Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với dnn&v tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải – chi nhánh phú thọ (Trang 48 - 107)

2.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Phú Thọ trong thời gian quaHàng Hải - Chi nhánh Phú Thọ trong thời gian qua Hàng Hải - Chi nhánh Phú Thọ trong thời gian qua

2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Phú Thọ

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam gọi tắt là Ngân hàng TMCP Hàng Hải, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Maritime Commercial Stock Bank (viết tắt là Maritime Bank hoặc MSB). Được thành lập vào ngày 12/07/1991, với bề kinh nghiệm 21 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và có cổ đông chiến lược là các doanh nghiệp lớn thuộc ngành Bưu chính viễn thông, Hàng hải, Hàng không, Bảo hiểm…, Maritime Bank sở hữu nhiều tiềm năng to lớn để bứt phá và lớn mạnh trong thời kỳ hội nhập.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Phú Thọ được thành lập vào ngày 28 thàng 01 năm 2009. Tuy mới thành lập song cũng đã có những bước phát triển vững chắc và toàn diện trên mọi mặt: Huy động vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, loại hình dịch vụ, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác. Ngày 20 tháng 01 năm 2010 chi nhánh Maritime Bank Phú Thọ mở thêm phòng giao dịch Maritime Bank Tiên Cát, góp phần mở rộng thêm mạng lưới hoạt động của hệ thống Ngân hàng TMCP Hàng Hải trên cả nước. Các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh Maritime Bank Phú Thọ:

- Cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

- Cho vay ngắn hạn và trung hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ cho mọi thành phần kinh tế.

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước, mua bán ngoại tệ, tài trợ ngoại thương, bảo lãnh và tái bảo lãnh.

- Thực hiện dịch vụ thanh toán chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính trong phạm vi toàn quốc và qua hệ thống mạng thanh toán trên toàn thế giới.

- Thực hiện dịch vụ chi trả kiều hối, giao nhận tiền tận nơi cho đơn vị, thu chi ngân phiếu, tiền mặt và thực hiện các nghiệp vụ khác.

Trong thời gian qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam Á xảy ra và có nhiều diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến thị trường tài chính, nền kinh tế trong nước.

Thị trường tài chính tiền tệ trong nước bị thu hẹp, nền kinh tế đất nước bước vào thời kỳ trì trệ và có xu hướng đi xuống. Nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn tới phá sản. Năng lực tài chính của phần lớn doanh nghiệp đều thấp và làm ăn không có hiệu quả. Cạnh tranh thị trường tài chính tiền tệ không chỉ giữa các ngân hàng trong nước mà cả với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hệ thống pháp luật thiếu hoàn chỉnh, luôn thay đổi, bổ sung. Ý thức chấp hành luật của doanh nghiệp cũng như của dân chúng chưa cao.

Tất cả các yếu tố trên đều tác động tới mọi mặt của hoạt động ngân hàng và gây ra không ít khó khăn cho hoạt động ngân hàng. Trong bối cảnh đó, Maritime Bank Phú Thọ gặp phải không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Tuy vậy nhờ có sự đoàn kết nhất trí quyết tâm cao của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và cán bộ ngân hàng, Maritime Bank Phú Thọ đã có những bước đi vững chắc. Với phương châm “Tăng trưởng an toàn và bền vững −

Phát triển theo kế hoạch − Điều tiết linh hoạt”, Maritime Bank Phú Thọ đã thể hiện khả năng thích ứng của mình với môi trường kinh doanh ngân hàng và mọi hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng vẫn luôn bình ổn và phát triển theo kế hoạch. Sau hai năm đầu hoạt động Maritime Bank Phú Thọ liên tục kinh doanh có lãi, hoạt động an toàn có hiệu quả đã góp phần nâng cao vị thế của

Maritime Bank Phú Thọ trên thương trường, tạo điều kiện để mở rộng và tăng cường hợp tác kinh tế với các TCTD, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đó là thành công hết sức quan trọng của Maritime Bank Phú Thọ trong những năm qua.

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Maritime Bank Phú Thọ

2.1.2. Tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Phú Thọ trong thời gian qua

Trong những năm qua Maritime Bank Phú Thọ liên tục hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch kinh đoanh được Hội sở chính giao. Mặc dù là chi nhánh còn non trẻ thành lập sau rất nhiều các NHTM nhà nước, ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh nhưng Chi nhánh liên tục khẳng định được vị thế của mình so với các ngân hàng bạn. Sau đây là một số chỉ tiêu đáng chú ý mà chi nhánh Maritime Bank Phú Thọ đã đạt được.

