Tác động của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng – thực trạng và giải pháp hạn chế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tỉnh an giang (Trang 33 - 35)

1.3. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG

1.3.4. Tác động của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền

và nền kinh tế xã hội

1.3.4.1. Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Rủi ro tín dụng làm giảm thu nhập của ngân hàng: khi không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng vẫn phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vịng quay vốn tín dụng giảm làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả. Mặt khác nếu các khoản nợ q hạn chuyển thành khó thu hoặc khơng thu được thì việc xử lý TSĐB ln gặp khó khăn về pháp lý và định giá nên trường hợp ngân hàng có thể thu hồi được nợ khi phát mại tài sản là rất khó xảy ra.

Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao không những làm giảm thu nhập của ngân hàng mà còn làm giảm nguồn vốn, đồng thời làm giảm khả năng thanh tốn của ngân hàng. Khi đó ngân hàng sẽ phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao, bởi huy động từ tiền gửi dân cư thường mất rất nhiều thời gian. Nếu tình trạng này kéo dài với việc hàng loạt người gửi rút tiền ra, ngân hàng sẽ buộc phải đóng cửa và tuyên bố phá sản.

Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Khi ngân hàng mất khả năng thanh toán, phải đi vay từ nhiều nguồn khác nhau, uy tín

của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm đi nghiêm trọng. Hơn nữa tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khơng tốt về tình hình hoạt động của ngân hàng, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý đối tác của ngân hàng, dẫn đến việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn và gặp nhiều trở ngại trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác.

1.3.4.2. Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội

Hoạt động của NHTM mạng tính xã hội hóa cao vì nó liên quan đến nhiều ngành nghề và nhiều thành phần khác nhau trong nền kinh tế. Ở mức độ thấp, rủi ro tín dụng khiến cơ hội tiếp cận vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của các khách hàng bị hạn chế, ảnh hưởng xấu đến khả năng tăng trưởng của nền kinh tế. Ở mức độ cao hơn, khi một ngân hàng bị phá sản nó sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận còn lại trong xã hội, trước tiên là các ngân hàng khác, bởi có quan hệ mật thiết với nhau trong hoạt động nên một ngân hàng sụp đỗ có thể dẫn đến sự sụp đổ của các ngân hàng cịn lại. Ngồi ra việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị gián đoạn do thiếu vốn, người gửi tiền không lấy lại tiền được. Những hậu quả này còn làm giảm lòng tin của công chúng vào sự vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính, cũng như những hiệu lực của các chính sách tiền tệ của Chính phủ.

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cũng như các hoạt động kinh doanh khác không tránh khỏi những rủi ro. Do đó quản lý rủi ro là một yêu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Khi phải đối phó với RRTD, các ngân hàng sẽ thực hiện các chính sách tín dụng, và tùy theo từng thời kỳ và quan điểm của mỗi ngân hàng mà mức độ ảnh hưởng là khác nhau, nhưng chung quy thì nó cũng ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng nền kinh tế như suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định. Chẳng hạn như việc ngân hàng thắt chặt điều kiện tín dụng, điều chỉnh lãi suất cho vay,…làm cho nhiều khoản tín dụng khơng được chấp nhận sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vì thế để quản lý rủi ro có hiệu quả ngân hàng cần sử dụng một cách linh hoạt các biện pháp quản lý rủi ro, để

đạt được những mục tiêu của ngân hàng cũng như hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.

Tóm lại, ngày nay hoạt động của ngân hàng mang tính xã hội hóa cao nên một khi rủi ro tín dụng xảy ra đối với ngân hàng thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế - xã hội. Nếu có sự thất thốt trong hoạt động tín dụng, dù chỉ ở một ngân hàng mà không được ứng cứu kịp thời thì có thể gây phản ứng dây chuyền đe dọa đến tính an tồn và ổn định của hệ thống ngân hàng từ đó sẽ gây ra những bất ổn về kinh tế - xã hội. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà lãnh đạo ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng – thực trạng và giải pháp hạn chế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tỉnh an giang (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)