Hiệp định vùng nước lịch sử Việt Nam – Campuchia, ngày

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hợp tác khai thác chung ở những vùng biển chồng lấn (Trang 81 - 83)

- Về An ninh quốc phòng: Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây

3.1.2.1. Hiệp định vùng nước lịch sử Việt Nam – Campuchia, ngày

07/7/1982

Việt Nam – Campuchia có đường biên giới trên biển liền kề nhau chưa được phân định. Cho đến nay hai bên vẫn trong quá trình đàm phán, ở khu vực này có khoảng 150 đảo lớn, nhỏ được chia thành 07 cụm và một số đảo lẻ. Đây là vùng vịnh nhỏ, diện tích khoảng 300.000 km², chiều dài 450 hải lý và rộng khoảng 208 hải lý. Ngày 7/7/1982, hai bên đã ký kết một hiệp định xác lập một vùng nước lịch sử chung Việt Nam – Campuchia (diện tích khoảng 8.797 km2) được giới hạn bởi

76

bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến đảo Thổ Chu của Việt Nam và bờ biển tỉnh Kampot đến nhóm đảo Poulowai của Campuchia chưa có đường biên giới trên biển, nhưng chủ quyền của mỗi bên đối với các đảo trên vùng biển giữa hai nước đã được xác định bởi đường “Bri-e” do tồn quyền Đơng Dương vạch ra năm 1939 phân chia quyền quản lí về hành chính đối với các đảo trong vịnh giữa hai nước. Theo Hiệp định này, vùng biển nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến quần đảo Thổ Chu của Việt Nam và bờ biển tỉnh Kam Pot đến nhóm đảo Poulo Wai của Cam-pu-chia là vùng nước lịch sử chung của hai nước theo chế độ nội thủy [30].

Hiệp định này cũng thỏa thuận: "Hai bên sẽ thương lượng vào một thời gian thích hợp trên tinh thần bình đẳng hữu nghị, tơn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tơn trọng lợi ích chính đáng của nhau để hoạch định đường biên giới trên biển giữa hai nước trong vùng nước lịch sử".

Hiệp định cũng đã nêu rõ: Trong khi chờ đợi giải quyết đường biên giới trên biển giữa hai nước trong vùng nước lịch sử, hai bên vẫn lấy đường, gọi là đường Brévié được vạch ra năm 1939, làm đường phân chia đảo trong khu vực này. Việc tuần tra, kiểm soát trong vùng nước lịch sử sẽ do cả hai bên cùng tiến hành. Việc đánh bắt hải sản của nhân dân hai nước vẫn tiếp tục theo tập quán làm ăn từ trước tới nay; đối với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên trong vùng nước lịch sử, hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc thỏa thuận.

Như vậy, giữa Việt Nam và Cam-pu-chia chưa có đường biên giới trên biển, nhưng chủ quyền của mỗi bên đối với các đảo trên vùng biển giữa hai nước đã được xác định. Năm 1983, Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia đã nêu rõ: “Hai bên sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề tồn tại trên

tinh thần bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau, vì lợi ích quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước, phù hợp với pháp luật quốc tế và thực tiễn quốc tế”.

77

Hiện nay, hai Nhà nước đều bày tỏ cam kết tôn trọng các Hiệp ước, Hiệp định về biên giới mà hai nước đã ký kết và trên cơ sở đó, đang tiếp tục đàm phán giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ còn tồn tại để sớm xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị hợp tác trên đất liền, trên biển giữa hai nước. Trong những năm tới, Việt Nam – Campuchia tiếp tục đàm phán phân định vùng nước Lịch sử, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Hai bên đã đã thống nhất nguyên tắc chung giải quyết các vấn đề biên giới trên cơ sở: tiêu chuẩn, nguyên tắc của luật pháp quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế; khơng xâm phạm tồn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hịa bình.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hợp tác khai thác chung ở những vùng biển chồng lấn (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)