Phương pháp chuyên gia: phương pháp này tranh thủ ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG Ở MỘT SỐ DỰ ÁN TẠI HUYỆN HIỆP HOÀ, TỈNH BẮC GIANG (Trang 36 - 91)

2. Mục đích và yêu cầu

2.3.5.Phương pháp chuyên gia: phương pháp này tranh thủ ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực

chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn, để đưa ra các giải pháp tối ưu phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

2.3.6. Phương pháp phân tích, tổng hợp, có sử dụng các phần mêm hỗ trợ như: Excel, microstation, mapinfo...

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý của huyện Hiệp Hoà

Hiệp Hoà, là huyện trung du nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang trên trục Quốc lộ 37 (từ quốc lộ 1A đi tỉnh Thái Nguyên), cách tỉnh Bắc Giang 30 km, cách tỉnh Hà Nội 60 km. Nằm trong tọa độ địa lý: Từ 1050 52' 40" đến 1060 2'20" độ kinh đông, từ 210 13' 20" đến 210 26' 10" vĩ độ bắc.

Phía Bắc giáp huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên

Phía Đông giáp huyện Tân Yên và huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang Phía Nam giáp huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh

Phía Tây giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội và huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Vị trí địa lý huyện Hiệp Hoà khá thuận lợi so với các huyện khác trong tỉnh Bắc Giang, có mạng lưới giao thông hợp lý (1 tuyến đường quốc lộ, có cầu Vát bắc qua sông cầu về tỉnh Hà Nội lên tỉnh Thái Nguyên, 3 tuyến đường tỉnh lộ và có sông Cầu bao quanh phía Tây - Nam) tạo cho huyện có nhiều lợi thế để giao lưu hàng hóa, kinh tế, văn hoá - xã hội với các tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt với thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Thái Nguyên.

Trung tâm huyện Hiệp Hoà là thị trấn Thắng, đây là thị trấn có từ lâu đời và đó được quy hoạch lên đô thị loại IV vào năm 2015.

Với vị trí địa lý, mạng lưới giao thông khá thuận lợi. Đặc biệt từ khi khai thông cầu Vát sang khu công nghiệp Thăng Long - Nội Bài, nâng cấp Quốc lộ 37 đi tỉnh Thái Nguyên, huyện Hiệp Hoà lại càng có thêm vị thế để phát triển công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn, đồng thời tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh và bền vững .

3.1.1.2. Địa hình đất đai

* Tài nguyên đất

Toàn huyện có 7 loại thổ nhưỡng, trong đó đa số là các loại đất bạc mầu, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất phù sa không được bồi…

Bảng 3.1. Phân loại thổ nhưỡng huyện Hiệp Hòa

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất phù sa được bồi (Pb) 720,53 3,55

2 Đất phù sa không được bồi (P) 3265 16,07

3 Đất phù sa Gley (pg) 445 2,19 4 Đất phù sa úng nước (Pj) 1808 8,91 5 Đất bạc màu trên phù sa cổ (B) 6909 34,02 6 Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) 5190 25,56 7 Đất đỏ vàng trên phù sa cổ) (Fs) 62 0,31 8 Đất khác 1906,45 9,39 Tổng diện tích tự nhiên 20305,98 100

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyên Hiệp Hòa, năm 2012

Với thành phần như trên, Hiệp Hoà có thể vừa phát triển cây lương thực, vừa phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao như lạc, đậu tương..., phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và các loại cây ăn quả trên các vùng vườn đồi. Tuy nhiên hạn chế ở đây là:

- Địa hình dốc, quá trình rửa trôi làm đất bạc mầu nhanh, độ phì thấp nên đã hạn chế năng suất cây trồng. Cần có biện pháp cải tạo để nâng cao độ phì của đất.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 20305,98 ha trong đó: Đất nông nghiệp 12316.0 ha chiếm tỷ lệ 60,65%.

Đất phi nông nghiệp 7713,54 ha chiếm tỷ lệ 37,99% Đất chưa sử dụng 276,44 ha chiếm tỷ lệ 1,36%

Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 Số TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 20305,98 100 1 Đất nông nghiệp NNP 12316,00 60,65

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 11560,37 56,93

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 11057,86 54,46

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 502,51 2,47

1.2 Đất Lâm nghiệp LNP 106,07 0,52

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 106,07 0,52

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 609,98 3,00

1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 39,58 0,19

2 Đất phi nông nghiệp PNN 7713,54 37,99

3 Đất chưa sử dụng CSD 276,44 1,36

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 262,37 1,29

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 14,07 0,07

3.3 Đất núi đá không có rừng NCS 00 00

Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Hiệp Hoà, năm 2012

Cơ cấu sử dụng đất hiện nay cho thấy, việc sử dụng vào mục đích nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao (60,65%).

