Theo loại hình này, các quốc gia cùng nhau kết các thỏa thuận lập ra một cơ quan quản lý các hoạt động hợp tác KTC ở vùng biển tranh chấp, có nghĩa rằng các quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ở vùng biển chồng lấn này sẽ được một cơ quan quản lý chung của các quốc gia hữu quan thực hiện, bao gồm cả
39
việc phân bổ các nhượng quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên và đánh bắt cá. Các quốc gia có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho cơ quan này hoạt động và nhận được lợi nhuận từ việc khai thác tài nguyên thông qua hoạt động của cơ quan này. Phân chia lợi nhuận như thế nào cho hợp lý và công bằng phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Quyền quản lý ở khu vực KTC tại vùng biển tranh chấp giữa các quốc gia được phân thành hai cấp:
+ Cấp thứ nhất: Cấp Hội đồng Bộ trưởng sẽ đưa ra những quyết sách và chính sách trong tưng giai đoạn
+ Cấp thứ hai: Cấp Ủy ban Liên hợp có nhiệm vụ quản lý các hoạt động kinh doanh
Việc phân chia theo các cấp này có lợi cho chính phủ các quốc gia hữu quan có thể trực tiếp chỉ đạo cơng tác tham dị, khai thác trong khu vực chồng lấn tranh chấp chủ quyền.
Đại diện điển hình cho loại hình này là Hiệp định Timor Gap giữa Australia và Indonesia, đây là một Hiệp định hợp tác KTC được cho là rất chi tiết và điển hình về cấu trúc quản lý, theo đó chính phủ hai nước trực tiếp quản lý khu vực KTC. Với việc phân chia thành hai cáp quản lý như trên, chính phủ hai nước có thể trực tiêp quản lý vùng KTC. Vào những năm 70 của Thế kỷ 20, hai nước đã tiến hàn ký kết 02 thỏa thuận phân định biên giới TLĐ ở vùng biển Arufura ngoài khơi Tây Timor, tuy nhiên biên giới Đông Timor đã không ký được một thỏa thuận phân định biển nào, vì có nhiều bất đồng trong thỏa thuận. Việc tìm thấy mỏ dầu cách rãnh ngầm Timor 200km về phía Tây đã khiến hai quốc gia tạm thời khép lại tranh chấp chủ quyền, cùng nhau dàn xếp giải pháp tạm thời để cùng hợp tác KTC. Hiệp định Timor Gap ký ngày 11/12/1989 (khoản 1 điều 3) đã vạch ra trong vùng KTC được ký hiệu là khu vực A và tại đó các bên có: “quyền và trách nhiệm pháp lý của hai quốc gia thành viên sẽ được thực hiện bởi Hội đồng Bộ trưởng và Cơ
40
quan quyền lực chung phù hợp với Hiệp ước này. Các hoạt động dầu mỏ trong khu vực A sẽ được đưa ra thông qua các hợp đồng chia sẻ sản lượng”
Ngồi ra, cịn phải kể đến Hiệp định nghề cá giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng là một ví dụ điển hình: Do hai nước yêu sách chủ quyền ở đảo Điếu Ngư nên việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế ở biển Đông Hải tạm thời bị gác lại. Hai bên cùng nhau thỏa thuận một Hiệp định nghề cá mang tính lâm thời trong thời kỳ quá độ. Theo đó Hiệp định KTC nghề cá xác định các bên cùng nhau quản lý ở vùng biển tranh chấp, mỗi quốc gia tự quản lý tàu thuyền đánh cá và ngư dân của mình, đồng thời tiến hành giám sát nhất định đối với tàu thuyền và ngư dân bên kia. Hai bên cùng nhau lập “Ủy ban liên hợp nghề cá Trung - Nhật” gồm những thành viên được chính phủ hai nước cử ra, mỗi bên cử 02 ủy viên. Hàng năm Ủy ban này sẽ tổ chức một phiên họp luân phiên tại mỗi nước và phiên họp lâm thời nếu cần thiết sau khi hai bên đồng ý. Tuy nhiên, do chỉ dừng ở mức độ hai bên cùng nhau tự quản lý tàu thuyền đánh cá và ngư dân của mình, đồng thời tiến hành giám sát nhất định đối với tàu thuyền và ngư dân bên kia nên Hiệp định này chính phủ hai nước được độc lập tự chủ hơn, song chưa thể hiện được một cơ chế chặt chẽ ở vùng chông lấn mà hai bên cùng KTC.
Hiệp định Nghề cá giữa Nhật Bản và Hàn Quốc năm 1998, Trung Quốc và Hàn Quốc năm 2000 cũng được áp dụng theo loại hình này.
c. Loại hình KTC đại diện quản lý
Theo loại hình KTC này, tại khu vực tranh chấp chủ quyền, quốc gia này có thể thay mặt quốc gia kia quản lý, khai thác toàn diện tài nguyên thiên nhiên trên vùng biển tranh chấp chủ quyền giữa hai quốc gia. Hoạt động kinh doanh của quốc gia này tương tự như hoạt động kinh doanh tại vùng biển có chủ quyền của quốc gia đó, lợi nhuận đươc chia đều cho hai bên.
Loại hình này ít được áp dụng, vì ngồi việc hai quốc gia phải thật sự là láng giềng thân thiện, hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau, thiện chí hợp tác cịn vấn đề chủ
41
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia đối với vùng biển tranh chấp đó. Đại diện cho loại hình này là thỏa thuận hợp tác KTC giữa Ba-ranh và A- rập Xê-út ngày 22/02/1958, với sự nhượng bộ trên tinh thần thiện chí hợp tác và tin tưởng lẫn nhau của hai quốc gia.
d. Loại hình góp vốn kinh doanh
Theo đó, tại vùng KTC, Chính phủ hai nước đồng ý ủy quyền cho một bên được chỉ định tiến hành các hoạt động KTC trong vùng biển tranh chấp chủ quyền. Hai nước đều có sự đóng góp kinh tế ngang bằng nhau trong quá trình khai thác.
Hiệp định giữa Nhật Bản và Hàn Quốc năm 1974 cùng khai thác vùng biển TLĐ biển Đơng Hải thuộc loại hình này. Hai bên thống nhất thành lập một Ủy ban hợp tác (Joint Commission) gồm 04 thành viên do Chính phủ hai nước chỉ định, Ủy ban này thành lập một tiểu ban chung gồm các chuyên gia làm nhiệm vụ nghiên cứu, trao đổi kỹ thuật, khoa học công nghệ, đề xuất các ý kiến. Lợi nhuận thu được từ hoạt động KTC này sẽ được chia đều cho hai quốc gia. Loại hình KTC này bắt nguồn từ ý tưởng KTC được nêu trong phán quyết của Tòa án Quốc tế trong vụ TLĐ Biển Bắc và được coi là điển hình với một cơ quan quản lý chung, hoạt động như là một cơ quan tư vấn, điều phối các hoạt động hơp tác KTC.