Tình hình việc làm của người dân sau khi thu hồi đất

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG Ở MỘT SỐ DỰ ÁN TẠI HUYỆN HIỆP HOÀ, TỈNH BẮC GIANG (Trang 79 - 91)

2. Mục đích và yêu cầu

3.6.3.Tình hình việc làm của người dân sau khi thu hồi đất

Do yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị ... nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển

của tỉnh Bắc Giang là một thực tế khách quan. Tuy nhiên, quá trình trên cũng đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội rất bức xúc ở địa phương. Trước khi bị thu hồi đất, phần lớn người dân đều có cuộc sống ổn định vì họ có đất sản xuất, có tư liệu sản xuất mà đất sản xuất, tư liệu sản xuất đó được để thừa kế từ thế hệ này cho các thế hệ sau. Sau khi bị thu hồi đất, đặc biệt là những hộ nông dân bị thu hồi hết đất sản xuất, điều kiện sống và sản xuất của họ bị thay đổi hoàn toàn. Mặc dù nông dân được giải quyết bồi thường bằng tiền, song họ vẫn chưa định hướng ngay được những ngành nghề hợp lý để có thể ổn định được cuộc sống.

Lao động và việc làm là hai yếu tố quyết định đến thu nhập của người dân. Như đã nói ở trên, do không còn đủ quỹ đất dự trữ để bồi thường, nên khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án thì phương thức duy nhất được thực hiện là bồi thường bằng tiền và việc hỗ trợ cũng như vậy. Cùng với quá trình chuyển đổi đất đai sang phát triển công nghiệp, đô thị việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi đã có những tác động rất rõ rệt đến vấn đề lao động, việc làm của người dân.

Theo bảng 3.14, cho thấy tại dự án 1, không cón nhiều biến động về cơ cấu lao động. Nhưng ở dự án 2,3 chúng ta nhận thấy số người trong độ tuổi lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp đã giảm tương đối trước và sau khi thu hồi. Ở dự án 2 trước khi thu hồi là 85,1 % giảm xuống còn 58,4 % sau khi thu hồi được 1 năm, dự án 3 là 31,5% giảm xuống còn 30,8%. Do những năm gần đây tỉnh đã có nhiều chính sách tạo cơ chế thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh. Các địa phương đều tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp vào đầu tư như giải phóng mặt bằng, giao đất cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, đất đai của các hộ dân đã được thu hồi để phát triển công nghiệp và đô thị. Số lao động nông nghiệp hiện nay chủ yếu là chăn nuôi hoặc trồng rau màu trên các thửa còn lại nhưng thu nhập thấp không đáng là bao nhiêu nên có nhiều hộ đã bỏ hoang hoặc cho người không có ruộng hoặc ít ruộng làm thêm.

Bảng 3.14. Trình độ văn hoá, chuyên môn của số người trong độ tuổi lao động tại 03 dự án nghiên cứu

TT Chỉ tiêu

Trước thu

hồi đất Sau thu hồi đất Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) I Dự án 1 1 Số hộ phỏng vấn 19 100,0 19 100,0 2 Số khẩu 94 100,0 97 100,0 3 Số người trong độ tuổi lao động 43 45,7 43 100,0

- Làm nông nghiệp 0 0,0 0 0,0 - Buôn bán nhỏ, dịch vụ 31 72,1 35 81,4 - Công chức, viên chức, doanh nghiệp 7 16,3 7 16,3 - Làm nghề khác 5 11,6 1 2,3 - Không có việc làm 0 0,0 0 0,0

II Dự án 2

1 Số hộ phỏng vấn 200 100,0 200 100,0 2 Số khẩu 871 100,0 890 100,0 3 Số người trong độ tuổi lao động 455 52,2 461 51,8 - Làm nông nghiệp 387 85,1 269 58,4 - Buôn bán nhỏ, dịch vụ 11 2,4 68 14,8 - Công chức, viên chức, doanh nghiệp 14 3,1 75 16,3 - Làm nghề khác 43 9,5 49 10,6 - Không có việc làm 0 0,0 0 0,0

