Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNN&V ở một số

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với dnn&v tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải – chi nhánh phú thọ (Trang 44 - 107)

1.4.1. Kinh nghiệm ở các nước.

DNN&V là một lực lượng lớn của nền kinh tế, có nhiều tiềm năng phát triển. Ở Việt Nam, việc hỗ trợ để phát triển các DNN&V đang là vấn đề được quan tâm. Sau đây là kinh nghiệm của một số nước về tín dụng ngân hàng đối với DNN&V.

1.4.1.1 Nhật Bản

Nét nổi bật ở Nhật Bản là Chính phủ đã phân bổ hẳn cho hai TCTD cấp tín dụng cho DNN&V, đó là:

- Ngân hàng hợp tác xã Công Thương: Có chức năng chủ yếu cấp tín dụng bổ sung vốn lưu động cho các DNN&V thực hiện chính sách của Chính phủ địa phương.

- Tổ chức tài chính cho DNN&V: Chủ yếu cấp tín dụng trung dài hạn để bổ sung vốn cố định cho DNN&V.

Tất cả những doanh nghiệp được vay vốn của hai TCTD nói trên là những DNN&V có nhu cầu vay vốn song không đủ tài sản thế chấp để vay vốn tại các ngân hàng cổ phần ở Nhật Bản. Việc “phân vùng” cấp tín dụng cho các DNN&V ở Nhật Bản nhằm nâng cao trách nhiệm của từng TCTD, thể hiện tính chuyên môn hóa nghiệp vụ tín dụng và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận tín dụng đối với từng DNN&V.

1.4.1.2 Đài Loan

Ngay trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, Đài Loan đã áp dụng nhiều biện pháp chính sách khuyến khích phát triển DNN&V trong một số ngành sản xuất như : Nhựa, dệt, kính, xi măng, gỗ,….Hiện nay số lượng DNN&V ở Đài Loan chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp. Chúng tạo ra khoảng 40% sản lượng công nghiệp, hơn 50% giá trị xuất khẩu và chiếm hơn 70% chỗ làm việc. Để đạt được những thành tựu đó, Đài Loan đã dành nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và thực thi chính sách mở rộng tín dụng cho các DNN&V. Cho đến nay, rất nhiều ngân hàng ngoài quốc doanh và tư nhân ở Đài Loan đã đứng ra tài trợ cho các DNN&V.

Đồng thời nhận thức được những khó khăn của DNN&V trong việc thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng, năm 1974 Đài Loan đã thành lập “Quỹ bảo lãnh tín dụng”. Ngoài ra Đài Loan còn áp dụng nhiều biện pháp như : Giảm lãi suất cho các khoản vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, mời các chuyên gia đến giúp các DNN&V nhằm tối ưu hóa cơ cấu vốn.

1.4.1.3 Cộng hòa liên bang Đức

Khu vực DNN&V đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tạo ra gần 50% GDP. Các doanh nghiệp này cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Để đạt được điều đó, chính phủ Đức đã áp dụng hàng loạt các chính sách và chương trình thúc đẩy DNN&V.

Do phần lớn các DNN&V không đủ tài sản thế chấp để có thể nhận được khoản tín dụng lớn. Nên bên cạnh các khoản tín dụng ưu đãi ở Đức còn phát triển khá phổ biến các tổ chức bảo lãnh tín dụng. Những tổ chức này được thành lập và bắt đầu hoạt động từ những năm 90 với sự hợp tác chặt chẽ của các phòng thương mại, hiệp hội doanh nghiệp, ngân hàng và chính quyền Liên bang. Nguyên tắc hoạt động cơ bản là vì khách hàng, DNN&V nhận được khoản vay từ ngân hàng với sự bảo lãnh của một tổ chức bảo lãnh tín dụng. Với cơ chế và chính sách này DNN&V ở Đức đã khắc phục được nhiều khó khăn trong việc huy động vốn đồng thời các ngân hàng lại mở rộng được hoạt động tín dụng với sự đảm bảo chắc chắn.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một là, nhà nước nhất thiết phải hỗ trợ các DNN&V phát triển. Sự hỗ trợ nhà nước trên nhiều mặt, nhưng trong đó các hỗ trợ liên quan đến chính sách tài chính – tín dụng là hết sức quan trọng và có tác động trực tiếp đến sự phát triển của các DNN&V.