Cùng với quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, quỹ đất giành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Để đáp ứng Mục tiêu sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực cho nhân dân trong huyện, trong giai đoạn sắp tới, đòi hỏi huyện một mặt phải đầu tư thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, một mặt phải tiếp tục mở rộng và khai thác nguồn đất đai chưa được sử dụng (276,44ha) để bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp.

Hình 3.2. Cơ cấu sử dụng đất huyện Hiệp Hòa năm 2012

* Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt của huyện Hiệp Hoà khá phong phú. Nguồn cung cấp chính là sông Cầu và các chi lưu chính của sông Công, sông Cà Lồ. Ngoài ra huyện còn có khoảng 350 ha mặt nước ao cùng với nhiều đầm, hồ lớn nhỏ với tổng dung tích khoảng 10.500.000 m3 nước có thể cung cấp cho hàng nghìn ha. Hệ thống thuỷ nông sông Cầu của huyện gồm 40km kênh cấp I, 200km kênh cấp II và 400km kênh cấp III.

Về nước ngầm, hiện tại chưa có tài liệu điều tra khảo sát để đánh giá trữ lượng, song qua tình hình sử dụng nước giếng trong vùng cho thấy mực nước ngầm thường ở độ sâu 15-25m, chất lượng khá tốt. Tuy nhiên nhiều nơi mức nước ở độ sâu đến vài chục mét, rất khó khăn cho việc khai thác sử dụng đặc biệt là cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Qua khảo sát thực tế cho thấy, nguồn nước phục vụ cho tưới vườn đồi và hoạt động sản xuất trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn. Hiện tại huyện có nhà máy nước sạch nhưng công suất nhỏ chỉ đủ phục vụ cho nhân dân Thị trấn Thắng nên nguồn nước sinh hoạt của nhân dân nói chung, chủ yếu lấy từ nước giếng đào, không đảm bảo vệ sinh. Nước sông Cầu đang có xu hướng bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là ở khu vực tỉnh Thái Nguyên, chắc chắn là sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước sông của khu vực huyện Hiệp Hoà. Vấn đề nước sạch cho huyện Hiệp Hoà là một trong những vấn đề đáng quan tâm trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.1.3. Khí hậu - thủy văn

Khí hậu huyện Hiệp Hoà ôn hoà, ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Hướng gió chủ yếu là hướng Đông - Nam với tốc độ gió trung bình là 3-5m/s. Khí hậu ở đây rất thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển.

Bảng 3.3. Thời tiết khí hậu huyện Hiệp Hoà trung bình từ nãm 1999 - 2012

Tháng Nhiệt độ (0C) Ẩm độ không khí (%) Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Số giờ nắng (giờ/tháng) Tối cao Tối thấp Trung bình 1 20,7 14,8 17,8 80,2 27,96 54,3 62,94 2 21,6 16,3 19 84,8 28,02 46,71 38,46 3 23,2 18,5 20,9 87,1 56,69 48,9 34,06 4 28,1 22 25,1 86,8 75,66 55,17 88,85 5 31,2 23,9 27,6 85,7 182,18 74,93 149,68 6 32,9 25,9 29,4 84,7 280,41 76,15 151,85 7 32,8 26,2 29,5 86,5 268,99 69,51 160,55 8 32,5 25,5 29 86,6 279,43 54,14 151,55 9 31,8 24,2 28 83,5 145,59 68,14 175,31 10 30,2 21,8 26 82 93,71 74,34 143,66 11 26,9 18,5 22,7 78,6 37,5 760 145,98 12 22,5 15,2 18,9 79,5 33,06 719 104,47 TB 27,9 21,1 24,5 83,8 Tổng 1509,2 770,19 1407,36

Nguồn: Trạm Khí tượng thủy văn huyện Hiệp Hoà, năm 2012

- Nhiệt độ: nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 (29,50C), trung bình 24 - 250C; thấp nhất vào tháng 12 -1 (14-15oC).