III Dự án 3

1 Số hộ phỏng vấn 148 100,0 148 100,0 2 Số khẩu 749 100,0 783 100,0 3 Số người trong độ tuổi lao động 423 56,5 436 55,7 - Làm nông nghiệp 236 31,5 241 30,8 - Buôn bán nhỏ, dịch vụ 03 0,4 18 2,3 - Công chức, viên chức, doanh nghiệp 8 1,0 32 4,0 - Làm nghề khác 79 10,6 56 7,2 - Không có việc làm 0 0 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, 2012)

Thay vào làm nông nghiệp, hiện nay các lao động chính chuyển sang làm việc trong các doanh nghiệp, buôn bán nhỏ, làm dịch vụ và các nghề khác như chạy xe ôm, làm thuê, bán hàng dong, hàng sáo....

Sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp ở địa phương cũng tạo điều kiện mỗi năm có thêm người có chỗ làm trong các doanh nghiệp. Tỷ lệ lao động

tìm được việc trong các doanh nghiệp sau khi thu hồi đất có tăng lên đáng kể so với trước khi thu hồi đất nhưng vẫn còn thấp (tại dự án 2 là 16,3 %, dự án 3 giảm xuống còn 4,0%). Nguyên nhân là do nhiều lao động không đáp ứng được các tiêu chí tuyển dụng vào các doanh nghiệp. Trong đó phần lớn hạn chế thuộc về lý do như: quá tuổi lao động, trình độ văn hóa thấp, không có chứng chỉ hay nghề chuyên môn.... Điều này dẫn đến hiệu quả tất yếu là số người thất nghiệp tăng lên và chuyển sang làm nghề tự do ngày càng nhiều.

3.7. Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất

Qua kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước về việc giải quyết việc làm cho người dân sau khi bị thu hồi đất. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài này chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng và hướng tới mục tiêu thực sự mang lại một cuộc sống tốt hơn cho người nông dân - đối tượng được coi là chịu tác động lớn trong quá trình phát triển CNH - HĐH.

3.7.1. Giải pháp về chính sách

- Tuân thủ chặt chẽ pháp luật đất đai nói chung, pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng nói riêng.

- Điều chỉnh mức giá đất nông nghiệp cho phù hợp với khả năng sinh lợi của đất, khắc phục tình trạng giá đất nông nghiệp thu hồi với giá đất và nhà ở do các đơn vị xây dựng bán cho người dân.

- Bổ sung pháp luật đất đai các quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước các cấp có liên quan đến vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo đối với người dân có đất bị thu hồi.

- Nhà nước cần có cơ chế chính sách cho người nông dân bị thu hồi đất được góp vốn bằng đất (góp cổ phần) vào dự án thu hồi đất dân nhằm đảm bảo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho người dân khi mất đất.

sống cho người có đất bị thu hồi

Để đảm bảo việc làm, ổn định đời sống cho những hộ bị thu hồi cần chuyển đổi nghề phải phù hợp theo những hình thức linh hoạt, sát với yêu cầu của thị trường lao động và phải phân ra từng loại hình cần đào tạo với những giải pháp khác nhau:

- Đối với lao động trẻ tuổi của các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp là những người được đào tạo chuyển đổi nghề. Nên dùng một phần tiền đền bù để đào tạo nghề bắt buộc.

- Đối với lao động trẻ của các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp chưa có việc làm, chưa qua đào tạo: loại lao động này chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động trẻ, bao gồm đa số những người chỉ làm nông nghiệp, khả năng cạnh tranh và hội nhập thị trường lao động rất kém. Do đó cần phải hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề phù hợp, hỗ trợ họ tiếp cận hệ thống tín dụng của địa phương để phát triển kinh tế gia đình, kinh doanh cá thể, tiểu thương,...

- Đối với lao động trên 35 tuổi trở lên và lao động có trình độ học vấn thấp, đối tượng này chỉ có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp truyền thống, khi bị thu hồi khó thích nghi với môi trường mới và thị trường lao động, không đủ trình độ văn hoá để tham gia các khoá đào tạo chuyển nghề; tâm lý ngại xa gia đình, ngại chi phí cho đào tạo.

Vì vậy nên phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, mở rộng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống cho dân để tạo việc làm trong lĩnh vực này; có chính sách cho vay vốn ưu đãi, miễn, giảm thuế với người lao động lớn tuổi, lao động trình độ học vấn thấp để họ tự tạo việc làm trong lĩnh vực dịch vụ đời sống, du lịch, thương mại; có chính sách khuyến khích họ tham gia tích cực vào các lớp khuyến nông, ứng dụng công nghệ mới.

3.7.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện

- Đối với chủ đầu tư khi thực hiện các dự án cần có quy định, bắt buộc: + Những cam kết đã hứa với dân thì phải thực hiện nghiêm túc.

+ Cần quy định thời gian sử dụng lao động có đất bị thu hồi của địa phương làm việc trong các doanh nghiệp để khắc phục tình trạng thu hút lao động chỉ là hình thức sau một thời gian ngắn lại sa thải.

+ Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ sở đào tạo để tuyển sinh, tổ chức các lớp dạy nghề cho người dân có đất bị thu hồi tại doanh nghiệp...

- Đối với nguồn lao động trẻ, Nhà nước cần phải có cơ chế buộc các Doanh nghiệp phải có trách nhiệm tuyển dụng lực lượng lao động thanh niên được đào tạo vào làm việc.

- Chính quyền địa phương, chủ đầu tư chủ động hướng dẫn người dân sử dụng tiền đền bù để đầu tư cho công ăn, việc làm có hiệu quả. Thường xuyên tổ chức và thông tin chính xác qua các buổi tuyên truyền về chính sách, các quy định của pháp luật về đất đai, trọng tâm là những chủ trương của tỉnh tạo điều kiện cho người dân hiểu và thực hiện đúng, đảm bảo cho công tác GPMB được thực hiện đúng tiến độ.

- Khi chi trả tiền bồi thường cho dân, chính quyền các địa phương cần chú ý hướng dẫn người dân trong việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả số tiền được bồi thường hỗ trợ.

- Địa phương cần rà soát lại quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, điều chỉnh quy hoạch đất nông nghiệp gắn với quy hoạch dạy nghề, tạo việc làm, đặc biệt gắn giữa kế hoạch phát triển doanh nghiệp với kế hoạch tuyển lao động tại chỗ, trước hết cho thanh niên để có kế hoạch đào tạo họ phù hợp với ngành nghề và cơ cấu lao động của doanh nghiệp. Cần nắm rõ thực trạng tình hình lao động, việc làm ở những khu vực đất ở bị thu hồi, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo lao động ở địa phương mình. Mỗi địa phương cần xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực tầm dài hạn cho đến năm 2020 để chủ động trong việc bố trí việc làm cho người dân bị thu hồi đất;

tình trạng các chủ dự án tự thỏa thuận với dân; cùng một địa bàn, có dự án trả giá đền bù cao, có dự án trả đền bù thấp, điều này gây ra sự khiếu kiện trong dân, mất ổn định xã hội...

- Lựa chọn những cán bộ đủ phẩm chất đạo đức để thi hành công vụ, giáo dục tinh thần trách nhiệm của người cán bộ trong việc đảm bảo việc làm, đời sống cho người dân có đất sản xuất bị thu hồi đất...

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau khi nghiên cứu đề tài: “Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi

thường giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang” chúng tôi có những kết luận sau :

1. Huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang là một huyện có nhiều tiềm năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và con người để phát triển một nền công - nông nghiệp theo hướng hiện đại.

