moci (2015) đã chứng minh tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

2.3.2.3 Khủng hoảng kinh tế 2008 – 2009 (DUMMY)

Tác giả đưa thêm yếu tố biến giả là tác động của khủng hoảng tài chính, nhằm xét xem rằng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính các năm 2008 và năm 2009 có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam.

Theo nghiên cứu của Dietrich và Wanzenried (2011), các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khốn có nhiều lợi ích trong cuộc khủng hoảng hơn những ngân hàng không được niêm yết. Bởi ROE phản ảnh nỗ lực tối đa hóa của các cổ đơng, thực tiễn thường thấy ở các ngân hàng niêm yết. Do đó, một số ngân hàng niêm yết có thể giảm hiệu quả vốn chủ sở hữu của mình nhằm làm tăng ROE. Tương tự, theo Beltratti và Stulz (2009), các ngân hàng với vốn cấp 1 cao, nhiều tiền gửi và cho vay nhiều hoạt động tốt hơn trong cuộc khủng hoảng. Các ngân hàng ở các nước với sự giám sát vốn chặt chẽ có lợi nhuận cao hơn bởi sự can thiệp nhiều hơn của các nhà quản lý trong cuộc khủng hoảng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)