đảo Song Tử Tây, đảo Niêm Yết, đảo Sơn Ca, đảo Sinh Tồn, đảo Sinh Tồn Đông, đảo Trường Sa, đảo Trường Sa Đông, đảo Phan Vinh, đảo An Bang, bãi Đá Lát, bãi Thuyền Chài, bãi Đá Tây, bãi Đá Đông, bãi Tốc Tan, bãi Núi Le, bãi Tiên Nữ, bãi Len Đao, bãi Cô Lin, bãi Đá Lớn, bãi Núi Thị, bãi Đá Nam[3].
* Bãi cạn Scarborough: Philippines và Trung Quốc tranh chấp chủ quyền về bãi cạn Scarborough. Từ tháng 1/2013, Philipines đã chính thức kiện Trung Quốc ra Tịa Trọng tài quốc tế và tháng 3/2014 đã nộp hồ sơ chi tiết. Philippines đã được sự ủng hộ của Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ, các quốc gia ASEAN lại không đồng nhất ủng hộ. Ngày 12/7/2016, Tòa án Trọng tài Thường trực theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 ra tuyên bố Trung Quốc thua kiện với lý do "khơng có căn cứ pháp lý cho việc Trung Quốc nêu quyền
lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển trong Đường chín đoạn".
b. Tranh chấp vùng biển trong khu vực Biển Đông
Tranh chấp liên quan đến phân định biển, đặc biệt là vùng ĐQKT và TLĐ giữa các quốc gia trong khu vực. Sự ra đời của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 quy định về Vùng ĐQKT, TLĐ và cơ chế pháp lý đối với đảo, quần đảo thì tầm quan trọng của việc khai thác tài nguyên, đặc biệt là đánh cá và khai thác dầu khí là nguyên nhân bổ sung cho mục đích tranh chấp. Do các yêu sách về chủ quyền vùng biển của các quốc gia được mở rộng hơn, nhưng với đặc điểm địa lý không cho phép các quốc gia trong khu vực có thể đạt được yêu sách của mình, dẫn đến ở một số vùng biển xảy ra vấn đề chồng lấn về chủ quyền, có khá nhiều các tranh chấp về chủ quyền liện quan đến phân định vùng biển trong khu vực như: + Tranh chấp phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc khu vực Vịnh Bắc bộ và khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc bộ.
72
+ Tranh chấp vùng ĐQKT và TLĐ giữa Malaysia và Việt Nam về những vùng ở vịnh Thái Lan và phía Nam Biển Đơng.
+ Tranh chấp phân định TLĐ giữa Việt Nam và Indonesia trong ở phía Tây Nam Biển Đơng.
+ Tranh chấp Việt Nam và Campuchia ở vịnh Thái Lan. + Tranh chấp Campuchia và Thái Lan ở vịnh Thái Lan.
+ Tranh chấp phân định biển giữa Malaysia và Indonesia trong ở phía Biển Đông và eo biển Malacca.
+ Tranh chấp các vùng biển chồng lấn Malaysia, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam về những vùng ở vịnh Thái Lan.
+ Singapore và Malaysia dọc theo Eo biển Johore và Eo biển Singapore. + Tranh chấp giữa các nước trong khu vực và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sử dụng lại đường lưỡi bò (9 đoạn). Đường lưỡi bò bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Đông Sa và bãi Macclesfield với khoảng 75% diện tích mặt nước của Biển Đông, chỉ chừa lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5% [10,tr.130].
Như vậy, trên thực tế Biển Đông đã và đang xảy ra rất nhiều tranh chấp trên biển, trong đó có tranh chấp giữa hai quốc gia và có cả tranh chấp của nhiều quốc gia đối với yêu sách chủ quyền một vùng biển nhất định. Các tranh chấp này rất phức tạp luôn được sự quan tâm, chú ý của cộng đồng quốc tế vì có ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều quốc gia, ảnh hưởng đến hịa bình, ơn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
3.1.1.3. Vai trị, vị thế của Biển Đơng đối với Việt Nam
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đơng, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng khơng phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc
73
gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100 km2 đất liền có 1km bờ biển). Trong 64 tỉnh, thành phố của cả nước thì 29 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo ln gắn với q trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam [3].
Vùng biển nước ta bao gồm cả vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nước ta có diện tích biển khoảng trên một triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đơng (cả Biển Đơng gần 3,5 triệu km2
).
Cho đến thời điểm hiện tại, kinh tế biển và các ngành liên quan đến biển chiếm 48% GDP của cả nước, trong đó đóng góp của các hoạt động kinh tế diễn trên biển như khai thác thủy hải sản, dầu khí, vận tải và dịch vụ cảng biển, du lịch chiếm gần 98% của ngành kinh tế biển và ngành kinh tế liên quan đến biển, cụ thể: