Thư tín dụng là uỷ nhiệm của ngân hàng bên mua đối với ngân hàng bên bán theo yêu cầu của người mua để trả tiền cho người bán theo giá trị hàng hoá đã giao hoặc dịch vụ đã cung cấp trên cơ sở bộ hoá đơn chứng từ hợp lệ, phù hợp với các điều kiện và trong phạm vi thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. đây có thể xem như một cam kết của ngân hàng phát hành L/C trong việc thanh toán cho người bán sau khi họ hoàn tất hợp đồng và nộp đầy đủ bộ chứng từ quy định.
Thư tín dụng sử dụng khi đơn vị bán địi hỏi đơn vị mua phải có đủ tiền để chi trả ngay và phù hợp với tổng số tiền đã giao theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đã kí trước, rất thích hợp với trường hợp hai bên chưa tín nhiệm lẫn nhau. Mặt khác, vì thủ tục khá phức tạp nên thư tín dụng cũng ít được dùng trong giao dịch nội địa.
Hiện nay, có khá nhiều loại thư tín dụng khác nhau nhưng mơ hình thư tín dụng đang được sử dụng khá phổ biến trong giao dịch thương mại là thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C).
đối với loại L/C này, các bên liên quan không thể tự ý sử đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ toàn phần hay từng phần nội dung trong thời hạn hiệu lực của L/C. Mọi tu chỉnh hoặc bổ sung đối với loại L/C này chỉ được thực hiện thông qua việc tiến hành tu chỉnh L/C bằng văn bản và tuân theo các quy tắc tu chỉnh, đồng thời việc tu chỉnh cũng phải thông qua ngân hàng thông báo và phải có sự đồng ý của ngân hàng phát hành L/C. Trong trường hợp phát sinh việc tu chỉnh L/C thì chi phí tu chỉnh sẽ do bên u cầu tu chỉnh chịu hoặc có thể thỏa thuận chia đơi chi phí này giữa các bên tham gia giao dịch.
Với những ràng buộc nguyên tắc trên, thư tín dụng khơng thể hủy ngang có thể xem như là một sự cam kết trả tiền chắc chắn nhất của ngân hàng phát hành L/C.
cấp hiện nay cịn một số loại sau:
+ Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C) là loại L/C mà sau khi được phát hành thì ngân hàng phát hành có quyền sửa đổi, tu chỉnh hoặc hủy bỏ mà không cần sự đồng ý của người thụ hưởng L/C. Chính vì sự khơng chắc chắn trong cam kết trả tiền nên loại hình L/C này ít khi được sử dụng trong các giao dịch thương mại nội địa cũng như quốc tế.
+ Thư tín dụng xác nhận (Confirmed L/C) là loại L/C không thể hủy bỏ do ngân hàng của người mua phát và có một ngân hàng thứ 3 xác nhận cam kết trả tiền ( trong một số trường hợp có thể là ngân hàng thơng báo) theo yêu cầu của ngân hàng phát hành L/C. Chính nhờ tính chất được 2 ngân hàng cùng cam kết trả tiền cho người thụ hưởng L/C nên đây được xem là loại L/C có độ an tồn rất cao. Chính vì tham gia xác nhận cam kết trả tiền nên mọi tu chỉnh đối với loại L/C này cần có sự chấp thuận của ngân hàng xác nhận.
+ Thư tín dụng miễn truy địi (Irrevocable without recourse L/C) là loại L/C mà sau khi người thụ hưởng đã được trả tiền thì ngân hàng phát hành L/C khơng được truy đòi lại số tiền trên trong bất kỳ trường hợp nào. đối với loại L/C này, khi sử dụng người thụ hưởng phải ghi lên tờ hối phiếu câu “ Miễn truy đòi người ký phát” và trong L/C cũng phải ghi tương tự. L/C miễn truy đòi cũng là một loại L/C được sử dụng tương đối phổ biến trong thanh tốn quốc tế.
+ Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C) là loại L/C mà ngay từ khi lập đã quy định rõ quyền của người thụ hưởng là có thể yêu cầu ngân hàng phát hành hoặc một ngân hàng chỉ định chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hoặc nhiều người khác. L/C chuyển nhượng chỉ được thực hiện chuyển nhượng một lần và chi phí chuyển nhượng do người thụ hưởng ban đầu chi trả. Khi thực hiện chuyển nhượng, người thụ hưởng ban đầu thể hiện yêu cầu chuyển nhượng thông qua đơn yêu cầu chuyển nhượng L/C. Ngân hàng chuyển nhượng sẽ thực hiện một bộ L/C chuyển nhượng đính kèm với L/C gốc và đơn yêu cầu để chuyển cho người thụ hưởng kế tiếp.