2. Kết quả thực hiện 03 dự án nghiên cứu:

- Về phương pháp tổ chức thực hiện: Có một quy trình thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng chặt chẽ, đầy đủ, rõ ràng. Vì vậy việc thực hiện các dự án đúng tiến độ đề ra.

- Về giá bồi thường đất:

+ Đối với giá đất ở: giá đất ở tính bồi thường, hỗ trợ tại dự án 1, giá đất bồi thường ở: 5000.000 đồng/m2, tổng số tiền bồi thường là: 8.196.700.000 chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất vì chưa sát với giá thị trường nhất là những hộ phải di chuyển chỗ ở số tiền chỉ đủ nộp tiền sử dụng đất và xây dựng nhà nơi ở mới, không còn tiền tích luỹ để tạo lập cuộc sống chuyển đổi nghề và tạo việc làm mới; Tỷ lệ giá đất chuyển nhượng thực tế so với giá bồi thường gấp từ 1,5 lần đến 2,0 lần.

+ Đối với giá đất nông nghiệp: Tại dự án 2 và 3 tỷ lệ chênh lệch giữa giá đất chuyển nhượng thực tế so với giá bồi thường đất nông nghiệp khoảng 2,0 lần. Song với cách tính bồi thường đối với đất nông nghiệp từ năm 2009 đến năm 2013 (năm 2009 là 40.000đ đến năm 2013 là 40.000đ) do UBND tỉnh Bắc Giang ban hành, giá để tính bồi thường, hỗ trợ tại dự án 2 và 3 ở mức trung bình và cộng với chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, chuyển đổi nghề

nghiệp, tạo việc làm và các khoản hỗ trợ khác làm giảm mức độ chênh lệch nên việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đã được đa số người dân đồng tình ủng hộ.

- Về giá bồi thường về tài sản: Nhìn chung giá bồi thường về tài sản áp dụng đối với 02 dự án chỉ bằng khoảng 80% giá thực tế tại thời điểm thu hồi đất. Đặc biệt đơn giá bồi thường vật kiến trúc là nhà cửa theo quy định của tỉnh không phù hợp với thực tế. Nhiều loại tài sản, vật kiến trúc không có trong bảng giá đất của tỉnh.

- Về chính sách hỗ trợ: Các hộ gia đình đang sử dụng đất ở, đất có nhà ở trên đất khi bị thu hồi, được hỗ trợ kinh phí di chuyển chỗ ở, hỗ trợ tiền thuê nhà, hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm là thấp so với các tỉnh lân cận. Các khoản hỗ trợ khác như thưởng bàn giao mặt bằng trước thời hạn, hỗ trợ đất nông nghiệp có diện tích thu hồi lớn, hỗ trợ gia đình chính sách. Mức độ hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất của 02 dự án đã góp phần bù đắp những thiệt hại cho người bị thu hồi đất.

- Về tái định cư: Giá đất tái định cư thấp hơn so với giá bồi thường đất, xong về vị trí của khu đất tái định cư lại không bằng nơi ở hiện tại trước khi thu hồi đất. Mặc dù giá đất có chênh lệch có lợi cho người dân xong kinh phí chênh lệch đó cộng với bồi thường tài sản vật kiến trúc cũng chỉ đủ cho các hộ gia đình xây dựng nhà nơi ở mới. Tuy nhiên, hầu hết các hộ rất đồng thuận vị trí Khu tái định cư khá thuận lợi và GPMB xong trước, được quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khá đồng bộ hoàn chỉnh tốt hơn rất nhiều nơi ở cũ đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.

2. Đề nghị

Để góp phần thực hiện tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Hiệp Hoà nói riêng, chúng tôi đưa ra các kiến nghị sau :

đủ khả năng tài chính, bố chí tái định cư, chú ý đến đời sống, việc làm của

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG Ở MỘT SỐ DỰ ÁN TẠI HUYỆN HIỆP HOÀ, TỈNH BẮC GIANG (Trang 79 - 91)