hàng TMCP Hàng Hải – Chi nhánh Phú Thọ
2.3.1. Những kết quả đạt được
Hiện nay trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam tồn tại rất nhiều ngân hàng TMCP và các NHTM nhà nước đang trong tiến trình cổ phần hóa. Song hành với nó là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hoạt động tín dụng và các dịch vụ khác vô cùng khốc liệt. Mặc dù vậy Maritime Bank Phú
Thọ vẫn từng bước phát triển một cách vững chắc và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
Từ việc phân tích thực trạng hiệu quả tín dụng đối với DNN&V có thể rút ra nhận định rằng hoạt động tín dụng đối với DNN&V tại Maritime Bank Phú Thọ ngày càng được chú trọng:
Quy mô tín dụng đối với DNN&V ngày càng tăng lên và ổn định cho thấy Maritime Bank Phú Thọ đã tạo lập được uy tín ngày càng rộng lớn đối với DNN&V. Maritime Bank Phú Thọ đã từng bước mở rộng thị phần, thu hút thêm nhiều khách hàng, đồng thời qua đó cung cấp kịp thời một lượng vốn lớn cho các doanh nghiệp để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Số lượng các DNN&V nhận được các khoản vay của Maritime Bank Phú Thọ ngày càng nhiều. Điều này một phần là do sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNN&V. Hơn thế nữa, sự gia tăng này còn do chiến lược của Maritime Bank Phú Thọ là quan tâm, chú trọng tới việc mở rộng và nâng cao hiệu quả cấp tín dụng bộ phận khách hàng này.
Maritime Bank Phú Thọ chủ động trong việc tăng cường nhiều kênh tiếp cận đối với DNN&V . Thay vì ngồi chờ doanh nghiệp đến tiếp xúc và đề nghị vay vốn như trước đây, Maritime Bank Phú Thọ đã chủ động tiếp cận với DNN&V thông qua các kênh trợ giúp như ban quản lý các Khu công nghiệp, Cục hải quan, Chi cục thuế,…
Trong công cuộc đổi mới, ngoài việc đầu tư vốn ngắn hạn, ngân hàng đã từng bước chú trọng đầu tư vốn trung dài hạn, nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ mới để mở rộng sản xuất kinh doanh để giúp cho các doanh nghiệp mở rộng tầm hoạt động, nâng cao số lượng cũng như chất lượng sản phẩm, thu hút thêm và bảo đảm cuộc sống cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước đồng thời tạo đà mở rộng đầu tư vốn ngắn hạn sau
này. Mặc dù đầu tư trung dài hạn vẫn còn ở mức thấp nhưng ngân hàng cũng đã kịp thời khai thác tiến hành đầu tư thẩm định những dự án khả thi và dư nợ trung dài hạn sẽ tăng trong thời gian tới.
Với phương châm “Cạnh tranh về chất lượng dịch vụ” để có được nguồn vốn huy động và khả năng dư nợ tín dụng như vậy, Maritime Bank Phú Thọ đã rất chú trọng tới các hoạt động dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước cũng như đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách “ nhanh chóng, an toàn, thuận lợi, tiết kiệm”.
Maritime Bank Phú Thọ luôn đặt lợi ích khách hàng lên trên hết, luôn đáp ứng các nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp một cách nhanh nhất và thuận tiện từ đó tạo được niềm tin của khách hàng và uy tín của Maritime Bank Phú Thọ đối với khách hàng ngày càng được củng cố và bền vững.
Kết quả đạt được này là chưa lớn nhưng điều mà Maritime Bank Phú Thọ đạt được là từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng với đối tượng khách hàng này, đa dạng hóa các danh mục đầu tư, thiết lập các mối quan hệ vững chắc tạo niềm tin nơi khách hàng. Việc tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn tín dụng của ngân hàng cũng như việc thực hiện nghiêm chỉnh các điều kiện cấp tín dụng đã giúp khách hàng có thể lựa chọn hình thức cung cấp vốn, thời hạn giải ngân và các lợi ích khác từ phía ngân hàng. Do vậy đã nâng cao thêm uy tín của Maritime Bank Phú Thọ nói riêng và toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam nói chung.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế
Mặc dù hoạt động cho vay đối với các DNN&V đã được cải thiện qua từng năm và đạt được những kết quả nhất định, nhưng bên cạnh đó hoạt động cho vay đối với các DNN&V vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:
- Tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn chỉ chiếm một phần thấp trong tổng dư nợ do nền kinh tế thiếu dự án đầu tư có hiệu quả, số lượng các dự án không nhiều, lại thêm sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nên vốn đầu tư nhìn chung bị hạn chế do vậy dư nợ không được mở rộng.
- Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn của Maritime Bank Phú Thọ không cao so với quy định nhưng tỷ lệ nợ quá hạn đang có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh chung của Maritime Bank Phú Thọ.
- Mức lãi suất áp dụng đối với DNN&V còn cao, chưa khuyến khích được các DNN&V này tham gia vay vốn tại Maritime Bank Phú Thọ. Hiện nay, các doanh nghiệp lớn đang được hưởng các mức lãi suất hết sức ưu đãi. Điều này cũng là cản trở không nhỏ trong việc tiếp cận nhu cầu vay vốn ngân hàng của các DNN&V.
- Việc thực hiện quy trình cho vay: Nhiều công đoạn trong quy trình cho vay chưa được quan tâm đúng mức như xem xét thẩm định trước khi cho vay còn chung chung, thiếu căn cứ khoa học, thiếu thông tin và hiệu quả kinh tế thấp. Nhiều khi khách hàng chỉ cần hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục là được vay, cán bộ tín dụng chưa quan tâm đúng mức đến hiệu quả thực của phương án kinh doanh.
- Công tác kiểm soát tuy có được thực hiện thường xuyên nhưng nhiều khi mang tính hình thức, đối phó cho đủ hình thức quy định, chất lượng kiểm tra còn hạn chế, việc xử lý sai phạm còn chậm, nương nhẹ, chưa thực hiện kiên quyết, do đó chưa hạn chế được những sai phạm khác phát sinh.
- Chất lượng thẩm định tín dụng còn thấp, trình độ cán bộ đặc biệt là ở các phòng giao dịch còn nhiều vấn đề bất cập chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác tín dụng hiện nay.
- Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp chưa cao, khả năng tiếp cận thẩm định dự án của cán bộ ngân hàng còn nhiều hạn chế. Có nhiều dự án có nội dung kinh tế kỹ thuật phức tạp, cán bộ tín dụng ngân hàng
không có điều kiện hiểu biết về các lĩnh vực chuyên môn để xác định hiệu quả kinh tế kỹ thuật của dự án. Cán bộ ngân hàng tính toán chỉ tiêu này chủ yếu dựa vào số liệu của doanh nghiệp cung cấp và tính toán nên thiếu cơ sở khoa học. Viêc thẩm định về phương diện kỹ thuật, thị trường thì các cán bộ tín dụng không đủ trình độ để đánh giá đúng đắn dẫn đến công trình thi công kéo dài , thời gian phát huy hiệu quả chậm. Hoặc khi hoàn thành đưa vào sử dụng không hết công suất thiết kế làm cho giá thành sản phẩm cao, thị trường không chấp nhận, doanh nghiệp có thể phải ngừng sản xuất hoặc làm ăn thua lỗ, dẫn đến vốn thu hồi không đúng hạn.
Một số doanh nghiệp vay vốn lưu động phục vụ sản xuất hoặc luân chuyển hàng hoá, mặc dù năng lực hạn chế, không có thông tin đầy đủ về thị trường nhưng cán bộ ngân hàng vẫn cho vay, dẫn đến hàng hoá không bán được, ứ đọng, chậm luân chuyển, gây ra kém hoặc mất phẩm chất. Doanh nghiệp phải bán rẻ hay bán chịu dẫn đến kết quả kinh doanh thấp hoặc bị chiếm dụng vốn, không trả nợ ngân hàng đúng hạn.
