CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.4 TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG
2.4.2.2 Tác động cùng chiều của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời
Afriyie và Akotey (2012) dựa trên phương pháp dữ liệu bảng được tổng hợp từ nguồn dữ liệu thứ cấp ở báo cáo tài chính của 10 ngân hàng nông thôn tại Ghana từ giai đoạn 2006 – 2010. Trong mơ hình, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) được sử dụng như chỉ số khả năng sinh lời trong khi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay (NLPR) và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là chỉ số quản lý rủi ro tín dụng. Dựa vào kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực đáng kể giữa các khoản nợ xấu và khả năng sinh lời của các ngân hàng, mặc dù có những tổn thất khi cho vay nhưng các ngân hàng vẫn kiếm được lợi nhuận. Điều này cho thấy các ngân hàng này vẫn chưa có biện pháp quản trị rủi ro đúng đắn và hiệu quả. Về mặt lý thuyết, tỷ lệ nợ xấu làm giảm mức lợi nhuận của ngân hàng nhưng trong tình huống này nợ xấu đang gia tăng lợi nhuận theo tỉ lệ tương ứng, có nghĩa là các ngân hàng này chưa có thước đo hiệu quả để đối phó quản lý tín dụng. Cịn tỷ lệ an tồn vốn (CAR) tuy có tác động tích cực nhưng khơng đáng kể.
Muthee (2009) nghiên cứu khoảng thời gian 2000 - 2009 nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa quản lý rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời của 30 NHTM ở Kenya. Cả hai phương pháp định tính và định lượng đều được sử dụng trong bài nghiên cứu. Mơ hình hồi quy được sử dụng để làm phân tích thực nghiệm. Trong mơ hình, ROE được định nghĩa là chỉ số khả năng sinh lời trong khi NPLR là chỉ số quản lý rủi ro tín dụng. Các dữ liệu chính được thu thập thông qua một bảng câu hỏi; các thông tin được phân tích qua thống kê mơ tả. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo hàng năm của các NHTM. Nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy để thiết lập các mối liên hệ giữa NPLR và ROE. Những phát hiện và phân tích cho thấy quản lý rủi ro tín dụng có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời trong các NHTM được phân tích. NPLR có tác động cùng chiều đến chỉ số lợi nhuận (ROE). Các kết quả thu được từ mơ hình hồi quy cho thấy có tác động của quản lý rủi ro tín dụng đối với khả năng sinh lời ở mức hợp lý.
Saeed và Zahid (2016) dựa trên dữ liệu của 5 ngân hàng tại Anh giai đoạn 2007 – 2015 đã chỉ ra được rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro tín dụng và khả
năng sinh lời. Điều này có nghĩ là dù sau những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008, các ngân hàng tại Anh vẫn chịu rủi ro tín dụng và kiếm thu nhập từ lãi suất, lệ phí, hoa hồng,… Kết quả cũng cho thấy quy mơ ngân hàng, địn bẩy tài chính, và tăng trưởng cùng chiều với lợi nhuận. Tuy nhiên, một vài tác động ngược chiều chỉ ra rằng rủi ro tín dụng cải thiện khả năng sinh lời của ngân hàng. Do đó, các ngân hàng nên tự tin với việc giảm lãi suất cho vay, và giảm các lệ phí cũng như hoa hồng. Đồng thời, quan trọng không kém, người cho vay cần phải trả đầy đủ khoản nợ đúng thời hạn đã được ấn định trong hợp đồng. Quan điểm tương tự với nghiên cứu của Boahene và cộng sự (2012) có nhận định rằng rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chính gây nên các vấn đề nghiêm trọng của ngân hàng. Qua việc nghiên cứu 6 NHTM từ 2005 – 2009 tại Ghana, kết quả cho thấy các chỉ số của rủi ro tín dụng đều tác đồng cùng chiều và có mức độ ý nghĩa với khả năng sinh lời. Đồng thời, quy mơ ngân hàng, tăng trưởng tín dụng cũng cùng chiều với lợi nhuận.