- Tổng giờ nắng trong năm là 1.407 giờ, tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 7 (160,55 giờ), tháng 3 có số giờ nắng ít nhất (34 giờ).

- Mưa: Lượng mưa bình quân năm 1.509 mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 - 9, trung bình tháng đạt 145 - 280mm, lớn nhất vào tháng 6 đạt 280 mm. Từ tháng 11 đến tháng 12 ít mưa, trung bình đạt 28 - 93 mm/tháng.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình là 83,8%. Mùa đông vào những ngày hanh heo độ ẩm xuống 78-79% (thường xẩy ra vào tháng 11,12). Cuối đông sang xuân vào những ngày mưa phùn độ ẩm lên tới 87% và có thời điểm đạt bão hoà, ẩm ướt (thường xảy ra vào tháng 2 - 3).

- Lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 770 mm, chỉ số ẩm ướt K (lượng mưa/lượng bốc hơi) trung bình năm 1,8.Từ tháng 11 đến tháng 3 hàng

năm chỉ số K < 1,thường xảy ra hạn hán, vì vậy cần có kế hoạch chống hạn cho cây trồng.

- Gió bão: Tốc độ gió trung bình 2 - 3 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất 6-7 m/s hướng gió chủ yếu là hướng Đông bắc vào mùa đông và hướng Đông nam vào mùa hè. Hàng năm gần như không chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng.

Nhìn chung, khí hậu thủy văn vùng huyện Hiệp Hoà thuận lợi cho phát triển sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi.

3.1.2. Điều kiện Kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

Những năm qua, nền kinh tế của huyện có những chuyển biến khá rõ nét, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó nông nghiệp nông thôn đã có những bước chuyển biến quan trọng, đời sống của người dân từng bước được cải thiện; tăng trưởng kinh tế đạt mức khá: giai đoạn 2001 - 2005 (tăng trưởng kinh tế bình quân 7,80 %/năm); giai đoạn 2006 - 2012 mức tăng trưởng của huyện đã có sự bứt phá rõ rệt với 11,89%(tăng trưởng kinh tế bình quân 8,5%/năm). Tổng giá trị sản xuất năm 2011 đạt 903 tỷ đồng (theo GO 1994), trong đó giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản đạt 505,3 tỷ (tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm gần đây là 4,3%); giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 102,7 tỷ đồng....

Bảng 3.4. Điều kiện Kinh tế - Xã hội của huyện từ 2010 - 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%) 2010 2011 2012 2011/ 2010 2012/ 2011 BQ Tổng diện tích đất Ha 20.100,5 20.100,5 20.112 100,00 100,06 100,03 Đất nông nghiệp Ha 12.447 12.347,8 12.310,1 99,20 99,69 99,45 - Dân số người 213.847 216.287 219.229 101,14 101,36 101,25 - LĐ nông nghiệp LĐ 87.215 90.438 91.050 103,70 100,68 102,19 - Tổng GTSX Tỷ đồng 585,7 608 632 103,81 103,95 103,88 + Ngành NN Tỷ đồng 490 505,3 510 103,12 100,93 102,03 + Ngành CN-TTCN- Tỷ đồng 95,7 102,7 122 107,31 118,79 113,05

XD

+TM-DV Tỷ đồng 174,5 185,5 244 106,30 131,54 118,92

Nguồn: Niên giám thống kê và báo cáo KTXH của huyện Hiệp Hoà, năm 2012

Hình 3.3. Cơ cấu kinh tế huyện Hiệp Hoà năm 2012

Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2012 cho thấy nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu của huyện, chiếm 63,69 % tổng giá trị sản xuất của huyện

+ Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần từ 72,5% năm 2009 xuống còn 63,69% năm 2012.

+ Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản có bước phát triển khá, tăng từ 7,7% năm 2009 lên 12,94% năm 2012.

+ Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ có sự tăng trưởng từ 19,8% năm 2009 lên 23,37% năm 2012.

Năm 2012 bình quân thu nhập đầu người của toàn huyện Hiệp Hoà là 6,7 triệu đồng.

