1.3.1. Các nhân tố khách quan:
1.3.1.1. Môi trường kinh tế vĩ mơ, sự ổn định chính trị xã hội
Sự ổn định về chính trị xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế nói chung và hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Khi chính trị của một quốc gia ổn định thì sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh tốt, hấp dẫn không chỉ những nhà đầu tư trong nước mà còn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và khách du lịch nước ngoài. Do đó sẽ góp phần phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá, dịch vụ, từng bước thúc đẩy nhanh hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt. đồng thời xu hướng sử dụng thanh tốn khơng dùng tiền mặt sẽ tăng lên nếu các hoạt động "kinh tế ngầm" như buôn lậu, mại dâm, trốn thuế, tham ô, hối lộ… được ngăn chặn, qua đó sẽ tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.
Mơi trường kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt vì khi một quốc gia phát triển thì nhu cầu trao đổi bn bán hàng
Ngân hàng B Ngân hàng A
hố, cung cấp các dịch vụ ngày càng trở nên đa dạng, không chỉ trong nước mà trên phạm vi quốc tế. Theo đó, nhu cầu thanh tốn tiền tệ cũng phát triển không ngừng, đặc biệt là thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
1.3.1.2. Môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý là nhân tố quan trọng dẫn dắt hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt mở rộng và phát triển. Một môi trường pháp lý ổn định sẽ hạn chế những nhược điểm vốn có của hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt với những quy định về thanh tốn khơng dùng tiền mặt được ban hành đầy đủ, phù hợp. Qua đó, các bên mua, bán cũng như các trung gian thanh toán sẽ thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình, thể hiện rõ vai trị và tiện ích của thanh tốn khơng dùng tiền mặt đối với các bên liên quan.
1.3.1.3. Tâm lý, thói quen, trình độ dân trí và thu nhập của người dân:
Tâm lý và thói quen của người dân có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Do nước ta đi lên từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ nên sức ỳ của tâm lý "tiền trao cháo múc" đang rất phổ biến. Tiền mặt vẫn là một phương tiện được người dân ưa chuộng, mọi người có thói quen chi trả trực tiếp bằng tiền mặt khi mua bán các hàng hố và dịch vụ có giá tri nhỏ. Ngồi ra người dân cịn cho rằng việc thanh tốn qua ngân hàng thì thủ tục cịn rườm rà, phức tạp và thậm chí cịn mất chi phí. Bên cạnh đó, mọi người có xu hướng tiết kiệm, cất giữ tiền đồng, tiền có giá trị mạnh, kim loại q.
Trình độ dân trí và thu nhập của người dân cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Do nước ta là một nước nông nghiệp lâu đời, đại bộ phận dân cư là người có thu nhập thấp nên các khoản tiêu dùng của họ thường nhỏ, lẻ và có giá trị thấp nên đa số giao dịch bằng tiền mặt. đây là một trong rất nhiều trở ngại của ngân hàng khi muốn phổ biến các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Chúng ta cần phải từng bước thực hiện đưa các hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt vào đời sống, làm người dân quen và thấy được các tiện ích khi sử dụng thanh tốn
cố định như trả tiền điện,nước, điện thoại, phát lương…
1.3.2. Các nhân tố chủ quan :
1.3.2.1. Quy mô của ngân hàng:
Quy mô của ngân hàng càng lớn, mức tập trung của các ngân hàng càng cao thì việc hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng, trong đó có hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt càng được diễn ra nhanh chóng. Vì việc ứng dụng khoa học kỹ thuật cơng nghệ địi hỏi phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp, phải đầu tư với chi phí ban đầu là rất tốn kém. Như ở Việt Nam hiện nay các máy rút tiền ATM, máy để sử dụng với thẻ thanh toán chỉ được thực hiện ở một số điểm với số lượng các máy cịn ít, máy móc cịn nhiều lỗi kỹ thuật. Vì vậy việc phổ biến hình thức này cịn có nhiều hạn chế.
