h ng TMC PH ngHi – Ci nán Pú Tà àả ọ
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại ngân hàng TMCP Hàng Hải – chi nhánh Phú Thọ
3.2.1. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp đối với DNN&V
Chính sách tín dụng là cương lĩnh, là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do đó, để việc nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNN&V đạt hiệu quả thì trước hết Maritime Bank Phú Thọ cần phải xây dựng cho mình một chính sách tín dụng phù hợp và hướng về DNN&V. Chính sách tín dụng phải có tầm nhìn dài hạn, không vì các lợi ích trong một vài năm trước mắt mà làm ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài trong các năm tiếp theo. Chính sách tín dụng cũng phải linh hoạt, theo sát với thực tế và đảm bảo được các yếu tố sau:
- Đơn giản hóa các thủ tục tín dụng: Ngân hàng cần loại bỏ những giấy tờ thủ tục không thật sự cần thiết để tạo điều kiện cho DNN&V tiếp cận nguồn vốn vay thuận tiện và đơn giản hơn. Yêu cầu cung cấp hồ sơ tín dụng đối với DNN&V phải dựa trên quy định chung và phải nhất quán, rõ ràng, giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu và đáp ứng cho ngân hàng.
- Cơ cấu dư nợ tín dụng theo từng ngành, lĩnh vực nhằm hạn chế rủi ro đối với việc quá tập trung vào một ngành hay một lĩnh vực kinh doanh.
- Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn đối với DNN&V sao cho vừa đảm bảo an toàn tín dụng cho ngân hàng, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể cân đối được nguồn vốn để trả nợ.
- Đối với những DNN&V làm ăn kinh doanh có hiệu quả, có uy tín, chiến lược kinh doanh cụ thể và ổn định lâu dài thì ngân hàng cần có các chính sách ưu đãi. Cụ thể:
+ Về chính sách lãi suất:
Cho vay đối với các khách hàng là DNN&V ẩn chứa nhiều rủi ro hơn và giá trị món vay nhỏ hơn so với các khách hàng lớn. Vì vậy không thể đưa ra mức lãi suất ưu đãi như đối với các khách hàng lớn đã có quan hệ tín dụng lâu dài. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn có thể đưa ra các mức lãi suất khác nhau áp dụng cho các ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhau tuỳ thuộc vào triển vọng phát triển của từng ngành nghề.
Chính sách lãi suất là một trong những chính sách quan trọng của ngân hàng. Việc duy trì một chính sách lãi suất hợp lý trong một giai đoạn cụ thể nào đó vừa đảm bảo lợi ích của ngân hàng khi cho vay lại vừa đảm bảo được khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để đầu tư, sản xuất, kinh doanh là một vấn đề mà các ngân hàng luôn đặc biệt quan tâm trong điều kiện cạnh tranh gay gắt.
+ Về phương hướng cho vay:
Trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn vay của các khách hàng, độ tín nhiệm của khách hàng khi sử dụng vốn vay đối với ngân hàng, tính khả thi của phương án, khả năng hoàn trả nợ vay, ngân hàng thoả thuận với khách hàng về việc lựa chọn phương án cho vay phù hợp với đặc điểm của từng khách hàng. Do đó, giải pháp và phương thức cho vay ở đây là ngân hàng nên mạnh dạn áp dụng hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng đối với các khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, vay vốn trả nợ thường xuyên và có tín nhiệm với ngân hàng.
+ Thời hạn cho vay:
Một nhân tố hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an toàn vốn vay cho ngân hàng cũng như tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng số tiền vay có hiệu quả là việc tính toán, xác định kỳ hạn trả nợ hợp lý. Cần điều chỉnh thời hạn cho vay linh hoạt hơn đối với từng loại hình doanh nghiệp. Việc xác định kỳ hạn không chỉ đơn thuần căn cứ vào bảng tổng kết tài sản, kinh tế sản xuất mà còn phải dựa trên kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, các hợp đồng mua bán tiêu thụ sản phẩm, từ đó ngân hàng xác định kỳ hạn trả nợ. Việc xác định không chính xác sẽ dẫn đến tình trạng không trả được nợ của khách hàng, gây ra khó khăn cho cả khách hàng và ngân hàng trong quan hệ tín dụng.
