1.3. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
1.3.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
1.3.3.1. Do nguyên nhân khách quan
Tín dụng là cơ sở của đầu tư và tăng trưởng kinh tế nên chính phủ ln tìm cách duy trì một mơi trường ổn định và dễ dự báo để các chủ thể kinh tế có thể hoạt động một cách sn sẻ và tích cực. Tuy nhiên, tín dụng ln có rủi ro đi kèm như những bất cập tồn tại trong hệ thống kinh tế, hệ thống pháp lý hoặc thậm chí đến từ những tác động tiêu cực của thiên nhiên.
Đối với môi trường kinh tế không ổn định đây là yếu tố chính quyết định tới định hướng kinh doanh, tới thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế xã hội trong nước dễ bị ảnh hưởng từ những biến động của nền kinh tế thế giới, đó là nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác của nền kinh tế trong đó hoạt động kinh doanh tiền tệ chứa nhiều nguy cơ rủi ro nhất. Thị trường thế giới biến động q nhanh và khơng dự đốn được là hậu quả tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, sự tấn cơng của hàng nhập lậu và thiếu sự quy hoạch, phân bổ một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư của một số ngành trong nước. Tuy nhiên, sự biến động của thị trường ln khó có thể dự đốn một cách chính xác và cần được nghiên cứu kỹ càng trước khi đưa ra quyết định tín dụng. Ngồi ra, sự thay đổi các mối quan hệ quốc tế, các quan hệ ngoại giao của chính phủ cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro lớn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hoạt động cấp tín dụng phụ thuộc rất nhiều thói quen, truyền thống, tập quán của người dân. Những yếu tố đó nhiều khi gây khó khăn và hạn chế mở rộng hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Tất cả những nguyên nhân khách quan
đến từ môi trường kinh tế kể trên nếu không được dự báo và có biện pháp phịng ngừa kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng thu hồi các khoản cho vay của ngân hàng.
Đối với môi trường tự nhiên, sự biến đổi nhanh chóng do thiên tai (bão lụt, động đất, lốc xốy…) rất khó lường trước và có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho các doanh nghiệp vay vốn và ngân hàng. Biến đổi khí hậu như hiện nay có thể làm trầm trọng thêm hậu quả của thiên tai. Ở một số nước đang phát triển, do thời tiết diễn biến phức tạp nên môi trường tự nhiên được coi là nguyên nhân gây ra rủi ro cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cho vay khi đầu tư phát triển các thành phần kinh tế liên quan đến nông – lâm ngư nghiệp. Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp vì nó thường xảy ra bất ngờ, gây thiệt hại lớn và ngoài tầm kiểm sốt của con người. Vì vậy, khi có thiên tai dịch họa xảy ra khách hàng cùng các ngân hàng cho vay sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phương án, dự án kinh doanh khơng có nguồn thu… Điều đó đồng nghĩa với các ngân hàng cho vay phải cùng chia sẻ rủi ro với khách hàng của mình.
Chính sách, quy định, luật lệ là những công cụ không thể thiếu để điều hành nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển công bằng, hiệu quả và bền vững. Hệ thống pháp luật của các nước đang phát triển thường được xây dựng dựa trên nhu cầu điều chỉnh của thực tế, nhưng đôi khi lại đi sau và kìm hãm sự phát triển. Đồng thời, sự chồng chéo và tách rời một cách thiếu khoa học của nhiều cơ quan quản lý khiến hệ thống các quy định nhiều khi mâu thuẫn với nhau, gây khó khăn trong q trình vận dụng. Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, mang tính xã hội cao, khi hệ thống pháp luật ổn định và lành mạnh thì mơi trường kinh doanh của ngân hàng thương mại sẽ có nhiều thuận lợi. Ngược lại, nếu mơi trường pháp lý thiếu đồng bộ, có nhiều khe hở thì rất dễ bị lợi dụng gây ra tình trạng tham ô, chiếm đoạt tài sản… Kinh tế xã hội kém ổn định dẫn đến kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ngân hàng gặp rủi ro trong việc thu hồi nợ.
