b. Các thỏa thuận hợp tác KTC nghề cá điển hình
2.2.4. Kinh nghiệm hợp tác KTC của một số quốc gia tại Châ uÁ a Một số thỏa thuận hợp tác KTC dầu khí điển hình
a. Một số thỏa thuận hợp tác KTC dầu khí điển hình
* Hiệp định hợp tác KTC dầu khí giữa Nhật Bản và Hàn Quốc ngày
30/01/1974
Theo Hiệp định Vùng hợp tác KTC là vùng rộng 24.092 hải lý vuông, được phân chia thành 09 tiểu vùng. Mỗi tiểu vùng được chia theo kinh độ và vĩ độ quy định trong Hiệp định, có diện tích rõ ràng tương ứng với từng tiểu vùng theo thứ tự từ 1 đến 9[11,tr.241]. Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia, hai nước có quyền cấp đặc nhượng cho các công ty theo thẩm quyền của mình, cơng ty được cấp đặc nhượng có thể chỉ định các Nhà điều hành thơng quá một hợp đồng. Số lượng các Nhà điều hành được lựa chọn trên cơ sở sự cân bằng về quốc tịch của hai quốc gia và có sự thay đổi luân phiên nhau trong khu vực KTC. Hai nước thống nhất với nhau, thiết lập và duy trì một Ủy ban chung Nhật – Hàn (Commission) có nhiệm vụ chủ yếu như: xem xét việc thực hiện Hiệp định, nhận báo cáo từ các công ty được cấp đặc nhượng, đề nghị các giải pháp giải quyết tranh chấp, giám sát các hoạt động của nhà thầu, nghiên cứu luật áp dụng và một số chức năng tư vấn khác. [10,tr.255]. Các cơng ty được Chính phủ hai nước nhượng quyền sẽ có nghĩa vụ chia sẻ bình đẳng các nguồn tài nguyên khai thác được trong vùng KTC. Chi phí trong hoạt động KTC sẽ được chia theo tỉ lệ công bằng giữa các công ty được nhượng quyền của hai quốc gia.
Luật của mỗi quốc gia sẽ được áp dụng với vùng KTC mà quốc gia đó được cấp đặc nhượng cho cơng ty. Trong trường hợp tranh chấp (nếu có) sẽ giải quyết
57
bằng đàm phán thông qua con đường ngoại giao, nếu việc giải quyết khơng thành thì sẽ đưa vấn đề tranh chấp theo đường trọng tài[10,tr.255].
Hiệp định được hai nước thống nhất có thời hạn là 50 năm, có thể ra hạn thêm 3 năm. Trong trường hợp hai bên nhận thấy rằng nguồn tài nguyên trong khu vực KTC khơng cịn giá trị về mặt kinh tế để hợp tác khai thác thì có thể cùng nhau thỏa thuận chấm dứt Hiệp định trước thời hạn.
Ưu điểm: Hiệp định chia nhỏ vùng chồng lấn ra 09 tiểu vùng KTC nhỏ để rễ phân chia quyền cấp đặc quyền; đã thiết lập được mơ hình quản lý đơn giản, tinh gọn hơn (thành lập Ủy ban chung Nhật – Hàn là cơ quan duy nhất quản lý vùng KTC); việc cấp đặc quyền cho các cơng ty thể hiện tính linh động, tự chủ, mang lại hiệu quả kinh tế cao; vấn đề giải quyết tranh chấp theo hướng chung của quốc tế và giữ được nét riêng về láng giềng thân thiện; Hiệp định khẳng định không ảnh hưởng đến yêu sách chủ quyền của hai quốc gia, không làm phương hại đến yêu sách về TLĐ của mỗi quốc gia.[11,tr.141]…
* Hiệp định hợp tác KTC dầu khí giữa Indonesia và Austraia ngày
11/12/1989
Hiệp định quy định vùng hợp tác KTC là vùng rộng 11.129 hải lý vuông được chia làm 3 tiểu vùng A, B, C. Trong đó mỗi nước được quyền tài phán đối với một tiểu vùng nằm về phía bờ biển của mình và một tiểu vùng còn lại ở giữa đặt dưới sự kiểm soát chung của hai nước, cụ thể: Australia kiểm soát vùng B, Indonesia kiểm soát vùng C, vùng A là vùng kiểm soát chung của cả hai nước.
Tiểu vùng A đặt dưới sự quản lý KTC của hai nước, hai nước thống nhất thành lập một Hội đồng Bộ trưởng với số Bộ trưởng ngang nhau do Chính phủ hai nước chỉ định. Hội đồng Bộ trưởng sẽ chịu trách nhiệm đối với tất cả các vấn đề liên quan đến thăm dị, khai thác dàu khí trong khu vực tiểu vùng A và có thể thực hiện các chức năng khác khi hai bên thống nhất giao cho. Theo hình thức quản lý
58
này, Chính phủ hai nước có thể trực tiếp chỉ đạo cơng tác tham dị, khai thác tài nguyên chung tại khu vực tiểu vùng A (mơ hình Cộng quản)[11,tr.134].
