Với điều kiện tự nhiên, diện tích chiếm gần hết bề mặt của trái đất (khoảng 71% diện tích bề mặt trái đất là đại dương), cùng với nguôn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và phong phú. Trong khi đó, nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt và trở nên khan hiếm hơn, nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trở nên cấp thiết. Vì vậy, chiến lược tiến ra biển, làm chủ biển để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những chiến lược quan trọng của mối quốc gia. Xu thế tiến ra biển ngày càng rõ nét của các quốc gia, điều này đã góp phần làm gia tăng các xung đột, tranh chấp trên biển giữa các vùng biển chưa có đường ranh giới phân định. Tranh chấp càng trở nên gay gắt và phức tạp hơn khi những vùng biển liền kề hoăc đối diện nhau giữa các quốc gia ven biển có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao. Các vùng biển được các quốc gia hữu quan tính đến khả năng hợp tác KTC thường là những vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên hoặc những vùng biển có khả năng đem lại những lợi ích quốc gia như: lợi ích kinh tế, thương mại, hàng hải, an ninh – quốc phịng… Vì vậy, đặc điểm điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, nguồn lợi tài nguyên, khoáng sản…) là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên (xét ở khía cạnh cả về khoa học cũng như khía cạnh thực tế) cần phải tính đến trong vấn đề hợp tác KTC giữa các quốc gia.
+ Vị trí địa lý cũng tạo ra lợi thế nhất định cho các quốc gia trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt các quốc gia ven biển. Vị trí địa lý của quốc gia ven biển giúp cho các quốc gia ven biển phát triển thuận lợi trong giao thông vận tải đường biển, đường hàng hải, giao thương quốc tế, du lịch, nghiên cứ khoa học và khai thác tài nguyên thiên nhiên, đánh bắt cá…Khi xảy ra tranh chấp trên biển, vị trí địa lý là nhân tố ảnh hường đầu tiên, từ vị trí địa lý dẫn đến vấn đề nảy sinh yêu sách chủ quyền chồng lấn, đồng thời vị trí địa lý cũng là một trong những điều kiện để
29
các quốc gia tiến hành thỏa thuận hợp tác KTC và tiến tới đàm phán phân định đường ranh giới trên biển.
+ Trong các vùng biển, có vùng biển giàu tài nguyên, có vùng biển ít tài nguyên. Những vùng biển giàu tài nguyên thường thu hút nhiều hơn sự quan tâm của các quốc gia ven biển, do đó những vùng biển này cũng thường xảy ra tranh chấp về yêu sách chủ quyền nhiều hơn...Trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên trên biển, dầu mỏ và khí tự nhiên một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế, là nguồn nguyên liệu, năng lượng không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng, đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế và là nguồn thu chính của nhiều quốc gia ven biển. Hoạt động hợp tác KTC dầu khí trên biển thường được tiến hành ở những vùng biển được dự đoán là có trữ lượng dầu khí lớn. Ví dụ như Vịnh Ba tư là vành đai nơng của Ấn Độ Dương nằm giữa Ả Rập và vùng Tây Nam Iran được đánh giá là vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới (theo số liệu nghiên cứu từ năm 2003 của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ thì trữ lượng dầu mỏ tại đây đo được ước khoảng 674 tỉ thùng). Đây được coi là vùng nóng bởi tranh chấp về chủ quyền của các quốc gia vên biển trong khu vực này (trong đó đã có hai quốc gia là Ba-ranh và A-rập Xê-út đã đạt được thỉa thuận về KTC và ranh giới trên biển từ rất sớm, từ năm 1958 đã ký thỏa thuận KTC và năm 1985 ký Hiệp ước phân định ranh giới TLĐ) [10,tr.65]. Biển Đơng cũng được xem là vùng biển có trữ lượng dầu mỏ lớn, hiện tại cũng là một điểm nóng, có nhiều tranh chấp…