+ Vấn đề bảo đảm tiền vay:
Hiện nay, vấn đề về tài sản đảm bảo tiền vay là một khó khăn lớn cho các DNN&V khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Thực tế cho thấy, nhiều ngân hàng khi xem xét một đơn xin vay hầu như chỉ quan tâm đến giá trị tài sản thế chấp và các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp của khách hàng có đầy đủ và hợp pháp không. Nhưng trong điều kiện này thì tài sản thế chấp chưa được coi là một đảm bảo chắc chắn cho doanh nghiệp bởi vấn đề xử lý tài sản thế chấp khi khách hàng mất khả năng thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi vốn kinh doanh làm ăn không hiệu quả.
Vì vậy vấn đề tài sản thế chấp không còn là điều kiện quan trọng nhất để ngân hàng xem xét cho vay nữa mà điều cần quan tâm là hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, uy tín trên thị trường và khả năng trả nợ đúng hạn của doanh nghiệp đó. Ngân hàng cần nắm bắt tốt các thông tin này rồi thì mới có thể linh động hơn trong việc đặt quan hệ tín dụng với doanh nghiệp chứ không e dè và chặt chẽ như hiện nay. Ví dụ ngân hàng có thể cho vay theo dòng tiền. Căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
vay vốn để tính toán dòng tiền vào ra trong suốt quá trình tiến hành phương án đó để dự kiến có cho vay hay không. Khi đã cho vay kiểm soát thực tế dòng tiền luôn chuyển có như dự kiến không, từ đó có biện pháp phù hợp để thu nợ kịp thời theo hợp đồng.
- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh có lãi, có uy tín nhưng chưa là khách hàng thường xuyên của ngân hàng thì ngân hàng cần phải có chiến lược marketing khách hàng, quảng bá, tiếp thị, giới thiệu hình ảnh về ngân hàng để thu hút khách hàng.
- Đối với các khách hàng gặp khó khăn tạm thời trong kinh doanh, ngân hàng có thể hỗ trợ khách hàng trong kinh doanh, tư vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề về thị trường, tài chính, nguồn vốn đầu tư để doanh nghiệp nhanh chóng vượt qua khó khăn.
- Đối với khách hàng làm ăn không hiệu quả, tình hình sản xuất kinh doanh yếu kém, cố tình chây ỳ không trả nợ và có dấu hiệu lừa đảo thì ngân hàng cần kiên quyết xử lý như phối hợp với các cơ quan chức năng phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
- Tổ chức quản trị rủi ro thông qua hoàn thiện các quy trình, nghiệp vụ, các biện pháp phân tán rủi ro, bảo đảm tài sản, tuân thủ và nhất quán trong thực hiện, các chế tài về hành chính, tài chính.
3.2.2. Tổ chức tốt mạng lưới thu thập, xử lý thông tin và phân tích thông tin tín dụng đồng thời phát triển hoạt động marketing đối với DNN&V
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, với sự đa dạng của các nguồn thông tin cùng với cách thức xử lý thông tin ngày càng hiện đại, thì việc thu thập thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời để phục vụ cho công tác thẩm định là khá phức tạp song vô cùng cần thiết với ngân hàng. Sự chính xác của thông tin có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của khoản vay và ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân
hàng. Vì vậy, trong công tác thu thập, xử lý, phân tích thông tin trong thời gian tới ngân hàng cần thực hiện một số công việc sau:
- Ngân hàng cần tìm hiểu kỹ các thông tin về hoạt động của khách hàng qua bạn hàng và các đối tác của khách hàng vay cũng như qua các cơ quan chức năng trên địa bàn doanh nghiệp hoạt động. Các DNN&V luôn có một lượng khách hàng đông đảo do đó việc tìm hiểu khách hàng trực tiếp vay vốn qua những đối tượng này sẽ giúp ngân hàng tìm hiểu được những thông tin cần thiết và có ích đối với ngân hàng.