2.1.2.1. Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động được Maritime Bank Phú Thọ rất chú trọng. Với chủ trương duy trì và tăng trưởng nguồn vốn để giữ vững thị phần, an

Giám đốc Phòng giao dịch Phòng tín dụng Tổ hành chính tổng hợp Phòng kế toán tài chính Phòng dịch vụ khách hàng Tín dụng cá nhân Tín dụng doanh nghiệp

toàn thanh khoản và bổ sung nguồn vốn cho vay Maritime Bank Phú Thọ đã rất nỗ lực trong việc đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn và được xem là ngân hàng khá năng động trong việc đưa ra các sản phẩm huy động vốn độc đáo hấp dẫn. Chính vì vậy nguồn vốn huy động của Maritime Bank Phú Thọ luôn tăng trưởng qua các năm, được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1 Số liệu công tác huy động vốn của Maritime Bank Phú Thọ

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Năm

2009 Năm 2010 Năm 2011

Tuyệt đối Tuyệt đối % Tăng trưởng Tuyệt đối % Tăng trưởng

Nguồn vốn huy động 329.270 459.330 39,50% 693.300 50,94% Phân theo kỳ hạn

- Ngắn hạn 263.416 355.173 34,83% 568.506 60,06% - Trung & dài hạn 65.854 104.157 58,16% 124.794 19,81%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Maritime Bank Phú Thọ năm 2009, 2010, 2011)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy trong những năm gần đây nguồn vốn huy động của Maritime Bank Phú Thọ đã có sự tăng trưởng rất mạnh. Năm 2010 tổng số vốn huy động đạt 459.330 triệu đồng, tăng 39,5% so với năm 2009. Năm 2011 là năm tăng trưởng mạnh của Maritime Bank Phú Thọ với nguồn vốn huy động được đạt 693.300 triệu đồng, tăng 50,94% so với năm 2010.

Trong năm 2010, duy trì đà tăng của lãi suất huy động vào những tháng cuối năm 2009, lãi suất huy động VND về cơ bản đã gia tăng ở những tháng đầu năm, giảm và duy trì ổn định trong quý II, quý III và gia tăng mạnh trong hai tháng cuối năm. Các TCTD tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp nhằm hợp lý hoá các chi phí phụ cho hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng thông qua các chương trình khuyến mại,...

Biến động lãi suất năm 2011 không còn căng thẳng như năm 2010 với quy định trần lãi suất huy động của NHNN nhưng cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn ngày càng quyết liệt hơn. Do lãi suất huy động của TCTD bằng nhau. Hơn nữa nguồn vốn cũng đã dịch chuyển sang nhiều kênh đầu tư hấp dẫn hơn như thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản,… Các ngân hàng đua nhau mở ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Trong bối cảnh đó Maritime Bank Phú Thọ đã chủ động điều hành lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, đảm bảo khả năng tự chủ về nguồn vốn với những chương trình khuyến mãi như “ Tân xuân đắc lộc”, “ Tiết kiệm với lãi suất cao nhất”, “Tiết kiệm dự thưởng”…đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ đã đem lại kết quả đáng kể thể hiện như trên.

Những kết quả tăng trưởng mạnh mẽ của nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư một lần nữa khẳng định hướng đi đúng của Maritime Bank Phú Thọ trong công cuộc xây dựng cơ cấu nguồn vốn vững chắc, an toàn và hiệu quả. Tạo thuận lợi cho Maritime Bank Phú Thọ có thể tiếp tục mở rộng hoạt động cho vay của mình.

2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn tín dụng

Trên cơ sở ổn định nguồn vốn , sự nỗ lực Maritime Bank Phú Thọ trong công tác xây dựng một cơ sở khách hàng bền vững đã bước đầu phát huy hiệu quả và thể hiện qua sự tăng trưởng của hoạt động cho vay và đầu tư.