- Hoạt động Maketing chưa đồng bộ và nhất quán từ hội sở đến chi nhánh và các phòng giao dịch. Các thông tin quảng cáo về những sản phẩm và dịch vụ đối với DNN&V chưa đến được với các đối tượng này. Chính vì vậy, hiện nay cán bộ tín dụng phải tự tìm cách tiếp cận các DNN&V để bán sản phẩm, do đó cán bộ tín dụng sẽ khó tìm kiếm được những khách hàng tốt và đây cũng là yếu tố rủi ro về chất lượng cũng như hiệu quả tín dụng.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Hiệu quả công tác cho vay đối với DNN&V có phần hạn chế điều đó do một số nguyên nhân sau:
Nguyên nhân từ môi trường kinh tế
Tuy đã chuyển sang nền kinh tế thị trường từ năm 1986, nhưng thị trường vẫn nhỏ bé, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu kém. Chính
sách mở cửa đã khiến sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt, đặc biệt là sự cạnh tranh về lãi suất. Điều này càng khiến cho việc mở rộng cho vay và nâng cao hiệu quả cấp tín dụng của ngân hàng càng trở nên khó khăn. Với môi trường kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các DNN&V mới thành lập rất khó khăn mới chống đỡ được trước các doanh nghiệp quốc doanh lớn hoạt động lâu năm, với các Công ty nước ngoài, các Công ty đa quốc gia... vốn vẫn chiếm lĩnh thị trường. Với việc gia nhập WTO, môi trường kinh doanh sẽ ngày càng khó khăn hơn cả với các DNN&V và ngân hàng do phải chịu thêm nhiều sức ép làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay và hiệu quả cấp tín dụng của ngân hàng.
Nguyên nhân từ cơ chế thị trường
Thị trường là một trong những khó khăn đối với DNN&V, cả thị trường đầu vào lẫn thị trường đầu ra, thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Nói đến khó khăn của cơ chế thị trường phải nói đến hai nguyên nhân: Từ phía DNN&V chưa thích ứng với cơ chế thị trường, kém sức cạnh tranh và từ phía Nhà nước còn hạn chế trong việc điều tiết thị trường.
Thị trường nước ta còn kém phát triển, thiếu đồng bộ, bị chia cắt, hiện nay mới có thị trường hàng hoá, thị trường dịch vụ còn các loại thị trường khác còn sơ khai. Thị trường đầu tư vào như vốn, đất đai là khó khăn nhất. Thị trường đầu ra bị chèn ép do hàng ngoại nhập lậu tràn lan, phần lớn thị trường hàng tiêu dùng trong nước bị chiếm lĩnh, thiếu thông tin hướng dẫn về thị trường. Cơ chế thị trường của nước ta bắt đầu được thừa nhận và bước đầu xác lập nên còn đan xen giữa cơ chế chỉ huy và cơ chế thị trường, quan hệ kinh tế thị trường chưa được xác lập đầy đủ và đồng bộ nên chưa phát huy hết được tính ưu việt của nó, các DNN&V bước đầu cạnh tranh nên chưa có kinh nghiệm và chưa thực sự chủ động kinh doanh nên các DNN&V hoạt động chưa hiệu quả.
Nguyên nhân từ môi trường pháp lý chưa đồng bộ
- Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng đối với DNN&V chưa đồng bộ và đầy đủ. Mặc dù Nhà nước đã cố gắng tạo ra khuôn khổ pháp lý chung cho các DNN&V phát triển nhưng tính ổn định còn chưa cao. Các quyết định, văn bản pháp luật thường xuyên thay đổi, nhưng thiếu thông tin dự báo trước gây tác động không tốt tới hoạt động cho vay. Nhà nước quản lý các DNN&V còn nhiều sơ hở, thiếu chặt chẽ: như việc doanh nghiệp được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh với năng lực vượt quá nhiều so với trình độ, nghiệp vụ thực tế của doanh nghiệp. Việc thực thi pháp luật nhiều khi còn thiếu sót và chưa thật sự quyết liệt. Tình trạng doanh nghiệp trốn thuế, lập báo cáo kinh doanh không trung thực còn diễn ra phổ biến. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình hoạt động và quản lý các khoản cho vay đối với DNN&V.
