2.2.1 .Thực trạng về hoạt động tín dụng
3.1. VIỄN CẢNH KINH TẾ CỦA VIỆT NAM VÀ TỈNH AN GIANG TRONG
TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.1.Những thánh thức và cơ hội
Nền kinh tế Việt Nam tuy chuyển động theo chiều hướng tích cực như tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, từ năm 2013 đã dần phục hồi, năm sau cao hơn năm trước; chất lượng tăng trưởng cũng được nâng lên, nhưng chưa thực sự bền vững và tiềm ẩn những yếu tố có thể ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng không chỉ cho năm 2017, năm 2018 và cả những năm tiếp theo. Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế của các nước khu vực đồng tiền chung Châu Âu nói riêng và kinh tế tồn cầu nói chung, điều này có ảnh hưởng lớn đến hệ thống NHTM của Việt Nam trong đó xu hướng lãi suất trung dài hạn có thể tăng nhẹ do tăng nhu cầu nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nguồn vốn dài hạn tại các ngân hàng luôn thấp và thậm chí giảm dẫn đến thiếu nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến nguồn vốn chảy vào các bất động sản, các dự án đầu tư trung và dài hạn trong năm 2018. Tỷ giá VND tiếp tục chịu nhiều sức ép do biến động tăng giá của USD so với các đồng tiền khác trên thế giới và khu vực. Dự báo VND sẽ mất giá 3%-5% vào năm 2018. Riêng tỉnh An Giang, với thế mạnh là xuất khẩu lương thực và thủy sản phát triển mạnh ở thị trường Mỹ, các nước Châu Âu, Trung Quốc, Hồng Kông và ASIAN cũng sẽ gặp khơng ít rủi ro và tác động trực tiếp đến các công ty sản xuất gạo và chế biến cá ba sa xuất khẩu nếu những thị trường này tiếp tục biến động. Hệ lụy kéo theo là tình hình sản xuất các doanh nghiệp trì trệ là nguyên nhân phát sinh nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại.
Với tình hình trên, các NHTM nói chung và BIDV An Giang nói riêng sẽ phải đối mặt với những thách thức như nền kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh trì trệ, hàng hóa tồn kho, nợ xấu có xu hướng ngày càng tăng, trong khi cạnh tranh giữa
các Ngân hàng tại Việt Nam ngày càng gay gắt, khốc liệt cộng với các Ngân hàng nước ngoài ngày càng tăng cường mở chi nhánh tại Việt Nam với tiềm lực tài chính, trình độ quản lý, cơng nghệ hiện đại. Ngồi ra, sản phẩm dịch vụ của BIDV cịn đơn điệu, tính tiện ích chưa cao, mạng lưới của ngân hàng cịn ít cũng làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản phẩm cho người dân ở mọi miền của đất nước.
Bên cạnh những thách thức, thì An Giang là tuyến đường giao thương quốc tế quan trọng của khu vực cũng như là các nước láng giềng như Lào, Thái Lan, Campuchia nên lãnh đạo tỉnh đã luôn tạo ra những định hướng mới để khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống nhân dân. Mặc khác còn ban hành nhiều chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển. Nổi bật nhất là các chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, tập trung cho chuyển dịch cơ cấu trong tỉnh, mở rộng thêm các đối tượng ưu đãi, nghành nghề ưu đãi, địa bàn ưu đãi, mức ưu đãi về thuế và tín dụng. Ngồi ra, đời sống của nhân dân ngày càng cải thiện, tỷ lệ người dân có thu nhập trung bình khá trở lên ngày càng nhiều. Theo định hướng của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đến năm 2020 thu nhập bình quân trên đầu người của người dân tỉnh An Giang là 48,628 triệu đồng/người/năm (tương đương với 2.266 USD) đây là cơ hội cho BIDV với định hướng là Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam (nằm trong top 3 ngân hàng lớn nhất), nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn, dịch vụ thẻ với chất lượng và hiệu quả hàng đầu Việt Nam.