- Để có thể có đủ thông tin cần thiết cho việc đánh giá khách hàng, cần phải thiết lập hệ thống thông tin đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau, cùng với những thông tin khách hàng cung cấp, ngân hàng nên chủ động trong việc tìm kiếm thêm các thông tin có liên quan đến khách hàng và liên quan đến khoản vay trên các tạp chí, báo, mạng internet... để hiểu rõ hơn về khách hàng.
- Nên tập trung vào những thông tin trực tiếp liên quan đến chất lượng khách hàng và khoản vay, đối với những thông tin đã có từ những khoản vay trước đó chỉ cần xem xét sơ qua và có thể bỏ qua một số thông tin mà đã chắc chắn có độ chính xác về khách hàng. Vấn đề này sẽ giúp ngân hàng dành thời gian để phân tích những thông tin cần thiết, rút ngắn thời gian xét duyệt khoản vay từ đó ra quyết định nhanh chóng cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách kịp thời.
- Việc thu thập, xử lý, phân tích thông tin cần phải được giao cho những cán bộ tín dụng có kinh nghiệm và có những hiểu biết nhất định về từng lĩnh vực, từng ngành nghề cụ thể, việc phân tích thông tin phải được tổ chức một cách chuyên nghiệp để mang lại kết quả chính xác hơn.
Từ những việc làm trên sẽ giúp ngân hàng có được những khoản vay có chất lượng tốt từ đó làm tăng dư nợ của ngân hàng và tăng chất lượng tín dụng, đồng thời cũng làm tăng uy tín của ngân hàng đối với khác hàng.
Bên cạnh việc thu thập, xử lý thông tin về khách hàng vay vốn, một việc làm hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng tín dụng là thực hiện chính sách marketing. Để thực hiện chính sách marketing trong việc tiếp cận với các DNN&V một cách có hiệu quả thì các ngân hàng cần thực hiện được những bước sau:
- Chủ động tìm kiếm khách hàng: Quan niệm trước đây cho rằng: doanh nghiệp tự lựa chọn và tìm đến ngân hàng khi có nhu cầu về vốn, công việc của ngân hàng là thực hiện quan hệ tín dụng với những khách hàng tìm đến với mình. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, quan niệm này không thể tồn tại được nữa bởi nếu không chủ động tìm kiếm khách hàng mới thì thị phần của ngân hàng sẽ rất khó đứng vững và phát triển do bị các đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh. Vì vậy, ngân hàng cần phải chủ động tìm kiếm khách hàng. Cụ thể như sau:
Thứ nhất: Ngân hàng có thể lên danh sách, liệt kê tất cả các DNN&V đã mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Từ đó xác định rõ doanh nghiệp nào đã có quan hệ làm ăn tín dụng với ngân hàng, doanh nghiệp nào chưa có quan hệ tín dụng. Đối với những doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng, ngân hàng nên cử cán bộ tìm hiểu những vấn đề của doanh nghiệp như: tình hình hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đang quan hệ tín dụng đối với tổ chức tín dụng nào không, vì sao doanh nghiệp không đặt vấn đề tín dụng đối với ngân hàng để từ đó có thể tiếp cận nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp.
Thứ hai: Có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các trung tâm hỗ trợ DNN&V và các thông tin khác để có thể tìm kiếm được nhiều hơn nữa những khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn ngân hàng từ đó có biện pháp tối ưu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc vay vốn ngân hàng.
