KIỂM ĐỊNH SAU KHI LỰA CHỌN MƠ HÌNH

Một phần của tài liệu Khóa luận tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.3 KIỂM ĐỊNH SAU KHI LỰA CHỌN MƠ HÌNH

Để đảm bảo tính vững và hiệu quả trong mơ hình nghiên cứu của đề tài, tác giả tiến hành kiểm định một số khuyết tật của mơ hình REM được chọn gồm hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và tự tương quan phần dư.

4.3.1Hiện tượng đa cộng tuyến

Bảng 4.7: Hệ số tương quan giữa các biến

ROE NPLR CAR LLPR LEV BS INF GDP DUMMY

ROE 1,000 NPLR -0,2638 1,000 CAR -0,1093 -0,0516 1,000 LLPR 0,0343 0,5308 -0,1636 1,000 LEV 0,2979 0,3049 -0,5598 0,2538 1,000 BS 0,2557 0,2132 -0,4219 0,4429 0,6200 1,000 INF 0,1987 -0,0104 0,1757 -0,0303 -0,1406 -0,0029 1,000 GDP 0,1492 -0,1383 -0,0531 -0,2099 0,1388 0,0358 -0,1892 1,000 DUMMY 0,0981 -0,0541 0,1052 -0,0222 -0,1112 -0,0104 0,4703 -0,4477 1,000

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Eviews 8.0

Dựa vào bảng trên, ta có thể thấy hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập NPLR, CAR, LLPR, LEV, BS, INF, GDP, DUMMY lần lượt là -0,26; - 0,11; 0,03; 0,29; 0,26; 0,19; 0,15; 0,09. Như trình bày ở chương 3, nếu mối tương quan giữa hai biến là 0,8 trở lên và có ý nghĩa thì có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình. Do đó, thơng qua bảng trên, ta có thể thấy khơng có hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình.

4.3.2Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Giả thuyết kiểm định hiện tượng tự tương quan:

H0: mơ hình dữ liệu bảng khơng có hiện tượng tự tương quan bậc nhất. H1: mơ hình dữ liệu bảng có hiện tượng tự tương quan bậc nhất.

Bảng 4.8: Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Biến Phandu (-1) NPLR LLPR LEV CAR BS INF GDP DUMMY Prob 0,65816 0,37322 -0,23267 0,00036 -0,02725 -0,04241 -0,29389 0,68718 0,03668

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Eviews 8.0

Kết quả cho thấy Prob của phandu(-1) lớn hơn mức ý nghĩa 1%, do đó chấp nhận giả thuyết H0 với mức ý nghĩa 1%. Vậy mơ hình REM khơng có hiện tượng tự tương quan bậc nhất.

4.3.3Phương sai thay đổi

Giả thuyết kiểm định phương sai thay đổi:

H0: mơ hình khơng có hiện tượng phương sai thay đổi. H1: mơ hình có hiện tượng phương sai thay đổi.

Bảng 4.9: Kiểm định phương sai thay đổi

Mơ hình OLS FEM REM

F 1,34325 1,97516 0,00962

Kiểm định phương sai

thay đổi f (5%, k-1, n-k) 2,00418 1,63084 N/A

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Eviews 8.0

Dựa vào bảng kết quả và mơ hình REM đã được lựa chọn, ta tiến hành kiểm định phương sai thay đổi để xem xét ý nghĩa của mơ hình.

Kết quả cho thấy, đối với mơ hình OLS có hiện tượng phương sai thay đổi; FEM khơng có hiện tượng phương sai thay đổi, trong khi đó mơ hình REM khơng có kết quả phương sai vì số bậc tự do lớn hơn số quan sát.

Dựa vào các kiểm định khuyết tật của mơ hình, ta thấy mơ hình khơng có hiện tượng đa cộng tuyến, do đó kết quả ước lượng trên là đáng tin cậy để giải thích tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời trong NHTM. Theo đó, ta có thể viết lại phương trình hồn chỉnh như sau:

ROE = - 0,086722 - 2,332590 NPLR + 1,003760 LLPR + 0,006137 LEV + 0,285788 CAR + 0,312656 BS + 0,316198 INF + 1,607289 GDP + 0,013314 DUMMY

R2 có giá trị là 32,37%, do đó có thể kết luần rằng các biến độc lập trong mơ hình giải thích được 32,37% sự biến thiên xung quanh giá trị trung bình của khả năng sinh lời ROE.

Sau đây, tác giả sẽ đi phân tích cụ thể hơn về dấu của các nhân tố tác động đến ROE, cũng như thảo luận về các kết quả này.

Một phần của tài liệu Khóa luận tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)