Isanzu (2017), tác giả đã dựa trên số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng Trung Quốc trong giai đoạn từ 2008 đến 2014. Các dữ liệu thu thập được được phân tích bằng cách sử dụng phần mềm thống kê E-views 8 và đã được kiểm tra thơng qua thống kê mơ tả, phân tích tương quan và phương pháp ước lượng OLS để chỉ ra được rằng ROA chịu sự tác động cùng chiều với tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu, phí tổn thất cho vay. Do đó, các nhà quản trị cần chú ý đến việc cải thiện hệ số an toàn vốn từ khi nó có ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng.
Lalon (2015) đã dựa trên số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính của các NHTM tại Bangladesh giai đoạn 2008 đến 2012. Các kết quả cho thấy ROA có ảnh hưởng đáng kể bởi 3 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu, dự phịng rủi ro tín dụng. Cụ thể tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vaytác động ngược chiều, còn dự phòng rủi ro, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cùng chiều với ROA. Trong đó, cả 3 tỷ lệ đều có ý nghĩa về mặt thống kê với khả năng sinh lời có biến đại diện là ROA. Phạm Hữu Hồng Thái (2013) dựa trên dữ liệu của 34 NHTM cổ phần Việt Nam giai đoạn 2005 – 2012 đã chỉ ra rằng nợ xấu có tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lời
của ngân hàng. Ngoài ra, quy mơ ngân hàng, địn bẩy tài chính, hiệu quả quản lý tài sản có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời. Để nâng cao hoạt động tài chính của ngân hàng, cần phải quản lý tốt các khoản tín dụng và giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp nhất. Ngoài ra, cũng cần phải xây dựng hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng theo các thơng lệ quốc tê, từ đó hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất để đảm bảo chẩt lượng tài sản có. Vì phải đối mặt với việc suy giảm lợi nhuận do hạn chế rủi ro quá mức, các NHTM cần nâng cao chất lượng phục vụ cũng như ra đời nhiều sản phẩm mới mang tính cạnh tranh thể hiện năng lực của ngân hàng.
Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam thông qua chỉ tiêu ROE và ROA, bài viết đã sử dụng mơ hình hồi quy Tobit và dựa trên số liệu của 39 NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 – 2012. Nghiên cứu cho thấy, tổng chi phí hoạt động trên doanh thu có tác động ngược chiều với cả ROE, ROA.Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận trên tổng tài sản càng cao, nhưng lại làm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm. Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận NHTM càng cao, trong khi đó tỷ lệ nợ xấu càng cao thì hiệu quả hoạt động của các NHTM càng giảm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương này, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời của NHTM. Qua đó giúp ta có cái nhìn tổng quan về rủi ro tín dụng để đánh giá sơ bộ tình hình hoạt động tài chính của ngân hàng. Kế đến, tác giả cũng trình bày các nghiên cứu trong nước và nước ngồi có liên quan đến tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời trong NHTM, làm cơ sở cho bài nghiên cứu của tác giả. Qua các bằng chứng thực nghiệm trước đó, mặc dù sử dụng các phương pháp nghiên cứu, thời gian, nền kinh tế khác nhau,... nhưng đều chỉ ra được rằng rủi ro tín dụng có tác động đến khả năng sinh lời. Do đó càng có cơ sở để kì vọng rằng rủi ro tín dụng có tác động đến khả năng sinh lời của các NHTMVN. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài Tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam một lần nữa sẽ là
bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ này có tồn tại sự tác động, nếu có đó là tác động cùng chiều hay ngược chiều. Các nghiên cứu thực nghiệm được nêu trong chương này cũng là cơ sở để tác giả thiết lập, lựa chọn mơ hình nghiên cứu sẽ được trình bày trong chương sau.
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong chương này, dựa trên các cơ sở lý thuyết đã trình bày trong chương trước, tác giả sẽ giới thiệu về mơ mình nghiên cứu, đồng thời tác giả cũng sẽ giải thích cũng như kì vọng về dấu của từng biến trong mơ hình. Tiếp theo, tác giả sẽ trình bày việc thu thập số liệu và phương pháp thực hiện mơ hình nghiên cứu làm cơ sở cho việc thực hiện nghiên cứu trong chương sau.
3.1 Giới thiệu mơ hình nghiên cứu3.1.1Lựa chọn mơ hình nghiên cứu