2. Mục đích và yêu cầu
3.4.4. Các văn bản pháp lý có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ tại ba dự án
- Vị trí: tại xã Mai Đình, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. Dự án được triển khai từ năm 2011 dự kiến đến năm 2014 sẽ hoàn thành.
- Tổng diện tích chiếm dụng của Dự án là 17.270,9 m2, trong đó : + Đất Nông nghiệp trồng cây hàng năm : 17.110,8 m2.
+ Đất công ích (5%) do UBND xã quản lý, hiện đang khoán thầu hàng năm cho các hộ sử dụng: 160,1m2
- Tổng số hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng bởi dự án : 148 hộ.
- Tinh chất dự án : đây là một dự án quan trọng được Thủ tướng Chính phủ đầu tư giao cho chủ đầu tư là đơn vị Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang, nhằm góp phần cải thiện hạ tầng giao thông, mở rộng giao thương, kết nối cái khu công nghiệp giữa hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
Ảnh 3.3: Lễ khởi công xây dựng cầu Đông Xuyên - xã Mai Đình
3.4.4. Các văn bản pháp lý có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ tại ba dựán án
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.
- Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP.
- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sủa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 187/2004/NĐ-CP.
- Nghị định số 84/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ về việc quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Quyết định số 118/2009/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc Quy định trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất ;
- Quyết định số 112/2009/QĐ-UBND ngày 28/10/2009 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành bản quy định một số điểm cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ- CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ;
- Quyết định số 133/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2008 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành bảng mức giá các loại đất năm 2009 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
- Quyết định số 135/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành bảng mức giá các loại đất năm 2010 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Quyết định số 480/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của UBND tỉnh Bắc Giang: về việc ban hành quy định giá đất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2012
3.5. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại ba dự án nghiên cứu
3.5.1. Xác định đối tượng, điều kiện được bồi thường hỗ trợ về đất
Đối tượng và điều kiện được bồi thường theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ; Thông tư 116/2004/TT- BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính và Quyết định 112/2009/QĐ-UBND ngày 28/10/2009 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành bản quy định một số điểm cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ; Căn cứ Quyết định số 118/2009/QĐ- UBND ngày 06/11/2009 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành Quy định trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Căn cứ Quyết định số 240/2010/QĐ-UBND ngày 23/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành bảng mức giá các loại đất năm 2011 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Căn cứ Quyết định số 36/2011/QĐ- UBND ngày 27/01/2011 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành quy định một số điểm cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Căn cứ Quyết định số 480/QĐ- UBND ngày 28/12/2011 của UBND tỉnh Bắc Giang: về việc ban hành quy định giá đất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2012.
a. Đối tượng được hưởng bồi thường và tái định cư gồm:
- Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo; hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi chung là người bị thu hồi đất) và có đủ điều kiện để được bồi thường đất, tài sản thì được bồi thường theo quy định; trường hợp sau khi bị thu hồi đất mà không còn chỗ ở thì được bố trí tái định cư.
- Người được bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi phải là người sở hữu hợp pháp tài sản đó, phù hợp với quy định của pháp luật. - Việc sử dụng đất phục vụ cho các công trình công ích làng, xã bằng hình thức huy động vốn góp của nhân dân thì không áp dụng những quy định của Nghị định này.
b. Điều kiện để được bồi thường thiệt hại về đất:
Người bị Nhà nước thu hồi đất được bồi thường phải có một trong các điều kiện sau đây:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Có giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Có giấy tờ thanh lý, hoá giá, mua nhà ở gắn liền với đất ở phải là nhà ở thuộc quyền sở hữu Nhà nước.
- Bản án có hiệu lực của Toà án nhân dân về việc giải quyết tranh chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
- Trường hợp không có giấy tờ quy định ở các điều kiện trên, người bị thu hồi đất được bồi thường thiệt hại về đất phải có các giấy tờ chứng minh được đất bị thu hồi là đất đã sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993 thuộc các trường hợp sau:
+ Đất đã được sử dụng trước ngày 18/12/1980 được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận;
+ Được cơ quan Nhà nước giao đất sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người được giao đất vẫn tiếp tục sử dụng từ đó đến lúc
bị thu hồi;
+ Có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp hoặc UBND quận, huyện, huyện, thành phố thuộc tỉnh, Sở Địa chính cấp theo uỷ quyền của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc có tên trong trong sổ địa chính đến nay vẫn tiếp tục sử dụng;
+ Có giấy tờ mua bán nhà và tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất trước ngày 15/10/1993.