Bảng 3.5. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp qua các năm

Đơn vị tính: 1.000 đ

GTSX ngành nông nghiệp Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng số 417780 425781 460942

I. Trồng trọt 264290 260156 280016

1.Cây lương thực có hạt 159537 146385 147848 2.Cây ăn quả 16858 17432 29690 3.Cây rau đậu 46887 46482 51165 4.Cây công nghiệp 20492 17767 17637 5.Cây hàng năm khác 2079 2173 2215

II. Chăn nuôi 139380 151684 167025

1.Gia súc 96720 108328 116265 2.Gia cầm 21438 22198 24754 3.Chăn nuôi khác 3587 3696 3812 III. Dịch vụ trồng trọt Và chăn nuôi 14110 13941 13901

3.1.2.2. Dân số và lao động

* Dân số: Năm 2012, tổng số dân của huyện là 211.629 người. Trong đó nam 103.032 người, nữ 108.597 người. Mật độ dân số trung bình 1.090 người/km2,cao hơn so với mật độ dân số của tỉnh Bắc Giang là 658 người/km2

(tỉnh Bắc Giang là 432 người/km2). Dân số của huyện phân bố giữa các xã và thị trấn chênh lệch tương đối lớn, Thị trấn Thắng mật độ 4,023 người/km2 trong khi đó có 10 xã mật độ dân số < 1000 người/km2 như: xã Hùng Sơn 769 người/km2,

xã Châu Minh 802 người/km2, xã Đông Lỗ 858 người/km2… Còn lại 15 xã có mật độ dân số trung bình từ 1.041 - 1.372 người/km2.

Theo kết quả điều tra, tỷ lệ sinh năm 2012 là 1,797% giảm so với 2011 là 0,083% (năm 2006 là 1,88%) nhưng lại tăng so với năm 2003 là 0,257% (năm 2003 là 1,54%); Tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,199% cao hơn so với toàn tỉnh là 0,049% (toàn tỉnh là 1,15%), Tỷ lệ sinh (1,797%) cao gấp 3 lần tỷ lệ chết (0,598%) nên dân số của huyện Hiệp Hoà thuộc loại dân số trẻ.

* Lao động, việc làm và mức sống: Năm 2012 có 108.749 lao động (chiếm 49,6% tổng dân số) trong độ tuổi lao động. Trong đó lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản là 90.438 người (chiếm 83,16% tổng số lao động toàn huyện); Lao động ngành công nghiệp - xây dựng là 8.527 người (chiếm 7,84% tổng lao động trên toàn huyện); Lao động ngành thương mại - dịch vụ là 9,784 người (chiếm 9% tổng số lao động huyện).

Nhìn vào cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của huyện ta thấy lao động làm việc trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp vẫn chiếm đa số còn trong các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ rất thấp. Điều này đã dẫn đến việc dư thừa lao động trong nông nghiệp làm cho mức sống người dân thấp. Trong những năm tới cần chuyển dịch về cơ cấu lao động giữa các ngành, tăng cơ cấu lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại - dịch vụ, đồng thời giảm cơ cấu lao động trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp.

Hình 3.4. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế

Là huyện có dân số trẻ nên tỷ lệ người trong độ tuổi lao động lớn nhưng trình độ lao động lại không cao. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm 77,3% tổng số lao động, trình độ Đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ rất thấp (0,95%). Nhìn chung, tư duy về nghề và học nghề chưa ngang tầm với yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cơ chế thị trường; việc đáp ứng yêu cầu về lao động cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn còn ở mức rất thấp.

Sự tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với văn hoá - xã hội trên địa bàn huyện cũng được thể hiện rõ nét. Đến nay 100% số nhà ở trong huyện đã được kiên cố và bán kiên cố, 100% số hộ được dùng điện sinh hoạt, 100% số hộ được xem truyền hình, 90% số hộ và 100% trụ sở chính quyền xã có điện thoại sử dụng.

Các địa phương đã có nhiều cố gắng tạo công ăn việc làm cho nhân dân như chương trình vay vốn giải quyết việc làm, thành lập các HTX dịch vụ, tổ hợp sản xuất thủ công, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, lao động hợp tác quốc tế, lao động tỉnh ngoài… đã giải quyết được hàng ngàn lao

động có thêm việc làm. Trong giai đoạn tới nếu thực hiện tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên quy mô rộng, xây dựng nhiều mô hình thâm canh, luân canh, xen canh để đạt được mục tiêu sản xuất nông nghiệp đạt giá trị sản xuất trên 50 triệu đồng/ha canh tác/năm; đồng thời giải quyết

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG Ở MỘT SỐ DỰ ÁN TẠI HUYỆN HIỆP HOÀ, TỈNH BẮC GIANG (Trang 36 - 91)