điểm là sau khi sử dụng xong thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy, loại L/C này sẽ tiếp tục tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị của hợp đồng được thực hiện. L/C tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hiệu lực của L/C và số lần tuần hoàn cho phép đồng thời phải quy định rõ về điều khoản có cho phép cộng dồn số dư của L/C trước vào những L/C tuần hồn kế tiếp hay khơng. Nếu cho phép thì gọi là L/C tuần hồn tích lũy, nếu khơng cho phép thì gọi là L/C tuần hồn khơng tích lũy. Hiện nay, có 3 cách tuần hồn đối với loại L/C này là: tuần hoàn tự động (L/C tự động có giá trị như cũ), tuần hồn bán tự động (phải có sự đồng ý của ngân hàng phát hành L/C) và tuần hoàn hạn chế (L/C chỉ có giá trị khi có thơng báo chủ động của ngân hàng phát hành L/C).
+ Thư tín dụng giáp lưng ( Back to back L/C) là loại L/C mà người thụ hưởng một L/C dùng L/C này như một tài sản thế chấp để phát hành một L/C khác cho người thụ hưởng khác. L/C phát hành sau này gọi là L/C giáp lưng. Về cơ bản, L/C gốc và L/C giáp lưng là tương đối giống nhau. Tuy nhiên, khi xét về mặt pháp lý, đây là 2 L/C hồn tồn độc lập. Bên cạnh đó, L/C giáp lưng có số chứng từ nhiều hơn L/C gốc, có kim ngạch nhỏ hơn L/C gốc và thời hạn giao hàng phải sớm hơn L/C gốc. Nghiệp vụ phát hành L/C giáp lưng là khá phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp chính xác và khéo léo các điều kiện giữa L/C gốc và L/C giáp lưng nên L/C giáp lưng chỉ được dùng trong một số trường hợp mua bán thông qua trung gian mà người trung gian không muốn sử dụng L/C chuyển nhượng vì họ khơng muốn tiết lộ bí mật của khách hàng.
+ Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C) là loại L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi một L/C đối ứng với nó được mở ra. L/C đối ứng thường được người thụ hưởng mở với người thụ hưởng thường là người yêu cầu phát hành L/C ban đầu. Trên L/C đối ứng phải ghi rõ các thông tin của L/C gốc mà nó đối ứng. L/C đối ứng thường được sử dụng trong các giao dịch hàng đổi hàng hoặc gia cơng hàng hóa xuất nhập khẩu. Nghiệp vụ phát hành loại L/C này đặc biệt là phục vụ hợp đồng gia cơng có nhiều phức tạp nên ít được sử dụng.
+ Thư tín dụng trả chậm (Deferred payment L/C) là loại L/C khơng thể hủy bỏ, trong đó ngân hàng phát hành L/C hoặc ngân hàng xác nhận L/C cam kết thanh toán với
người thụ hưởng trong một thời gian nhất định. Việc thanh toán được thực hiện dần từng phần cho đến khi hoàn thành hết hợp đồng. đây là một loại L/C ít được lựa chọn vì những điều khoản bất lợi với người thụ hưởng.
+ Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red clause L/C) là loại L/C ứng trước một phần tiền cho người thụ hưởng trước khi giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ. Khi thực hiện mở L/C, phải ghi rõ điều khoản về việc người thụ hưởng được quyền phát hành một hối phiếu đòi một khoản tiền trước ngày giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ kèm với điều kiện phải hoàn trả số tiền ứng trước nếu không thực hiện được L/C. Trên L/C loại này thường có dịng chữ “Red clause L/C” được in đậm, nghiêng.
Mặc dù các hình thức thư tín dụng trên có thể khác nhau về tính chất cũng như cách thực hiện nhưng tất cả đều tuân theo những những điều khoản pháp lý mang tính quốc tế và các văn bản bản pháp lý quốc tế dùng để điều chỉnh L/C thông dụng nhất hiện nay là “ Quy tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” bản số 600 (gọi tắt là UCP 600), “Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế kiểm tra chứng từ” bản số 681 (gọi tắt là ISBP 681) và “ Bản phụ trương UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện tử” bản 1.1 (gọi tắt là eUCP 1.1).
Khi phát hành một L/C, ngân hàng phát hành phải đảm bảo các yếu tố nhất định đối với một L/C như: số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C; tên và địa chỉ các bên có liên quan; giá trị hợp đồng; thời hạn và các quy định về hợp đồng; quy định về bộ chứng từ…đồng thời, L/C này nhất thiết phải tuân theo các chuẩn mực trong thương mại quốc tế.
Các ngân hàng thương mại cũng như các tổ chức ngoại thương ở Việt Nam hiện nay đều thống nhất bộ ba tập quán quốc tế này như một văn bán pháp lý nhằm điều chỉnh các loại thư tín dụng áp dụng trong thanh tốn quốc tế giữa Việt Nam và các nước bạn.
