KTC áp dụng đối với duy nhất một loại tài nguyên (KTC riêng lẻ)

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hợp tác khai thác chung ở những vùng biển chồng lấn (Trang 40 - 41)

Nguồn tài nguyên chủ yếu được chia thành có hai loại chủ yếu, đó là tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật. Dạng tài nguyên sinh vật, đối tượng hợp tác chủ yếu là cá và các loại hải sản khác có giá trị kinh tế (gọi chung là nghề cá). Tài nguyên phi sinh vật đối tượng KTC chủ yếu là dầu mỏ, khí tự nhiên và các loại khống sản khác, một số trường hợp KTC nhằm vào đối tượng khác như: du lịch, nghiên cứu khoa học, giao thơng vận tải biển…cũng được xếp vào nhóm tài nguyên phi sinh vật.

Trên thực tế, đa số các thỏa thuận KTC được các bên ký kết thường nhằm vào một loại tài nguyên nhất định trong các loại tài nguyên sinh vật cũng như tài

35

nguyên phi sinh vật ở một vùng biển nhất định nào đó nhằm đảm bảo việc KTC được tập chung, thuận lợi trong quá trình đi đến sự đồng thuận, cơng tác tổ chức quản lý cũng thuận lợi hơn. Các quốc gia hữu quan căn cứ vào lượng tài nguyên, loại tài nguyên của từng vùng biển cụ thể mà các quốc gia tham gia thỏa thuận KTC và thống nhất phương thức KTC với loại tài nguyên nào. Loại hình KTC này gọi là KTC riêng lẻ (duy nhất KTC một loại tài nguyên) ví dụ: Thỏa thuận KTC nghề cá, Thỏa thuận KTC dầu khí…

KTC tài nguyên phi sinh vật, chủ yếu là KTC trong lĩnh vực dầu khí. Đây là một hoạt động rất phức tạp với nhiều cơng đoạn, địi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật cao, máy móc thiết bị hiện đại, các quy trình chặt chẽ từ mặt nhân lực, bảo hộ lao động, máy móc cơng nghệ, mơi trường… thơng qua nhiều cơng đoạn từ khâu thăm dị, tiềm kiếm, khai thác, kho bãi, vận chuyển, chế biến. Vì vậy, một thỏa thuận KTC riêng lẻ về khai thác dầu khí thơng thường chỉ thỏa thuận hợp tác một số công đoạn nhất định và thường có sự đóng góp của các nhà thầu có đầy đủ tiềm lực về kinh tế và công nghệ hiện đại...

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hợp tác khai thác chung ở những vùng biển chồng lấn (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)