1.3.2.2. Khoa học kỹ thuật và công nghệ:
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật và cơng nghệ thanh tốn vào hoạt động ngân hàng sẽ giúp cho chất lượng của các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt được cải thiện theo chiều hướng tốt. Từ đó sẽ tạo niềm tin cho cơng chúng, thúc đẩy người dân tích cực tham gia thanh tốn qua ngân hàng.
Khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại cịn ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa chọn hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt nào trong thanh tốn. Hình thức thẻ thanh tốn áp dụng nhiều cơng nghệ mới có thể được coi là phương tiện thanh tốn lý tưởng nhằm thay thế cho séc, vì nó có thể xử lý với tốc độ nhanh hơn, với chi phí thấp hơn nhiều so với séc và khơng phải thực hiện nhiều thủ tục khi sử dụng séc.
1.3.2.3. Nhân tố con người :
Việc chọn lựa sử dụng phương thức thanh tốn nào hồn tồn do ý thức sử dụng của con người. Có thể nói đây là nhân tố quyết định sự phát triển hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Ngoài ra đối với chất lượng của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thì con người đóng một vai trị hết sức quan trọng vì máy móc khơng thể thay thế được con người mà nó chỉ phục vụ một phần nào đó cho con người, giúp con người giảm bớt phần nào
công việc của mình.. Việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng là phụ thuộc phần lớn vào năng lực của đội ngũ nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng. Thái độ nhiệt tình và chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng sẽ làm cho khách hàng hài lịng, thêm vào đó là điều kiện kỹ thuật hiện đại thực hiện các khoản thanh toán sẽ đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác. Như vậy, mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng sẽ trở nên tốt đẹp, nâng cao uy tín của ngân hàng trong kinh doanh và thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT đỘNG THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NN & PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÀI GÒN 2.1.Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng NN & PTNT VN và Chi nhánh Sài Gòn:
2.1.1.Tống quan về Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam:
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (tên viết tắt là Agribank Việt Nam) được thành lập vào ngày 26/03/1988 theo quyết định số 53/HđBT của hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, hoạt động theo Luật của các tổ chức tín dụng Việt Nam:
- Hội sở chính đặt tại: số 18 – Trần Hữu Dực – Mỹ đình – Từ Liêm – Hà Nội - Website: www.agribank.com.vn
- Phương châm hoạt động: Mang phồn thịnh đến khách hàng
- Chủ tịch HđQT của Agribank Việt Nam hiện nay là ông Nguyễn Ngọc Bảo Agribank Việt Nam ban đầu có tên là Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam, chuyên hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nơng thơn Việt Nam. Ngân hàng được hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phịng Tín dụng Nơng nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung Ương được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nơng nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.
đến ngày 14/11/1990, thủ tướng chính phủ ký quyết định 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thay thế cho Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam với mơ hình là một ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực phát triển nơng nghiệp nơng thơn, có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
Hiện nay, Agribank Việt Nam là ngân hàng thương mại hàng đầu, giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong việc phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động nơng nghiệp nói riêng. Agribank Việt Nam là ngân hàng lớn nhất Việt Nam trên hầu hết các phương diện cả về vốn, tài sản, đội ngũ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến ngày 31/12/2011, số liệu thống kê về các chỉ tiêu trên của Agribank Việt Nam như sau:
- Tổng tài sản: 561.250 tỷ đồng - Tổng nguồn vốn: 505.792 tỷ đồng - Vốn điều lệ: 29.606 tỷ đồng - Tổng dư nợ: 443.476 tỷ đồng
- Mạng lưới: gần 2.400 chi nhánh và phòng giao dịch trên khắp cả nước - Chi nhánh nước ngoài: chi nhánh Campuchia
- Nhân sự: gần 42.000 cán bộ trên khắp cả nước.
