Chuyển tiền điện tử và thanh toán bù trừ giấy

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – CN sài gòn (Trang 36 - 37)

đây là những hình thức thanh tốn liên Ngân hàng thông qua Ngân hàng nhà nước đang được áp dụng khá phổ biến tại các khu vực thành thị lớn nơi có đặt trụ sở ngân hàng nhà nước thực hiện việc giao dịch và có tầng suất giao dịch thanh toán mỗi ngày cao.

Thanh toán chuyển tiền điện tử là hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thanh toán. Hoạt động này hoạt động trên phần mềm thanh toán do Cục công nghệ thông tin đứng ra làm trung gian xử lý các lệnh chuyển tiền của các chi nhánh ngân hàng thông qua một mã chuyển tiền riêng được cấp.

Hoạt động chuyển tiền điện tử có đặc trưng là ứng dụng thành tựu về khoa học cơng nghệ nên có được ưu điểm là thời gian chuyển tiền nhanh, số tiền một lần giao dịch không hạn chế nhưng bù lại, phí giao dịch đối với loại hình này khá cao.

Thanh tốn bù trừ giấy là hình thức thanh tốn chuyển tiền khá phổ biến, đã được các ngân hàng áp dụng từ lâu. đây là hình thức thanh tốn thơng qua trung gian là Ngân hàng nhà nước xử lý bù trừ các khoản tiền cần chuyển qua lại giữa các ngân hàng.

Ưu điểm của hoạt động này là các ngân hàng không phải chi trả hay tiếp nhận nhiều khoản tiền có giá trị lớn với cùng một ngân hàng mà chỉ cần giao dịch một lần chi trả hoặc tiếp nhận số tiền sau khi bù trừ với một ngân hàng khác. Khách hàng khi sử dụng loại hình chuyển tiền này cũng khơng bị hạn chế về giá trị giao dịch. Tuy nhiên, đây là hình thức thanh tốn thủ cơng, thời gian giao dịch khá lâu, các chi nhánh ngân hàng tham gia giao dịch phải cử nhân viên của mình đến ngân hàng nhà nước để thực hiện thanh toán bù trừ ở một khung giờ cố định. Chính vì thế, mức phí đối với loại hình thanh tốn chuyển tiền này cũng rẻ hơn so với chuyển tiền điện tử.

Hai loại hình thanh tốn chuyển tiền này có đặc điểm chung là phải thơng qua trung gian xử lý nên mới chỉ được áp dụng ở các thành phố lớn trong cả nước.

Ngân hàng nhà nước (Trung gian thanh toán)

Khách hàng A Khách hàng B

Sơ đồ 1.7: Mơ hình thanh tốn liên ngân hàng

(3) (4)

(1) (5) (2) (6)

(1), (2): Khách hàng ký phát đặt lệnh giao dịch tại ngân hàng phục vụ mình

(3), (4): Ngân hàng chuyển lệnh chuyển tiền đến trung gian thanh toán để xử lý thanh toán bù trừ. Ngân hàng trung gian (Ngân hàng nhà nước) sau khi tiến hành bù trừ sẽ gửi trả kết quả thanh toán lại cho các ngân hàng.

(5), (6): Sau khi xử lý tại trung gian, và nhận kết quả báo về từ ngân hàng trung gian, các ngân hàng thụ hưởng sẽ chuyển tiền đến cho khách hàng thụ hưởng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – CN sài gòn (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)