1.3.3.2. Do nguyên nhân chủ quan
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau từ phía khách hàng gây ra tổn thất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, có thể do khách hàng cố ý lừa đảo hay do họ gặp khó khăn khách quan trong q trình sử dụng vốn vay. Đầu tiên phải kể đến khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, nghĩa là đa số các khách hàng khi vay vốn tại ngân hàng đều có các phương án sử dụng vốn cụ thể với mục đích nhất định. Cán bộ ngân hàng sẽ xem xét tính khả thi của các phương án đó và quyết định có cho khách hàng vay hay khơng, vay với số lượng bao nhiêu, thời hạn bao lâu. Tuy nhiên có những khách hàng cố ý sử dụng vốn vay được từ ngân hàng sai mục đích, khơng nằm trong phương án mà ngân hàng đã xét duyệt, vì thế khơng đảm bảo được việc hồn trả nợ, gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng, mất uy tín của cán bộ tín dụng do cán bộ tín dụng đã khơng kiểm sốt sát sao q trình sử dụng vốn vay của khách hàng.
Thứ hai là khả năng quản lý kinh doanh kém. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, khả năng quản lý cũng là một yếu tố sống còn. Nếu ban lãnh đạo chưa đủ kinh nghiệm quản lý điều hành trong lĩnh vực kinh doanh mà khách hàng tham gia, thì đây sẽ là tiềm ẩn một rủi ro khá lớn dẫn tới kinh doanh thua lỗ, từ đó khơng trả được nợ vay cho ngân hàng. Vì vậy, khi dự án vay vốn gặp khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng gặp vấn đề, rủi ro tín dụng là điều khơng thể tránh khỏi.
Thứ ba là tình hình tài chính của doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch đối với những khách hàng hoạt động với quy mô vốn nhỏ, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao. Vì vậy, độ rủi ro gia tăng do một số khách hàng ghi chép khơng đầy đủ, chính xác, rõ ràng sổ sách kế toán, khiến số liệu kế toán được cung cấp nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Phân tích tín dụng của ngân hàng khi đó cũng thiếu tính thực tế và xác thực. Để đối phó với tình trạng này, nhiều ngân hàng chỉ coi tài sản thế chấp như chỗ dựa cơ bản để phịng chống rủi ro tín dụng, tuy nhiên điều này là một sai lầm cơ bản.
Tiếp theo, sự thiếu thiện chí trong việc trả nợ vay là một nguyên nhân nữa đến từ khách hàng. Đây là vấn đề liên quan đến đạo đức của người đi vay. Việc thẩm
định một khách hàng cố tình lừa đảo sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với một khách hàng tìm đến ngân hàng với nhu cầu sử dụng tiền vay thật sự, vì khách hàng đã có chủ đích lừa đảo để chiếm dụng vốn của ngân hàng, họ sẽ rất tinh vi che đậy các chứng cứ và dấu hiệu lừa đảo, những trường hợp này thường sẽ dễ tạo được niềm tin nhất với ngân hàng. Để có thể nhận biết được âm mưu cố tình lừa đảo của khách hàng khơng chỉ địi hỏi sự nhạy bén của cán bộ tín dụng mà cịn cần một quy trình tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ, đồng thời là việc tuân thủ chặt chẽ các quy trình này của cán bộ tín dụng.
Ngồi ra, những nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng cho vay cũng gây ra khơng ít tổn thất đối với các hoạt động tín dụng như cơng tác kiểm tra nội bộ lỏng lẻo, cán bộ thiếu đạo đức hoặc chuyên môn, thiếu sự giám sát và quản lý sau khi vay, các NHTM hợp tác thiếu chặt chẽ và các vấn đề về thông tin cũng như việc mở rộng tín dụng q mức.
