Đối với BIDV

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng – thực trạng và giải pháp hạn chế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tỉnh an giang (Trang 87 - 89)

2.2.1 .Thực trạng về hoạt động tín dụng

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với BIDV

Chỉnh sửa, bổ sung quy trình tín dụng theo hướng giám sát chặt chẽ, đảm bảo tính hiệu quả và thông suốt qua các khâu, tránh chồng chéo giữa các bộ phận, các

phòng QLKH, QTTD. Cần sớm đưa nội dung thỏa thuận với khách hàng có thời hạn trong việc tồn quyền định đoạt tài sản thế chấp để gán, xiết nợ trong hợp đồng tín dụng nhằm hạn chế thu nợ qua khởi kiện qua tịa án. Tự động hóa hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tập trung tại BIDV theo thông tư 02 và thông tư 09 để hạn chế tác nghiệp thủ công của các chi nhánh gây ảnh hưởng đến kết quả xếp loại khách hàng, phân loại nợ và trích dự phịng rủi ro tín dụng.

Định lượng mức độ rủi ro theo từng ngành nghề kinh doanh để làm cơ sở đưa ra định hướng tín dụng trong từng thời kỳ và cụ thể hoá phương pháp đánh giá rủi ro, xác định mức độ rủi ro theo từng khách hàng, nhóm khách hàng, khoản vay để áp dụng chính sách khách hàng và biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp, đồng thời đưa các giới hạn tín dụng đối với 1 ngành kinh tế, một nhóm khách hàng liên quan. Đối với chính sách theo nhóm khách hàng thì việc chấm điểm khách hàng hiện nay còn lệ thuộc vào giá trị tài sản thế chấp nên ảnh hưởng đến chính sách lãi suất cho vay đối với những khách hàng kinh doanh tốt, nhưng tài sản thế chấp lại có giá trị thấp (chính sách về cấp tín dụng và chính sách về tài sản bảo đảm được đề xuất trên cơ sở mức độ rủi ro gắn với mức độ xếp hạng của khách hàng).

Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng. Xây dựng các chính sách, sản phẩm tín dụng đặc thù cho vùng ĐBSCL gắn với chiến lược phát triển kinh tế vùng, trước mắt cần ưu tiên thu mua lúa gạo, nông sản, thủy sản phục vụ xuất khẩu với lãi suất phù hợp, phương thức cho vay và thời hạn cho vay hợp lý. Ủy nhiệm toàn bộ cho các chi nhánh thuộc khu vực ĐBSCL về giải ngân, thu nợ và quản lý khoản vay đối với các cơng trình, dự án trọng điểm quốc gia.

Có cơ chế phân giao, ủy quyền phán quyết tín dụng theo tiêu chí xếp hạng rủi ro từng chi nhánh trong hệ thống. Trường hợp xếp hạng rủi ro chi nhánh thấp cần gia tăng hạn mức phán quyết tín dụng cho chi nhánh, tránh hiện tượng chi nhánh phải trình các hồ sơ vượt quyền phán quyết tín dụng như hiện nay. Tăng cường công tác đánh giá, xếp hạng rủi ro đối với từng chi nhánh trong hệ thống gắn liền hệ thống chấm tín dụng từ đó có giới hạn tín dụng và quyền phán quyết tín dụng cho phù hợp

với quy mơ tín dụng, chất lượng tín dụng cho các chi nhánh trong hệ thống trong từng thời kỳ.

Đổi mới cơ chế, chính sách tiền lương, tiền thưởng của cán bộ làm cơng tác tín dụng gắn với thu nhập rịng từng sản phẩm tín dụng. Song song đó, chỉ đạo thực hiện triệt để quy chế chế tài xử phạt đối với các cán bộ vi phạm trong hoạt động tín dụng để hạn chế phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu của cán bộ. Đẩy mạnh các hình thức đào tạo và đào tạo lại cho các cán bộ lãnh đạo, cán bộ QLRR, cán bộ QTTD, cán bộ QLKH theo từng mảng tín dụng chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng, QLRR, các quy định pháp lý đối với tài sản đảm bảo, rủi ro tác nghiệp.

Thiết kế, xây dựng kho dữ liệu đủ lớn về phân loại nợ, chấm điểm xếp hạng tín dụng, trích dự phịng rủi ro đối với khách hàng vay nhiều chi nhánh trong toàn hệ thống, chuẩn hóa thơng tin khách hàng hiện có, các thơng tin có liên quan đến kinh tế vĩ mơ, phân tích dự báo xu hướng phát triển, hạn chế tín dụng đối với ngành kinh tế, lĩnh vực kinh doanh, thông tin tài sản đảm bảo, thông tin kinh tế trong nước và thế giới nhằm phục vụ cho công tác thẩm định, phân loại nợ và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng từ đó có chính sách khách hàng phù hợp trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng – thực trạng và giải pháp hạn chế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tỉnh an giang (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)