Kết quả chi tiết điều tra, phỏng vấn các hộ dân về tình hình thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tại

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG Ở MỘT SỐ DỰ ÁN TẠI HUYỆN HIỆP HOÀ, TỈNH BẮC GIANG (Trang 77 - 79)

2. Mục đích và yêu cầu

3.6.2. Kết quả chi tiết điều tra, phỏng vấn các hộ dân về tình hình thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tại

đất, bồi thường và hỗ trợ tại 03 dự án nghiên cứu

Để có kết quả về việc sử dụng tiền bồi thường của các hộ dân, tôi tiến hành phát phiếu điều tra tới 367 hộ gia đình của ba dự án nghiên cứu. Trong đó: Dự án 1 là 19 phiếu, dự án 2 là 200 phiếu, dự án 3 là 148 phiếu.

3.6.2.1. Dự án 1

Kết quả điều tra cho thấy, các hộ gia đình, cá nhân sau khi nhận được tiền bồi thường chủ yếu sử dụng vào xây dựng nhà cửa do họ bị thu hồi đất gắn liền với nhà ở. Tuy nhiên, cũng có thể coi đây là đầu tư kinh doanh vì khi xây dựng ra vị trí mới, họ đều xây dựng nhà ở gắn liền với kinh doanh. 02 hộ còn lại, do đã có nhà khác nên họ dùng tiền được bồi thường để tiếp tục đầu tư vào kinh doanh (kết qua cụ thể được thể hiện như bảng 3.11).

Bảng 3.11. Phương thức sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ dân thuộc dự án 1

STT Chỉ tiêu Tổng số (hộ) Tỷ lệ %Số hộ

Tổng số phát ra/thu về 19/19 100

1 Đầu tư sản xuất kinh doanh 2 10,5

2 Tín dụng (bao gồm tiết kiệm và cho vay) 0 0

3 Xây dựng, sửa chữa nhà cửa 17 89,5

4 Mua sắm đồ dùng 0 0

5 Học nghề, cho con học hành 0 0

6 Mục đích khác 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, 2012) 3.6.2.2. Dự án 2

Tại dự án 2 các hộ chủ yếu sử dụng số tiền bồi thường vào việc xây dựng nhà cửa và mua sắm đồ dùng (có tới 60,5 % tổng số hộ với 62,6 % tổng số tiền bồi thường); tiếp đến là các hộ sử dụng để đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp như xây cửa hàng tạp hóa, dịch vụ ăn uống (chiếm 14% tổng số hộ và 12,6% tổng số tiền); các hộ gửi tiết kiệm chiếm 8,0% số hộ và 7,7 % số tiền (đa số là những hộ mà chủ hộ đã trên 60 tuổi); Các hộ sử dụng số tiền đầu tư cho con cái học hành rất ít, chỉ chiểm 5,5% số hộ; ít nhất là số hộ sử dụng tiền để thuê hoặc mua lại đất nông nghiệp tiếp tục sản xuất (chỉ chiếm 4,0 % tổng số hộ. Qua tổng hợp số liệu chúng ta thấy, số tiền bồi thường mà mỗi hộ nhận được không nhiều lại chưa định hướng được công ăn việc làm nên ngoài việc sửa chữa nhà cửa, mua sắm đồ dùng là chủ yếu thì chỉ có rất ít hộ đầu tư cho con cái học hành và học nghề, đầu tư kinh doanh phi nông nghiệp với số tiền cũng rất khiêm tốn. Cũng theo kết quả điều tra có tới 49,63% số hộ cho rằng hiệu quả sử dụng tiền bồi thường chỉ ở mức trung bình (bảng 3.12).

Bảng 3.12. Phương thức sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ dân thuộc dự án 3 (số tiền được làm tròn số)

STT Chỉ tiêu

Số hộ Tiền bồi thường, hỗ trợ Tổng số

(hộ)

Tỷ lệ %

Tổng số

(triệu đông) Tỷ lệ %

Tổng số phát ra/thu về 200 100 4.534 100,00

1 Thuê,mua lại đất nông nghiệp để

tiếp tục sản xuất 8 4,0 137 3,0

2 Đầu tư sản xuất kinh doanh dịch

vụ phi NN, trong đó: 28 14,0 571 12,6

3 Tín dụng (bao gồm tiết kiệm và

cho vay) 16 8,0 350 7,7

4 Xây dựng, sửa chữa nhà cửa 68 34,0 1.641 36,2

5 Mua sắm đồ dùng 53 26,5 1.198 26,4

6 Học nghề, cho con học hành 11 5,5 220 4,9

7 Mục đích khác 16 8,0 417 9,2

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, 2012) 3.6.2.3 Dự án 3

vào việc xây dựng nhà cửa và mua sắm đồ dùng (có tới 52,4 % tổng số hộ với 61,0 % tổng số tiền bồi thường); tiếp đến là các hộ sử dụng để đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp như xây cửa hàng tạp hóa, dịch vụ ăn uống (chiếm 13,7% tổng số hộ và 7,4% tổng số tiền); các hộ gửi tiết kiệm chiếm 15,6% số hộ và 14,8 % số tiền (đa số là những hộ mà chủ hộ đã trên 60 tuổi); Các hộ sử dụng số tiền đầu tư cho con cái học hành đã tăng hơn so với dự án 2 nhưng không đánh kể, chỉ chiểm 10,8% số hộ; ít nhất là số hộ sử dụng tiền để thuê hoặc mua lại đất nông nghiệp tiếp tục sản xuất và sử dụng vào mục đích khác (chỉ chiếm 3,2 % tổng số hộ). Qua bảng thống kê cho ta thấy tỷ lệ người dân còn nghèo nên đầu tư vào việc xây dựng, sửa chữa nhà cửa và mua sắm đồ dùng là cao. Do là nơi giáp ranh giữa 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh nên người dân mất đất thường đi làm tại các khu công nghiệp nhiều.

Bảng 3.13. Phương thức sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ dân thuộc dự án 3 (số tiền được làm tròn số)

STT Chỉ tiêu

Số hộ Tiền bồi thường, hỗ trợ Tổng số

(hộ)

Tỷ lệ %

Tổng số

(triệu đông) Tỷ lệ %

Tổng số phát ra/thu về 148 100 1.794.4 100,00

1 Thuê,mua lại đất nông nghiệp để

tiếp tục sản xuất 6 3,2 24,0 1,5

2 Đầu tư sản xuất kinh doanh dịch

vụ phi NN, trong đó: 20 13,7 126,0 7,4

3 Tín dụng (bao gồm tiết kiệm và

cho vay) 23 15,6 262,1 14,8

4 Xây dựng, sửa chữa nhà cửa 32 21,8 323,1 18,4

5 Mua sắm đồ dùng 45 30,6 759,2 42,6

6 Học nghề, cho con học hành 16 10,8 220,0 12,8

7 Mục đích khác 6 3,2 44,0 2,5

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, 2012)

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG Ở MỘT SỐ DỰ ÁN TẠI HUYỆN HIỆP HOÀ, TỈNH BẮC GIANG (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w