Trong thanh toán giao dịch thương mại ngày nay, đặc biệt là thanh toán quốc tế, hầu hết các doanh ngiệp đều có xu hướng sử dụng thư tín dụng như một hình thức thanh tốn phổ biến nhất với độ an toàn cao nhờ vào những quy định pháp lý quốc tế của bộ ba tập quán UCP 600, ISBP 681, eUCP 1.1 và lời cam kết thanh toán từ các ngân hàng cũng
như ngân hàng xác nhận.
Tuy nhiên, việc thanh toán bằng L/C cũng chứa đựng những hạn chế dễ dẫn đến rủi ro cho các bên có liên quan trong q trình phát hành và thanh tốn bộ L/C:
+ đối với ngân hàng phát hành L/C, đây là nhân tố quan trong nhất trong việc thành lập và phát hành L/C. Nhiệm vụ của ngân hàng phát hành là chuyển tại chính xác các nội dụng trong đơn đề nghị mở L/C vào nội dung L/C. Bất cứ một sai sót nào trong q trình chuyển tải nội dung này cũng sẽ gây ra những khó khăn trong việc xác định bộ chứng từ và quá trình địi bồi hồn từ nhà nhập khẩu. Trong trường hợp ngân hàng kịp thời phát hiện sai sót và tu chỉnh L/C thì việc tu chỉnh này vẫn phải phụ thuộc vào thiện chí đồng ý của người thụ hưởng. Nếu không đạt được thỏa thuận tu chỉnh, ngân hàng phát hành là người chịu toàn bộ hậu quả đối với mỗi sai sót trong L/C do mình phát hành.
+ đối với ngân hàng thông báo L/C, trách nhiệm của họ là kiểm tra tính chân thật bề ngồi của L/C trước khi thông báo không chậm trễ cho người thụ hưởng L/C theo chỉ dẫn của ngân hàng phát hành. Trường hợp khơng thơng báo vì nghi ngờ tính chân thật của L/C, ngân hàng cũng phải phản hồi cho ngân hàng phát hành. Vì nhà xuất khẩu chủ yếu thiếu thông tin về nhà nhập khẩu, chỉ giao hàng dựa trên cam kết từ L/C và lập bộ chứng từ địi tiền. Nếu thư tín dụng là giả mạo, ngân hàng phát hành là hồn tồn vơ can và khi đó, trách nhiệm sẽ thuộc về ngân hàng thông báo.
+ đối với các chủ thể tham gia giao dịch thương mại thanh toán bằng L/C, mặc dù đây là hình thức thanh tốn được nghiên cứu kỹ và quy định hết sức chặt chẽ nhưng cũng không thể tránh khỏi những rủi ro xuất phát từ yếu tố khách quan như lựa chọn hãng tàu không tin cậy hoặc hàng hóa bị hỏng do thiên tai,…khiến cho việc giao hàng không đạt yêu cầu hay các rủi ro mang tính chủ quan như hành vi cố tình lừa đảo giữa các bên bằng cách phát hành các chứng từ, giấy tờ giả, xây dựng công ty ảo để giao dịch,…
Nghiệp vụ phát hành L/C hiện nay được xây dựng theo một khung chung như sơ đồ sau:
(6)
(7)
Sơ đồ 1.6: Mơ hình thanh tốn bằng thư tín dụng (L/C)
(4)
(3)
(2) (6)(6)
(1) Người mua/nhập khẩu làm đơn xin mở L/C gưi đến ngân hàng phục vụ mình (2) Nếu đồng ý với đơn xin mở L/C thì ngân hàng tiến hành mở L/C và phát hành cho người bán/xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo
(3) Ngân hàng thông báo kiểm tra L/C, nếu đồng ý sẽ ký xác nhận và thông báo L/C đến người bán /xuất khẩu
(4) Người bán/xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu đồng ý sẽ tiến hành giao hàng. Nếu không đồng ý sẽ yêu cầu người mua/nhập khẩu tu chỉnh L/C.
(5) Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, người bán/xuất khẩu tiến hành lập bộ chứng từ theo quy định trong L/C gửi cho ngân hàng thông báo và xác nhận yêu cầu thanh tốn
(6) Ngân hàng thơng báo tiến hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp sẽ gửi qua ngân hàng phát hành L/C để đòi tiền
(7) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp thì tiến hành thanh tốn. Nếu khơng phù hợp sẽ từ chối yêu cầu thanh toán và gửi trả bộ chứng từ
(8) Sau khi thanh toán, ngân hàng phát hành gửi hối phiếu và bản sao bộ chứng từ đến người mua/nhập khẩu yêu cầu thanh toán.
(9) Người mua/nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp sẽ thanh tốn tiền hàng (nếu khơng phù hợp có quyền gửi trả bộ chứng từ). Sau khi nhận được tiền từ
(1) (8) (9) Người mua/nhập khẩu
(5)
Ngân hàng thông báo Ngân hàng phát hành
người mua/nhập khẩu, ngân hàng phát hành L/C sẽ giao bộ chứng từ gốc cho người mua/nhập khẩu đi nhận hàng.