+ Người nhận chuyển nhượng, chuyển đổi thừa kế, cho, tặng quyền sử dụng đất hoặc nhà gắn liền với quyền sử dụng đất mà đất của người sử dụng thuộc đối tượng có đủ một trong các điều kiện trên nhưng chưa làm thủ tục sang tên trước bạ.
+ Người tự khai hoang đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối trước ngày 15/10/1993 và liên tục sử dụng cho đến khi bị thu hồi đất mà không có tranh chấp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.
c. Điều kiện để được bồi thường về tài sản trên đất:
- Chủ sử dụng tài sản là người có tài sản trên đất hợp pháp khi Nhà nước thu hồi mà bị thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại theo giá trị hiện có của tài sản.
- Chủ sở hữu tài sản có tài sản trên đất không hợp pháp: tuỳ theo trường hợp cụ thể được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét bồi thường hoặc hỗ trợ tài sản.
d. Các điều kiện không được bồi thường thiệt hại về đất, tài sản trên đất:
Người bị thu hồi đất không có một trong các điều kiện theo quy định được bồi thường về đất ở trên hoặc tại thời điểm sử dụng đất vi phạm quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã công bố hoặc vi phạm hành lang không được bồi thường thiệt hại về đất cũng như tài sản trên đất. Trong trường hợp xét thấy cần hỗ trợ thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.
3.5.2. Kết quả điều tra, xác định các đối tượng và điều kiện được bồithường ở ba dự án nghiên cứu thường ở ba dự án nghiên cứu
a. Dự án 1
Công tác bồi thường GPMB dự án được Hội đồng bồi thường GPMB của huyện thực hiện cùng với sự phối hợp của phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND thị trấn Thắng.
Hội đồng bồi thường GPMB huyện đã tiến hành kê khai, kiểm tra và xét duyệt các đối tượng được bồi thường, theo đúng nguyên tắc được quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, cùng với Quyết định 112/2009/QĐ-UBND ngày 28/10/2009 của UBND tỉnh Bắc Giang.
Việc kê khai, kiểm đếm diện tích đất và tài sản, cây cối, công trình trên đất được lập chi tiết đến từng hộ và có sự chứng kiến của các ban ngành cùng đại diện các chủ hộ có đất bị thu hồi.
Hội đồng bồi thường GPMB kiểm tra, đối soát và xét duyệt diện tích đất bị thu hồi và các tài sản trên đất đối với các hộ gia đình có đất ở được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong quá trình tiến hành bồi thường GPMB, Hội đồng bồi thường chủ động bồi thường và làm tốt công tác dân vận cũng như phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với chính quyền địa phương nên đã bồi thường được gần hết diện tích được giao. Chi tiết cụ thể như sau:
Công trình ảnh hưởng đến 19 hộ dân. Qua kiểm tra, xác minh toàn bộ diên tích thu hồi của các hộ trên đều đủ điều kiện bồi thường, hỗ trợ và đều được bỗ trí TĐC.
- Nhận xét, đánh giá chung:
+ Ưu điểm:
Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư cùng chính quyền địa phương đã xác định rõ phạm vi, đối tượng, chi tiết cụ thể hoá các trường hợp được bồi thường thiệt hại về đất, được hỗ trợ, các tài sản trên đất cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Trong suốt quá trình giải phóng mặt bằng đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân có đất bị thu hồi, vì vậy công tác GPMB đã gặp rất nhiều thuận lợi.
+ Nhược điểm:
Trong quá trình kiểm đếm nhiều hộ dân không hợp tác, lấy lý do giá đền bù thấp đòi nhiều yêu sách vô lý.
Do khu vực đã được quy hoạch để thực hiện dự án từ hơn 15 năm trước. Nhiều hộ dân phải ở trong những ngôi nhà lụp xụp nhưng không được xây dựng mới dẫn đến họ bức xúc và không tin vào dự án.