- Khách hàng: gần 10 triệu khách hàng cá nhân và 30.000 khách hàng doanh nghiệp
Agribank Việt Nam là ngân hàng đầu tiên hoàn thiện Dự án hiện đại hóa hệ thống thanh tốn và kế tốn khách hàng ( gọi tắt là IPCAS) do ngân hàng thế giới tài trợ và triển khai xuống tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch. Với hệ thống này, Ngân hàng đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại với độ chính xác và an toàn cao đến mọi đối tượng khách hàng, phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.
Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank Việt Nam vẫn đạt được sự tín nhiệm trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triền Châu Á, Cơ quan phát triển Pháp, Ngân hàng đầu tư Châu Âu với trên 136 dự án, tổng số vốn đạt trên 5,5 tỷ USD. Agribank Việt Nam vẫn không ngừng tiếp cận, thu hút thêm các dự án mới nhằm nâng cao nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Trong xu thế phát triển không ngừng của nền kinh tế, Agribank Việt Nam cũng đã thể hiện sự quan tâm và năng động trong đầu tư ở các lĩnh vực, ngành nghề khác. Hiện nay Agribank Việt Nam có 8 cơng ty con trực thuộc ở các lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, vàng bạc đá quý, du lịch thương mại, dịch vụ ngân hàng, cho thuê tài chính.
Với tiềm lực mạnh, năng động và uy tín trong hoạt động kinh tế, Agribank Việt Nam đang ngày càng thể hiện rõ vai trò của một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, đóng góp tích cực cho cơng cuộc xây dựng đất nước về mọi mặt.
2.1.2.Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam Chi nhánh Sài Gịn:
2.1.2.1.Q trình hình thành và phát triển của Ngân hàng NN & PTNT VN – Chi
nhánh Sài Gịn:
Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn (Agribank Sài Gòn) tiền thân là Sở giao dịch NHNo & PTNT II, được thành lập ngày 01/04/1991 theo quyết định số 61/NHNN-Qđ của Thống đốc NHNN Việt Nam và được đổi tên thành Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn Sài Gịn,
theo quyết định số 41/Qđ-HđQT-TCCB, ngày 25/02/2002 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Là đơn vị được xếp hạng doanh nghiệp Nhà nước hạng I, trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thơn Việt Nam.
Hội sở chính của Chi nhánh đặt tại : Số 2 – Võ Văn Kiệt – P.Nguyễn Thái Bình – Quận 1 – Tp.Hồ Chí Minh. (địa chỉ cũ là số 7bis – Bến Chương Dương).
Website chính thức: www.agribanksaigon.com.vn
Agribank Sài Gịn đã được kiểm tốn hàng năm từ năm 1994 đến nay bởi cơng ty kiểm tốn Quốc tế PWC, cơng ty kiểm tốn nhà nước. Hồ cùng nhịp độ phát triển của đất nước, qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành. đặc biệt từ năm 2001 trở lại đây, thực hiện đề án phát triển hoạt động kinh doanh trên địa bàn đô thị loại I. Chi nhánh NHNo&PTNT Sài Gịn đã có những bước đi vững chắc trên con đường đổi mới hoạt động, hội nhập và đã gặt hái được những thành quả đáng khích lệ trên mọi phương diện. Trước những thành công đã đạt được, Agribank Sài gòn đã được đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng III vào năm 2006 (kỷ niệm 15 năm ngày thành lập).
2.1.2.2. Mơ hình – cơ cấu – chức năng các phịng ban của Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn:
Hiện nay, Agribank Sài Gịn có 171 nhân viên cơ hữu cũng như nhân viên hợp đồng ở tất cả các chức vụ và phòng ban, phòng giao dịch. Cụ thể, hệ thống tổ chức của Chi nhánh bao gồm 1 Giám đốc kiêm Bí thư đảng Ủy là đồng chí Võ Việt Hùng , 3 phó giám đốc, 9 phịng ban tại hội sở chính và 3 phịng giao dịch trực thuộc. Bên cạnh đó, trong hơn 20 năm hoạt động, Chi nhánh cũng đã bàn giao 8 Chi nhánh cấp 2 để nâng cấp lên Chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, đặt 16 máy rút tiền tự động (ATM), 26 điểm đặt máy chấp nhận thanh tốn thẻ (POS).