Hai là, nhà nước cần xúc tiến việc thành lập Cục phát triển DNN&V để làm đầu mối trong việc xây dựng các chương trình trợ giúp, điều phối, hướng dẫn và kiểm tra tình hình trợ giúp các DNN&V phát triển.

Ba là, cần đảm bảo môi trường hoạt động cho khu vực DNN&V. Nhà nước có những chính sách khuyến khích các ngân hàng cho các DNN&V vay vốn. Các NHTM thường lập những kênh tài chính riêng cho các DNN&V

nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này tiếp cận với các hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Bốn là, triển khai rộng rãi mô hình quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNN&V có dự án khả thi nhưng không đủ tài sản thế chấp.

Năm là, thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư cho các DNN&V vay vốn trung, dài hạn bằng chính nguồn vốn nhà nước hoặc kết hợp với các tổ chức, cá nhân khác.

Sáu là, mở rộng hình thức tín dụng thuê mua là biện pháp giúp các DNN&V khắc phục khó khăn về vốn để đổi mới công nghệ mở rộng sản xuất kinh doanh giúp các doanh nghiệp tháo gỡ tình thế bị đóng băng và giảm bớt rủi ro. Để hình thức tín dụng này thực thi có hiệu quả, các ngân hàng phải am hiểu hết các nhu cầu của DNN&V cũng như những máy móc thiết bị, công nghệ mà họ có nhu cầu và phải hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy quy định chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ của những người tham gia hợp đồng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề về khái niệm, đặc trưng và vai trò của DNN&V; Khái niệm và các hình thức tín dụng ngân hàng đối với DNN&V. Đặc biệt luận văn đi sâu nghiên cứu và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng NHTM. Đây là nền tảng lý thuyết cơ bản để phân tích và đánh giá hiệu quả tín dụng đối với DNN&V tại Maritime Bank Phú Thọ.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

HÀNG HẢI - CHI NHÁNH PHÚ THỌ

2.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Phú Thọ trong thời gian quaHàng Hải - Chi nhánh Phú Thọ trong thời gian qua Hàng Hải - Chi nhánh Phú Thọ trong thời gian qua

2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Phú Thọ

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam gọi tắt là Ngân hàng TMCP Hàng Hải, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Maritime Commercial Stock Bank (viết tắt là Maritime Bank hoặc MSB). Được thành lập vào ngày 12/07/1991, với bề kinh nghiệm 21 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và có cổ đông chiến lược là các doanh nghiệp lớn thuộc ngành Bưu chính viễn thông, Hàng hải, Hàng không, Bảo hiểm…, Maritime Bank sở hữu nhiều tiềm năng to lớn để bứt phá và lớn mạnh trong thời kỳ hội nhập.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Phú Thọ được thành lập vào ngày 28 thàng 01 năm 2009. Tuy mới thành lập song cũng đã có những bước phát triển vững chắc và toàn diện trên mọi mặt: Huy động vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, loại hình dịch vụ, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác. Ngày 20 tháng 01 năm 2010 chi nhánh Maritime Bank Phú Thọ mở thêm phòng giao dịch Maritime Bank Tiên Cát, góp phần mở rộng thêm mạng lưới hoạt động của hệ thống Ngân hàng TMCP Hàng Hải trên cả nước. Các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh Maritime Bank Phú Thọ:

- Cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

- Cho vay ngắn hạn và trung hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ cho mọi thành phần kinh tế.

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước, mua bán ngoại tệ, tài trợ ngoại thương, bảo lãnh và tái bảo lãnh.

- Thực hiện dịch vụ thanh toán chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính trong phạm vi toàn quốc và qua hệ thống mạng thanh toán trên toàn thế giới.

- Thực hiện dịch vụ chi trả kiều hối, giao nhận tiền tận nơi cho đơn vị, thu chi ngân phiếu, tiền mặt và thực hiện các nghiệp vụ khác.

Trong thời gian qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam Á xảy ra và có nhiều diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến thị trường tài chính, nền kinh tế trong nước.