3.1.2 .Mục tiêu, định hƣớng kinh doanh của BIDV từ 2018 đến 2025
• Các mục tiêu chủ yếu
Nâng cao năng lực tài chính, nâng cao chất lượng TSĐB đáp ứng thông lệ quốc tế và các tỷ lệ an tồn theo thơng tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Kế thừa quy định tại thông tư 13/2010/TT-NHNN, thông tư 36 quy định TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi phải thường xun duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tổi thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an tồn vốn tổi thiểu ở mức 9%. Đa dạng hóa cơ cấu sở hữu, giảm dần tỷ lệ sở hữu của Nhà
nước theo lộ trình phù hợp với quy định. Bên cạnh đó, đa dạng hóa nền khách hàng và sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, phát triển khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp FDI; Gia tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ trên tổng dư nợ, thị phần tín dụng doanh nghiệp FDI, SME; Đa dạng hóa và chuyển dịch cơ cấu các nguồn thu nhập chính, phấn đấu gia tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng/tổng thu nhập gấp 1,3-1,4 lần so với đầu kỳ.
Chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính ngân hàng khu vực và quốc tế cũng như là đáp ứng các tiêu chuẩn ngân hàng đạt chuẩn ASEAN (QABs). Áp dụng và vận hành các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong kinh doanh ngân hàng hiện đại và quản trị ngân hàng theo quy định của pháp luật, hướng tới thông lệ, đảm bảo minh bạch, công khai và hiệu quả, tổ chức kinh doanh ngân hàng theo mơ hình ngân hàng hiện đại, tiên tiến.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các kênh phân phối truyền thống, đẩy mạnh và phát triển các kênh phân phối hiện đại bắt kịp xu hướng thị trường. Phát triển, mở rộng kênh phân phối, hiện diện thương mại tại các thị trường trong khu vực và trên thế giới. Nâng cao ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh phục vụ khách hàng và quản trị điều hành; Xây dựng ngân hàng số (digital banking), tập trung, toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động, quy trình, nghiệp vụ đáp ứng xu hướng hiện đại hoá ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, trong đó trọng tâm là hoạt động bảo hiểm, cơ cấu lại hoạt động của Khối hải ngoại theo hướng thu hẹp đối với các đơn vị khơng hiệu quả và đầu tư có trọng điểm đối với các đơn vị có triển vọng phát triển tốt; hồn thành thối vốn đầu tư ngoại ngành theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Phát triển đội ngũ nhân sự chất lượng cao, có năng suất lao động và trình độ tương đương so với nhân sự của các ngân hàng lớn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Mơi trường làm việc chuyên nghiệp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động ngân hàng trong xu thế hội nhập và tồn cầu hóa. Phấn đấu tăng trưởng thu nhập bình quân của người lao động. Bồi đắp văn hóa doanh nghiệp
BIDV và phát triển thương hiệu BIDV trở thành thương hiệu ngân hàng hàng đầu Việt Nam, được lan tỏa nhận biết sâu rộng với thị trường trong nước và quốc tế.
• Định hƣớng kinh doanh từ 2018 đến 2025
Hội đồng quản trị đã đặt hoạt động của ngân hàng với những mục tiêu đầu tham vọng và thách thứ đến 2025, BIDV trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam với những chỉ tiêu cụ thể như sau:
- Dư nợ tín dụng tăng trưởng tối đa 17% và đảm bảo tuân thủ kế hoạch NHNN giao trong từng thời kỳ.
- Nguồn vốn huy động phấn đấu tăng trưởng 17%. - Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.
Với những chỉ tiêu đó thì mỗi chi nhánh phải tăng trưởng tỷ lệ 35-50% mỗi năm về tổng tài sản, huy động, cho vay.
Cùng với những định hướng của BIDV thì định hướng của BIDV Chi nhánh An Giang là trở thành một ngân hàng mạnh tại tỉnh, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.