Quyền và nghĩa vụ của các bên: Hai quốc gia có nghĩa vụ thơng báo cho nhau biết về việc chấp thuận, hủy bỏ các giấy phép khai thác, việc duy trì hay mãn hạn các hợp đồng với các công ty khai thác đối với những doanh nghiệp được hai nước cho phép khai thác trong vùng quản lý riêng của hai nước. Australia có nghĩa vụ đóng góp Indonesia 10% của số thuế thu được trong việc khai thác tại khu vực B, ngược lại Indonesia có nghĩa vụ đóng góp cho Australia 10% của số thuế thu được trong việc khai thác tại khu vực C. Tại khu vực A là khu vực chung, hai nước có quyền lợi ngang nhau và lợi nhuận thu được sẽ được chia sẻ công bằng cho hai quốc gia. Hai bên thống nhất giải quyết tranh chấp bằng phương án thỏa thuận hoặc thương lượng.
Hiệp định có hiệu lực trong thời hạn 40 năm kể từ ngày có hiệu lực quy định trọng Hiệp định. Hiệp định có thể gia hạn thêm 20 năm tiếp theo trừ khi hai nước thỏa thuận chấm dứt hoặc cho đến khi hai bên đạt được thỏa thuận phân định đường ranh giới cố định trong vùng chồng lấn này. Hiệp định còn đề cập đến các vấn đề khác như: Các biện pháp an tồn; tìm kiếm cứu hộ; Thiên văn học và khảo sát địa chấn; bảo vệ môi trường biển; trách nhiệm của nhà thầu trong bảo vệ môi trường biển[11,tr.134]
Hiệp định hợp tác KTC giữa Australia và Indonesia là một trong những Hiệp định điển hình về “một giải pháp tạm thời trong khi chờ hai quốc gia đạt được thỏa thuận phân định đường ranh giới trên biển”. Hiệp định quy định quy định khá chia tiết, đầy đủ những vấn đề liên quan đến vùng KTC. Đặc biệt, Hiệp định đã chia nhỏ vùng chồng lấn thành 03 vùng nhỏ, mỗi bên có quyền lợi riêng 01 vùng, vùng cịn lại là vùng KTC, tuy nhiên mỗi bên có nghĩa vụ bù đắp cho bên kia 10% của khoản thuế thu được từ hoạt động khai thác dầu khí vùng được chia của mình. Hiệp định cũng đã khẳng định không làm ảnh hưởng đến quyền chủ quyền tương
59
ứng mà hai quốc gia yêu sách chủ quyền trong vùng hợp tác KTC. Bên cạnh đó Hiệp định cũng có một số nhược điểm, tồn tại như: Hiệp định chưa đề cấp đến một số quyền lợi và nghĩa vụ của bên thứ ba; mơ hình quản lý chung là Hội đồng Bộ trưởng với số Bộ trưởng ngang nhau do mỗi bên chỉ định nên chịu nhiều ảnh hưởng từ các quốc gia, tính động lập khơng cao; việc chia thành 03 tiểu vùng giao cho mỗi bên tự quản lý 01 tiểu vùng sẽ gây thiệt thòi cho nếu tiểu vùng mà quốc gia quản lý, khai thác có trữ lượng hoặc khơng có tài ngun dầu khí…
* Bản Ghi nhớ giữa Malaysia và Thái Lan ngày 21/02/1979
Vùng hợp tác KTC là vùng biển mà Thái Lan Tuyên yêu sách chủ quyền năm 1973 và Malaysia Tuyên bố yêu sách chủ quyền năm năm 1979. Với diện tích 7.250km² được giới hạn đánh dấu bởi 07 điểm. Với mốc trung tâm vùng KTC cách bờ biển tình Pattani khoảng 180km, cách bờ biển Songkhla khoảng 260km và Kota Bahru ở Bang Kelantan của Malaysia 150km[11,tr.145].
Tại khu vực này, hai nước thống nhất thiết lập một Cơ quan quyền lực chung (Joint Authority) có nhiệm vụ điều hành các hoạt động trong khu vực KTC. Cơ quan quyền lực chung có 02 đồng Chủ tịch đến từ mỗi quốc gia và các thành viên trong Cơ quan quyền lực chung đều được hai quốc gia bổ nhiệm với số lượng bằng nhau. Cơ quan quyền lực chung có quyền và nghĩa vụ như: Đề xuất việc trao quyền thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong khu vực KTC dưới hình thức Hợp đồng chỉa sẻ sản phẩm khai thác được với Chính phủ để phê duyệt; Giám sát, quản lý, điều hành các hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí; Thu thuế và lợi nhuận từ hoạt động KTC.
Hai nước thống nhất chia đôi vùng KTC, đường chạy từ đỉnh đến đáy chia đôi vùng KTC sẽ là đường phân định chia quyền tài phán hình sự giữa hai quốc gia. Thái Lan có quyền tài phán ở khu vực phía Bắc đường phân định, cịn Malaysia có quyền tài phán đối với phần phía Nam (việc chia đường phân định để chia quyền tài phán hình sự giữa hai quốc gia, đây khơng được coi là đường phân
60
định ranh giới biển và không không làm phương hại đến yêu sách chủ quyền của hai quốc gia).
Bản Ghi nhớ cũng quy định: Nếu có mỏ dầu nằm trải rộng ra ngoài vùng hợp tác KTC thì các bên có nghĩa vụ thơng báo cho nhau và cùng tìm cách giải quyết sao cho việc khai thác đem lại hiệu quả nhất, khơng ảnh hưởng đến lợi ích của các bên.
Nhìn chung, đây là bản Ghi nhớ giữa hai nước về vấn đề KTC dầu khí tại vùng biển chồng lấn chủ quyền trong khu vực liên quan đến biển Đông, bản Ghi nhớ quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của Cơ quan quyền lực chung...