Thị trường tài chính tiền tệ trong nước bị thu hẹp, nền kinh tế đất nước bước vào thời kỳ trì trệ và có xu hướng đi xuống. Nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn tới phá sản. Năng lực tài chính của phần lớn doanh nghiệp đều thấp và làm ăn không có hiệu quả. Cạnh tranh thị trường tài chính tiền tệ không chỉ giữa các ngân hàng trong nước mà cả với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hệ thống pháp luật thiếu hoàn chỉnh, luôn thay đổi, bổ sung. Ý thức chấp hành luật của doanh nghiệp cũng như của dân chúng chưa cao.

Tất cả các yếu tố trên đều tác động tới mọi mặt của hoạt động ngân hàng và gây ra không ít khó khăn cho hoạt động ngân hàng. Trong bối cảnh đó, Maritime Bank Phú Thọ gặp phải không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Tuy vậy nhờ có sự đoàn kết nhất trí quyết tâm cao của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và cán bộ ngân hàng, Maritime Bank Phú Thọ đã có những bước đi vững chắc. Với phương châm “Tăng trưởng an toàn và bền vững −

Phát triển theo kế hoạch − Điều tiết linh hoạt”, Maritime Bank Phú Thọ đã thể hiện khả năng thích ứng của mình với môi trường kinh doanh ngân hàng và mọi hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng vẫn luôn bình ổn và phát triển theo kế hoạch. Sau hai năm đầu hoạt động Maritime Bank Phú Thọ liên tục kinh doanh có lãi, hoạt động an toàn có hiệu quả đã góp phần nâng cao vị thế của

Maritime Bank Phú Thọ trên thương trường, tạo điều kiện để mở rộng và tăng cường hợp tác kinh tế với các TCTD, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đó là thành công hết sức quan trọng của Maritime Bank Phú Thọ trong những năm qua.

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Maritime Bank Phú Thọ

2.1.2. Tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Phú Thọ trong thời gian qua

Trong những năm qua Maritime Bank Phú Thọ liên tục hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch kinh đoanh được Hội sở chính giao. Mặc dù là chi nhánh còn non trẻ thành lập sau rất nhiều các NHTM nhà nước, ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh nhưng Chi nhánh liên tục khẳng định được vị thế của mình so với các ngân hàng bạn. Sau đây là một số chỉ tiêu đáng chú ý mà chi nhánh Maritime Bank Phú Thọ đã đạt được.

2.1.2.1. Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động được Maritime Bank Phú Thọ rất chú trọng. Với chủ trương duy trì và tăng trưởng nguồn vốn để giữ vững thị phần, an

Giám đốc Phòng giao dịch Phòng tín dụng Tổ hành chính tổng hợp Phòng kế toán tài chính Phòng dịch vụ khách hàng Tín dụng cá nhân Tín dụng doanh nghiệp

toàn thanh khoản và bổ sung nguồn vốn cho vay Maritime Bank Phú Thọ đã rất nỗ lực trong việc đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn và được xem là ngân hàng khá năng động trong việc đưa ra các sản phẩm huy động vốn độc đáo hấp dẫn. Chính vì vậy nguồn vốn huy động của Maritime Bank Phú Thọ luôn tăng trưởng qua các năm, được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1 Số liệu công tác huy động vốn của Maritime Bank Phú Thọ

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Năm

2009 Năm 2010 Năm 2011

Tuyệt đối Tuyệt đối % Tăng trưởng Tuyệt đối % Tăng trưởng

Nguồn vốn huy động 329.270 459.330 39,50% 693.300 50,94% Phân theo kỳ hạn

- Ngắn hạn 263.416 355.173 34,83% 568.506 60,06% - Trung & dài hạn 65.854 104.157 58,16% 124.794 19,81%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Maritime Bank Phú Thọ năm 2009, 2010, 2011)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy trong những năm gần đây nguồn vốn huy động của Maritime Bank Phú Thọ đã có sự tăng trưởng rất mạnh. Năm 2010 tổng số vốn huy động đạt 459.330 triệu đồng, tăng 39,5% so với năm 2009. Năm 2011 là năm tăng trưởng mạnh của Maritime Bank Phú Thọ với nguồn vốn huy động được đạt 693.300 triệu đồng, tăng 50,94% so với năm 2010.

