Vai trò và lợi ích của việc hợp tác KTC

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hợp tác khai thác chung ở những vùng biển chồng lấn (Trang 25 - 27)

KTC được hiểu là một sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ giữa các quốc gia liên quan, nhằm chia sẻ các nguồn tài nguyên trên các vùng biển chồng lấn về yêu sách chủ quyền hay các nguồn tài nguyên nằm vắt ngang qua đường phân định ranh giới trên biển. Đây là giải pháp tạm thời để cùng nhau khai thác tài nguyên, dựa trên nguyên tắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển của các quốc gia, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại. Một giải pháp tạm thời nhằm giảm thiểu các xung đột, tranh chấp trên biển giữa các quốc gia yêu sách chủ quyền là cùng nhau thỏa thuận hợp tác KTC, thỏa thuận KTC không làm ảnh hưởng đến yêu sách chủ quyền cũng như quyền chủ quyền và

20

quyền tài phán của quốc gia hữu quan. Theo khoản 3 Điều 74 và Điều 83 Công ước Luật biển năm 1982 nêu rõ: “Trong khi chờ đợi ký kết thỏa thuận nói ở khoản

1, các quốc gia hữu quan trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến giải pháp tạm thời có tính chất thực tiễn và khơng để phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến hoạch định cuối cùng”. Ngày nay KTC càng trở

nên hiệu quả bởi KTC vừa có tác dụng giảm căng thẳng giữa các bên, làm “mền hóa” những xung đột, hạn chế được các tranh chấp kéo dài ảnh hưởng đến quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các nước, hạn chế xung đột, chạy đua vu trang, xây dựng lòng tin, giảm tranh chấp, hợp tác cùng phát triển. Mặt khác, KTC được coi là giải pháp ưu tiên trong các giải pháp “dàn xếp tạm thời có tính thực tiễn” là sự lựa chọn mang tính khả thi rất cao được nhiều quốc gia thỏa thuận áp dụng, nhưng bản thân nó lại khơng ảnh hưởng đến việc phân định cuối cùng, nên KTC có thể đáp ứng được nhu cầu khai thác tài ngun vì lợi ích kinh tế của các quốc gia hữu quan. Đối với những khu vực đang tồn tại tranh chấp chủ quyền, các quốc gia yêu sách chủ quyền không thể đơn phương tiến hành khai thác tài ngun, vì nó sẽ làm cho tình trạng tranh chấp trở nên sấu đi, căng thẳng leo thang. Một thỏa thuận hợp tác KTC tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc về hợp tác khai thác, phân chia lợi nhuận, tạm gác tranh chấp và là tiền đề cho việc phân định sau này trở nên có cơ sở hơn. Như vậy, hợp tác KTC góp phần vào việc giải quyết các tranh chấp về phân định ranh giới trên biển[10,tr.30 ].

Vì vậy, có thể khẳng định rằng, hợp tác KTC là một giải pháp “dàn xếp tạm thời có tính thực tiễn” là sự lựa chọn mang tính khả thi rất cao được nhiều quốc gia thỏa thuận áp dụng nhằm chung hịa lợi ích giữa các quốc gia, giảm thiểu căng thẳng tranh chấp ảnh hưởng đến tình hình kinh tê, chính trị, an ninh, an toàn hàng hải, ảnh hưởng rất lớn đến hịa bình, ổn định và phát triển. Hợp tác KTC cịn đáp ứng được nhu cầu về khai thác tài nguyên biển phục vụ lợi ích kinh tế và góp phần

21

vào cũng cố mối quan hệ về chính trị, ngoại giao giữa các nước, tăng cường sự hiểu biết và tình hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia, đem lại hịa bình, hữu nghị láng giềng thân thiện, hợp tác cùng phát triển.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hợp tác khai thác chung ở những vùng biển chồng lấn (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)