- Quảng cáo trên các phương tiện báo, tạp chí, ti vi, internet... Đây là hình thức quảng cáo tương đối hiệu quả và có chi phí thấp, thông qua đó các sản phẩm dịch vụ chính sách của ngân hàng trong từng thời kỳ nhanh chóng đến được với khách hàng giúp họ nắm bắt được những thông tin cần thiết. Một trong những xu hướng hiện nay là việc các ngân hàng thành lập các trang web riêng trên mạng internet và thực tế là hiệu quả tuyên truyền này của các ngân hàng tăng lên rõ rệt.
- Trực tiếp tiếp cận khách hàng: Hoạt động này cần được thực hiện thường xuyên mọi lúc mọi nơi. Các cán bộ ngân hàng khi đi tham dự các hội thảo các chuyên đề cần tranh thủ làm quen với các doanh nghiệp giới thiệu cho họ về ngân hàng... Tổ chức các hội nghị khách hàng qua đó thu nhập được những thông tin phản hồi từ phía khách hàng, lấy ý kiến của các doanh nghiệp về những khó khăn của họ trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, từ đó đưa ra những điều chỉnh cần thiết, đáp ứng tốt hơn những yêu cầu từ phía khách hàng.
3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay
Các ngân hàng phải thường xuyên theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng một cách chặt chẽ để đảm bảo rằng họ không sử dụng vốn đó vào mục đích khác không đúng theo hợp đồng đã cam kết. Nếu như trong quá trình giám sát, kiểm tra có phát hiện ra người vay sử dụng tiền vay không đúng mục đích, có nguy cơ rủi ro cao, ngân hàng có thể đề nghị thu hồi nợ trước hạn. Quá trình kiểm tra cũng giúp ngân hàng nắm rõ những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải, từ đó có thể tư vấn hoặc giới thiệu cho doanh nghiệp những đối tác, đồng thời cấp thêm tín dụng cho những nhu cầu mới phát sinh mà vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục. Để nâng cao khả năng kiểm
soát tín dụng trong các ngân hàng, các ngân hàng có thể áp dụng một số cách thức sau:
- Xác định lại quy mô, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng cho phù hợp với yêu cầu công tác quản lý và chiến lược phát triển của mình. Nên thực hiện tổ chức rà soát, đánh giá lại chất lượng và hiệu quả của việc tăng trưởng tín dụng cũng như nâng cao hiệu quả tín dụng. Trên cơ sở đó xác định lại quy mô, cơ cấu tổ chức bộ máy gắn liền với chất lượng quản lý một cách hợp lý hay nói cách khác quy mô và cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động phải phù hợp với khả năng quản lý và kiểm soát tín dụng.
- Tổ chức nghiên cứu phân loại cán bộ tín dụng theo cấp độ khác nhau. Cán bộ tín dụng có ý nghĩa quyết định trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Việc phân loại có thể dựa trên một số tiêu thức sau: Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, các nghiệp vụ bổ trợ (ngoại ngữ, vi tính...), phẩm chất đạo đức. Hoạt động phân loại cán bộ tín dụng theo các chuẩn mực, các cấp khác nhau cùng với việc xác định các đối tượng cho vay vốn sẽ giúp đưa ra được quyết định cho vay hợp lý.
- Ngân hàng cần chủ động hơn trong cân đối vốn kinh doanh. Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn là vấn đề hết sức quan trọng, thể hiện trình độ quản lý vốn kinh doanh, khả năng kiểm soát và quản lý tín dụng của ngân hàng.
3.2.4. Chú trong thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay
Ngày 29 tháng 12 năm 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178/1999/NĐ-CP quy định về bảo đảm tiền vay trong việc cấp tín dụng dưới hình thức cho vay của các tổ chức tín dụng. Đây là văn bản pháp lý quan trọng có hiệu lực từ ngày 13 tháng 01 năm 2000 được ban hành nhằm hướng dẫn các tổ chức tín dụng sử dụng các biện pháp bảo đảm nhằm phòng ngừa