Trước hết là cơng tác kiểm tra nội bộ lỏng lẻo. Kiểm soát nội bộ ngân hàng là tổng thể hệ thống các văn bản và các quy định về Ngân hàng, các cơ chế kiểm soát được cài đặt trong tất cả các nghiệp vụ thuộc hệ điều hành của ngân hàng, hệ thống thơng tin báo cáo để kiểm sốt hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp và đảm bảo tính tuân thủ nhằm hạn chế và kiểm soát rủi ro có thể phát sinh trong quy trình nghiệp vụ và hoạt động của ngân hàng. Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nếu kiểm tra nội bộ được tiến hành không thường xuyên, sẽ không nhận biết được sớm những sai sót của cán bộ quản lý tín dụng tại các cấp do lợi ích cá nhân hay trình độ non kém, khiến ngân hàng phải chịu những tổn thất lớn, thậm chí khó vượt qua.
Thứ hai là cán bộ thiếu đạo đức và/hoặc trình độ chun mơn nghiệp vụ kém. Nguồn nhân lực luôn là một nhân tố quan trọng đối với một doanh nghiệp, đặc biệt với ngân hàng thì nhân tố này càng quan trọng, vì đây là lĩnh vực kinh doanh đầy rủi ro. Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn
đề hạn chế rủi ro tín dụng. Là người làm việc trực tiếp với khách hàng, cán bộ ngân hàng có thể cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản đảm bảo. Trình độ cán bộ kém cũng có thể gây ra những sai sót chết người mà khách hàng có thể lợi dụng để chiếm dụng vốn ngân hàng để sử dụng sai mục đích hay trì hỗn trả nợ.
Thứ ba, thiếu sự giám sát và quản lý sau khi vay cũng là nguyên nhân gây ra rủi
ro tín dụng đối với các NHTM vì các ngân hàng vẫn thường tập trung nhiều vào việc thẩm định trước khi cho vay mà ít quan tâm đến cơng tác kiểm tra, kiểm soát đồng vốn được sử dụng như thế nào sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Các NHTM cần có cơ chế và biện pháp kỹ thuật thích hợp để giám sát việc sử dụng vốn vay một cách hiệu quả nhất, tránh lệ thuộc vào quy trình thủ tục đơn thuần. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới để mở rộng thị trường và sản xuất.
Hơn nữa, sự hợp tác của các ngân hàng thương mại thiếu chặt chẽ sẽ dễ xảy ra
trường hợp như một khách hàng vay tiền tại nhiều ngân hàng. Khả năng trả nợ của một khách hàng đối với nhiều chủ nợ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu thiếu trao đổi thơng tin, nhiều ngân hàng có thể cùng cho vay một khách hàng mà không được thường xuyên cập nhật thơng tin, hoặc phải gia tăng chi phí để có cùng một thông tin. Nhưng khi rủi ro xảy ra, tổn thất có thể đến với bất cứ ngân hàng nào. Sự cạnh tranh không lành mạnh nhằm thu hút khách hàng giữa các ngân hàng khiến cho việc thẩm định khách hàng trở nên sơ sài và qua loa hơn. Hơn nữa, nhiều ngân hàng quá chú trọng đến lợi nhuận nên đã chấp nhận rủi ro cao, bất chấp những khoản vay không lành mạnh, thiếu an tồn.
Tiếp theo, khơng sẵn có những thơng tin cần thiết cho q trình ra quyết định tín dụng là một vấn đề cũng đáng để lưu tâm bởi vì chất lượng của thơng tin có tác
động trực tiếp đến tính chính xác của những quyết định tín dụng được đưa ra. Cơ sở dữ liệu nghèo nàn trong và ngoài ngân hàng về khách hàng và mơi trường kinh doanh của khách hàng có thể đưa ngân hàng đến những quyết định sai lầm, tín dụng được cấp cho những khách hàng có khả năng trả nợ kém, chậm phát hiện rủi ro, biện pháp xử lý rủi ro không phù hợp với nguyên nhân gây ra rủi ro.
Cuối cùng là việc mở rộng hoạt động tín dụng quá mức của các NHTM. Điều này thường tạo điều kiện cho rủi ro tín dụng tăng lên. Mở rộng tín dụng quá mức đồng nghĩa với việc lựa chọn khách hàng kém kỹ càng, khả năng giám sát của cán bộ tín dụng đối với việc sử dụng khoản vay giảm xuống, đồng thời cũng làm cho việc tn thủ chặt chẽ theo quy trình tín dụng bị lơi lỏng.