Trong năm 2010, duy trì đà tăng của lãi suất huy động vào những tháng cuối năm 2009, lãi suất huy động VND về cơ bản đã gia tăng ở những tháng đầu năm, giảm và duy trì ổn định trong quý II, quý III và gia tăng mạnh trong hai tháng cuối năm. Các TCTD tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp nhằm hợp lý hoá các chi phí phụ cho hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng thông qua các chương trình khuyến mại,...

Biến động lãi suất năm 2011 không còn căng thẳng như năm 2010 với quy định trần lãi suất huy động của NHNN nhưng cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn ngày càng quyết liệt hơn. Do lãi suất huy động của TCTD bằng nhau. Hơn nữa nguồn vốn cũng đã dịch chuyển sang nhiều kênh đầu tư hấp dẫn hơn như thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản,… Các ngân hàng đua nhau mở ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Trong bối cảnh đó Maritime Bank Phú Thọ đã chủ động điều hành lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, đảm bảo khả năng tự chủ về nguồn vốn với những chương trình khuyến mãi như “ Tân xuân đắc lộc”, “ Tiết kiệm với lãi suất cao nhất”, “Tiết kiệm dự thưởng”…đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ đã đem lại kết quả đáng kể thể hiện như trên.

Những kết quả tăng trưởng mạnh mẽ của nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư một lần nữa khẳng định hướng đi đúng của Maritime Bank Phú Thọ trong công cuộc xây dựng cơ cấu nguồn vốn vững chắc, an toàn và hiệu quả. Tạo thuận lợi cho Maritime Bank Phú Thọ có thể tiếp tục mở rộng hoạt động cho vay của mình.

2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn tín dụng

Trên cơ sở ổn định nguồn vốn , sự nỗ lực Maritime Bank Phú Thọ trong công tác xây dựng một cơ sở khách hàng bền vững đã bước đầu phát huy hiệu quả và thể hiện qua sự tăng trưởng của hoạt động cho vay và đầu tư.

Bảng 2.2 Số liệu hoạt động cho vay của Maritime Bank Phú Thọ

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tuyệt đối Tỷ trọng Tuyệt đối % Tăng trưởng Tỷ trọng Tuyệt đối % Tăng trưởng Tỷ trọng Tổng dư nợ 175.540 283.670 61,60% 473.950 67,07% Cho vay ngắn hạn 122.353 69,70% 199.656 63,18% 70,38% 370.540 85,59% 78,18% Cho vay trung & dài hạn 53.187 30,30% 84.014 57,96% 29,62% 103.410 23,09% 21,82%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Maritime Bank Phú Thọ năm 2009, 2010, 2011)

Qua số liệu và biểu đồ trên ta thấy dư nợ cho vay của Maritime Bank Phú Thọ tăng trưởng rất tốt trong giai đoạn 2009 – 2011. Năm 2009 tổng dư

nợ cho vay đạt 175.540 triệu đồng. Năm 2010 đạt 283.670 triệu đồng, tăng 61,6 % so với năm 2009. Năm 2011 đạt 473.950 triệu đồng, tăng 67,08 % so với năm 2010. Đây là con số ấn tượng vì Maritime Bank Phú Thọ mới thành lập và đi vào hoạt động từ đầu năm 2009, đây cũng là thời kỳ kinh tế khó khăn. Điều này chứng tỏ công tác đầu tư tín dụng ngày càng đa dạng hóa, phục vụ tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng trong tỉnh. Đồng thời thể hiện sự nỗ lực không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên và đội ngũ lãnh đạo Maritime Bank Phú Thọ trong xây dựng một nền tảng khách hàng uy tín và quan hệ tín dụng tốt.

Cho vay ngắn hạn năm 2009 đạt 122.353 triệu đồng. Năm 2010 đạt 199.656 triệu đồng, tăng 63,18 % so với năm 2009. Năm 2011 đạt 370.540 triệu đồng, tăng 85,59 % so với năm 2010. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với dnn&v tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải – chi nhánh phú thọ (Trang 44 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w