Các phịng ban đặt tại Hội sở chính bao gồm:
+ Phịng Kế toán - Ngân quỹ: thực hiện các chức năng về kế toán tại chi nhánh, giao dịch với khách hàng, quản lý hệ thống tài khoản và thực hiện các chức năng về tiền tệ.
+ Phịng điện tốn: quản lý hệ thống chương trình IPCAS đang được sử dụng tại chi nhánh, bảo trì và nâng cấp hệ thống máy tính của chi nhánh, quản lý và phát triển website của chi nhánh cũng như các dịch vụ liên quan đến mạng máy tính.
+ Phịng Tín dụng: thực hiện chức năng khảo sát, lập hợp đồng và cấp tín dụng cho khách hàng có nhu cầu. Bên cạnh đó là cơng tác đơn đốc thu hồi nợ từ các khách hàng đến hạn.
+ Phòng thẩm định: thực hiện công tác thẩm định các hợp đồng do chi nhánh thực hiện, thẩm định các chương trình đầu tư của chi nhánh.
+ Phịng Hành chính – nhân sự: phụ trách cơng tác hành chính, quản lý chỉ tiêu về tuyển dụng nhân sự và điều hành cơ cấu nhân viên tại chi nhánh.
+ Phòng Kinh doanh ngoại hối – Thanh toán quốc tế: thực hiện các hoạt động thanh tốn mang tính chất quốc tế như L/C, thu hộ, chi hộ quốc tế và quản lý các hoạt động liên quan đến việc mua bán, thu đổi, kinh doanh ngoại tệ.
+ Phịng Kiểm tra kiểm sốt nội bộ: thực hiện cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tại các phịng ban của chi nhánh theo kế hoạch hoặc đột xuất theo lệnh của giám đốc chi nhánh.
+ Phòng Kế hoạch: xây dựng kế hoạch hoạt động cho chi nhánh, tổng hợp các hoạt động đã thực hiện được, đề ra phương hướng hoạt động cũng như các chương trình mà chi nhánh cần thực hiện.
+ Phòng Dịch vụ - Marketing: quản lý các dịch vụ liên quan đến khách hàng, quản lý hệ thống thẻ của khách hàng, đề ra và thực hiện các chương trình giới thiệu hình ảnh cũng như là các sản phẩm của chi nhánh đến với công chúng.
Các phòng giao dịch trực thuộc Agribank Sài Gòn:
+ Phòng giao dịch Tân định: tại số 81A – Trần Quan Khải – Quận 1 + Phịng gia dịch Tơn đức Thắng: tại số 35 – Tôn đức Thắng – Quận 1 + Phòng giao dịch số 1: tại số 12 – Nguyễn Văn Bảo – Quận Gò Vấp.
GIÁM ðỐC
P .GIÁM ðỐC P .GIÁM ðỐC P .GIÁM ðỐC
PHỊNG TÍN DỤNG PHỊNG KẾ TỐN- NGÂN QUỸ PHỊNG DỊCH VỤ- MAKERTING PHỊNG KINH DOANH NGOẠI HỐI – TTQT PHỊNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHỊNGKẾ HOẠCH PHỊNG ðIỆN TỐN PHỊNG THẨM ðỊNH PHỊNG KIỂM TRA
KIỂM SỐT NỘI BỘ
2.1.2.3. Hoạt động của Ngân hàng NN & PTNT VN – Chi nhánh Sài Gòn:
Là một chi nhánh lớn của NHNo & PTNT Việt Nam, lại nằm ở vị trí trung tâm của