- Các cơ quan chức năng chưa có hành động cụ thể trong việc hỗ trợ thông tin về cơ chế, chính sách, chế độ, thông tin về giá cả thị trường, về công nghệ, kỹ thuật, về các dịch vụ ngân hàng... cho các DNN&V dẫn đến tạo khoảng cách xa lạ giữa các doanh nghiệp và ngân hàng.
- Việc thực thi pháp luật chưa nghiêm chỉnh và xử lý vi phạm thiếu nghiêm minh dẫn đến tình trạng kinh doanh thiếu lành mạnh, gây rối loạn trong hoạt động. Chưa có luật khuyến khích DNN&V như nhiều nước khác.
Các nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía ngân hàng
- Hoạt động Marketing đối với DNN&V: Trong những năm qua Maritime Bank đã chú trọng nhiều hơn tới công tác tuyên truyền và quảng bá hình ảnh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Maritime Bank đã xây dựng rất bài bản logo va slogon và đã tạo được những điểm nhấn nhất định. Nhưng đó là trên tầm vĩ mô, còn thực tế Maritime Bank đã không triển khai được ở dưới cấp độ các chi nhánh và phòng ban. Khi tung ra thị trường
các sản phẩm dịch vụ đối với các DNN&V Maritime Bank chỉ gửi thông tin về sản phẩm tới các chi nhánh phòng giao dịch và cán bộ tín dụng tự chủ động tìm cách tiếp thị các doanh nghiệp. Điều này khiến cho các doanh nghiệp không hiểu được các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, còn ngân hàng thì không lựa chọn được những khách hàng tiềm năng là các DNN&V, hạn chế việc mở rộng hoạt động tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này.
- Chưa thực sự chú trọng đến công tác kiểm tra, kiểm soát khi cho vay: Công tác kiểm tra, kiểm soát trước trong và sau khi cho vay của Maritime Bank Phú Thọ đối với khoản vay của các DNN&V đôi khi chưa thực sự hiệu quả, chưa đi sâu, đi sát và thường xuyên. Chất lượng kiểm tra và sửa chữa sai sót chưa cao. Việc khắc phục chưa dứt điểm là nguyên nhân dẫn đến các khoản nợ quá hạn, làm giảm tính hiệu quả cho vay vốn của ngân hàng.
- Các yêu cầu về tài sản đảm bảo còn khắt khe với DNN&V: Maritime Bank Phú Thọ đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo đối với loại hình doanh nghiệp này với mục đích giảm thiểu tối đa rủi ro. Trong khi các DNN&V thường mới thành lập nên tỷ lệ có tài sản bảo đảm cho khoản vay của mình tại ngân hàng thường thấp nên khó có thể đáp ứng được nhu cầu của Maritime Bank Phú Thọ để có thể vay vốn.
- Trình độ của cán bộ tín dụng ngân hàng: Đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng đều có trình độ đại học, tuy nhiên chưa đồng đều. Các cán bộ mới tuy có trình độ nghiệp vụ tốt nhưng kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình về một số lĩnh vực đôi khi còn hạn chế, dẫn đến sự e dè trong quyết định cho vay, làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp do đôi khi bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
+ Khi xét cho vay, một số cán bộ tín dụng còn chưa nghiên cứu kỹ dự án sản xuất, kinh doanh của người vay, dẫn đến hiệu quả vốn tín dụng chưa được như mong muốn.
+ Trong việc xem xét các tài sản thế chấp, nhiều khi cán bộ tín dụng còn quá nặng nề về thủ tục thế chấp tài sản mà không xét đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực ra, tài sản thế chấp chỉ là vật bảo đảm điều kiện cho vay chứ không phải là cái cơ bản, quyết định việc cho vay. Mặt khác, khi cho DNN&V vay là để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả, duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng chứ không phải để bắt nợ. Do đó, nếu ngân hàng chỉ nhìn vào tài sản thế chấp mà không nhìn vào khả năng, thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp thì thật nguy hiểm, rủi ro sẽ cao, do đó khi xem xét để đưa ra một quyết định cho vay hay không thì ngân hàng phải kiểm tra, xem xét khách hàng dưới nhiều góc độ: khả năng tài chính, khả năng kinh doanh, quản lý, dòng tiền, tính cách của người vay, khả