Công tác quản lý đất đai tại địa phương còn kém. Có những thời điểm, công tác quản lý đất đai còn bỏ ngỏ, một số hộ đã tự ý lấn chiếm đất công làm nhà ở nhưng chính quyền địa phương không chứng minh được việc lấn chiếm đó dẫn đến việc xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ gặp khó khăn.
Biện pháp khắc phục:
Cần tập trung hơn nữa trong công tác quản lý đất đai tại địa phương, tránh tình trạng lấn chiếm đất công, gây khó khăn tốn kém trong công tác bồi thường GPMB.
b. Dự án 2
Dự án 2 được UBND tỉnh Bắc Giang ra Quyết định thu hồi đất tổng thể vào theo Quyết định thu hồi đất số 524/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2009 và giao cho UBND huyện Hiệp hoà phối hợp với chủ đầu tư thực hiện việc bồi thường GPMB chi tiết đến từng hộ gia đình, cá nhân.
UBND huyện Hiệp Hoà đã chỉ đạo Hội đồng bồi thường, GPMB của huyện cùng các phòng chuyên môn, UBND các xã kết hợp với chủ đầu tư kiểm đếm và xác định điều kiện bồi thường đến từng thửa đất.
Ưu điểm:
Hội đồng bồi thường GPMB cùng chính quyền địa phương đã xác định rõ phạm vi, đối tượng, chi tiết cụ thể hoá các trường hợp được bồi thường thiệt hại về đất, được hỗ trợ, các tài sản trên đất cho phù hợp với tình hình
thực tế tại địa phương.
Trong suốt quá trình giải phóng mặt bằng đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân có đất bị thu hồi, vì vậy công tác GPMB đã gặp rất nhiều thuận lợi.
Việc GPMB của dự án khá thuận lợi do quá trình thực hiện đã tiến hành kê khai, kiểm kê chi tiết đến từng hộ, đặc biệt việc công khai quy hoạch của dự án đã được công khai từ trước. Đây là dự án trọng điểm nên quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Huyện uỷ và UBND huyện cũng như nhân dân
Nhược điểm:
Đay là dự án lớn, số hộ dân bị ảnh hưởng nhiều mà lực lượng Hội đồng GPMB lại nhỏ lên dẫn đến tình trạng kéo dài dự án. Dự án là công trình lớn đầu tiên nên Hội đồng GPMB và đơn vị liên quan còn lúng túng trong quá trình thực hiện.
c. Dự án 3
Dự án 3 được UBND tỉnh Bắc Giang ra Quyết định thu hồi đất tổng thể vào theo Quyết định thu hồi đất số 1190/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang và giao cho UBND huyện Hiệp hoà phối hợp với chủ đầu tư thực hiện việc bồi thường GPMB chi tiết đến từng hộ gia đình, cá nhân.
UBND huyện Hiệp Hoà đã chỉ đạo Hội đồng bồi thường, GPMB của huyện cùng các phòng chuyên môn, UBND các xã kết hợp với chủ đầu tư kiểm đếm và xác định điều kiện bồi thường đến từng thửa đất.
Ưu điểm:
Hội đồng bồi thường GPMB cùng chính quyền địa phương đã xác định rõ phạm vi, đối tượng, chi tiết cụ thể hoá các trường hợp được bồi thường thiệt hại về đất, được hỗ trợ, các tài sản trên đất cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
truyền, vận động nhân dân có đất bị thu hồi, vì vậy công tác GPMB đã gặp rất nhiều thuận lợi.
Việc GPMB của dự án khá thuận lợi do quá trình thực hiện đã tiến hành kê khai, kiểm kê chi tiết đến từng hộ, đặc biệt việc công khai quy hoạch của dự án đã được công khai từ trước. Đây là dự án trọng điểm nên quan tâm đặc biệt của Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Huyện uỷ và UBND huyện cũng như nhân dân.
Nhược điểm:
Đay là dự án lớn được sự quan tâm của Thủ tướng Chính phủ, một số hộ dân do nhận thức hạn chế về ý nghĩa, lợi ích to lớn của dự án nên vẫn chưa có