Bảng 2.2 Số liệu hoạt động cho vay của Maritime Bank Phú Thọ

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tuyệt đối Tỷ trọng Tuyệt đối % Tăng trưởng Tỷ trọng Tuyệt đối % Tăng trưởng Tỷ trọng Tổng dư nợ 175.540 283.670 61,60% 473.950 67,07% Cho vay ngắn hạn 122.353 69,70% 199.656 63,18% 70,38% 370.540 85,59% 78,18% Cho vay trung & dài hạn 53.187 30,30% 84.014 57,96% 29,62% 103.410 23,09% 21,82%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Maritime Bank Phú Thọ năm 2009, 2010, 2011)

Qua số liệu và biểu đồ trên ta thấy dư nợ cho vay của Maritime Bank Phú Thọ tăng trưởng rất tốt trong giai đoạn 2009 – 2011. Năm 2009 tổng dư

nợ cho vay đạt 175.540 triệu đồng. Năm 2010 đạt 283.670 triệu đồng, tăng 61,6 % so với năm 2009. Năm 2011 đạt 473.950 triệu đồng, tăng 67,08 % so với năm 2010. Đây là con số ấn tượng vì Maritime Bank Phú Thọ mới thành lập và đi vào hoạt động từ đầu năm 2009, đây cũng là thời kỳ kinh tế khó khăn. Điều này chứng tỏ công tác đầu tư tín dụng ngày càng đa dạng hóa, phục vụ tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng trong tỉnh. Đồng thời thể hiện sự nỗ lực không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên và đội ngũ lãnh đạo Maritime Bank Phú Thọ trong xây dựng một nền tảng khách hàng uy tín và quan hệ tín dụng tốt.

Cho vay ngắn hạn năm 2009 đạt 122.353 triệu đồng. Năm 2010 đạt 199.656 triệu đồng, tăng 63,18 % so với năm 2009. Năm 2011 đạt 370.540 triệu đồng, tăng 85,59 % so với năm 2010. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng mạnh qua các năm đảm bảo tốt hơn sự phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động (chủ yếu là ngắn hạn từ dân cư & TCKT) với kỳ hạn của các khoản cho vay. Từ đó ngân hàng được đảm bảo an toàn rủi ro về kỳ hạn. Đây cũng là chủ trương, đường lối của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam nói chung và Maritime Bank Phú Thọ nói riêng.

Cho vay trung dài hạn năm 2009 đạt 53.187 triệu đồng. Năm 2010 đạt 84.014 triệu đồng, tăng 57,96 % so với năm 2009. Năm 2011 đạt 103.410 triệu đồng, tăng 23,09 % so với năm 2010. Nhìn chung tỷ trọng cho vay trung dài hạn có xu hướng giảm dần qua các năm. Hoạt động cho vay trung dài hạn đòi hỏi ngân hàng cần có sự thẩm định và xét duyệt kỹ lưỡng trước khi cho vay, trong khi lại mang nhiều rủi ro hơn hoạt động cho vay ngắn hạn. Do vậy tỷ trọng cho vay trung và dài hạn giảm dần là xu hướng phát triển tất yếu của Maritime Bank Phú Thọ .

Xét cơ cấu cho vay: Cơ cấu cho vay của Maritime Bank Phú Thọ cũng được thay đổi theo chiều hướng tốt. Điều này thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:

Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay của Maritime Bank Phú Thọ

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tuyệt đối trọngTỷ Tuyệt đối Tăng % trưởng Tỷ trọng Tuyệt đối % Tăng trưởng Tỷ trọng Tổng dư nợ 175.540 283.670 61,60% 473.950 67,07% Theo thành phần DNN&V 131.655 75,00% 215.589 63,75% 76,00% 372.051 72,57% 78,50% DNL & CVK 43.885 25,00 % 68.081 55,14 % 24,00 % 101.899 49,67 % 21,50 % Theo TSĐB Có TSĐB 93.036 53,00 % 141.835 52,45 % 50,00 % 213.278 50,37 % 45,00 % Không có TSĐB 82.504 47,00% 141.835 71,91% 50,00% 260.672 83,79% 55,00%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Maritime Bank Phú Thọ năm 2009, 2010, 2011)

Maritime Bank Phú Thọ cũng theo xu hướng chung của các ngân hàng thương mại hiện nay là tăng cường cho vay đối với DNN&V. Tỷ trọng dư nợ đối với DNN&V ở ngân hàng là khá cao (gần 80% tổng dư nợ).

Tỷ lệ cho vay có TSĐB giảm dần trong những năm gần đây. Đây có thể là tín hiệu tốt là Maritime Bank Phú Thọ đã có thể tăng cường công tác thẩm định, xét duyệt cho vay ít dựa vào TSĐB hơn thời gian trước. Đây là tín hiệu mà các DNN&V thiếu tài sản đảm bảo và có dự án tốt, hoạt động có hiệu quả có thể hy vọng sẽ vay được vốn ngân hàng dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu sự giảm xuống của tỷ trọng cho vay có TSĐB là kết quả đánh giá của các cán bộ tín dụng có trình độ chưa cao thì đây lại là tín hiệu xấu đối với hoạt động kinh doanh của Maritime Bank Phú Thọ.

2.1.2.3 Công tác dịch vụ phi tín dụng

Tăng thu từ dịch vụ là xu hướng phát triển chung của các NHTM Việt Nam hiện nay. Trong những năm qua, thu dịch vụ mới chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng thu của các NHTM Việt Nam, thường chỉ chiếm khoảng 10% tổng thu, còn 90% còn lại là thu từ hoạt động dịch vụ tín dụng. Do vai trò quan trọng ngày càng được khẳng định của công tác dịch vụ phi tín dụng đối với thu nhập, với hình ảnh, thương hiệu, định hướng phát triển của các NHTM, các ngân hàng đều đang nỗ lực phát triển công tác này. Vì vậy công tác dịch vụ phi tín dụng luôn được Maritime Bank Phú Thọ dành một sự quan

tâm phát triển đặc biệt và luôn là trọng điểm trong kế hoạch phát triển hàng năm của Maritime Bank Phú Thọ.

Bảng 2.4 Hoạt động dịch vụ phi tín dụng của Maritime Bank Phú Thọ

Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tuyệt đối Tuyệt đối % Tăng trưởng Tuyệt đối % Tăng trưởng Lợi nhuận KDNT 71 94 32,39% 151 60,64% Phí dịch vụ thanh toán 253 294 16,21% 368 25,17% Thu ngân quỹ 123 134 8,94% 196 46,27% Thu khác 25 33 32% 41 24,24% Tổng 472 555 17,58% 756 36,22%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Maritime Bank Phú Thọ năm 2009, 2010, 2011)

Năm 2010 đạt tăng trưởng thu từ dịch vụ phi tín dụng là 17,58% so với năm 2009, đạt 555 triệu đồng; Năm 2011 đạt tăng trưởng thu từ dịch vụ phi tín dụng lên 36,22% so với năm 2010, đạt 756 triệu đồng.

Về dịch vụ thanh toán quốc tế, khách hàng chủ yếu của chi nhánh vẫn là nhóm khách hàng khối dệt may, giày, xăng dầu. Dịch vụ thanh toán trong

nước cũng phát triển mạnh trong thời gian qua với xu hướng tăng cường công nghệ hiện đại vào thanh toán không dùng tiền mặt. Về dịch vụ kinh doanh ngoại tệ song song với việc đẩy mạnh doanh số giao dịch Maritime Bank Phú Thọ tích cực nâng cao chất lượng quản lý và phòng ngừa rủi ro. Do vậy lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ năm 2011 tăng 60,64% so với năm 2010.

2.2 Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với DNN&V tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Phú ThọHàng Hải - Chi nhánh Phú Thọ Hàng Hải - Chi nhánh Phú Thọ

Trong những năm qua, Maritime Bank Phú Thọ đã tập trung phát triển khách hàng là DNN&V trên cơ sở những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, có TSĐB tốt và nhu cầu sử dụng vốn hợp lý. Để thấy được thực trạng tín dụng đối với DNN&V tại Maritime Bank Phú Thọ một cách toàn diện cần xem xét những mặt sau:

2.2.1 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ DNN&V

Bảng 2.5 Tăng trưởng dư nợ cho vay DNN&V của Maritime Bank Phú Thọ

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tuyệt đối Tỷ trọng Tuyệt đối % Tăng trưởng Tỷ trọng Tuyệt đối % Tăng trưởng Tỷ trọng Dư nợ của DNN&V 131.655 215.589 63,75% 372.051 72,57% Dư nợ ngắn hạn 99.528 75,60% 165.398 66,18% 76,72% 295.435 78,62% 79,41% Dư nợ trung & dài hạn 32.127 24,40% 50.191 56,23% 23,28% 76.616 52,65% 20,59%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Maritime Bank Phú Thọ năm 2009,

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với dnn&v tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải – chi nhánh phú thọ (Trang 48 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w