Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Một phần của tài liệu LV ths luật học thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 30 - 31)

quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Nhằm tăng cường trách nhiệm THQCT trong giai đoạn điều tra và bảo đảm VKS thực hiện tốt chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra trong Điều 165 BLTTHS năm 2015. So với những nội dung này được quy định tại Điều 112 BLTTHS năm 2003, nhiệm vụ và quyền hạn của VKS khi THQCT được mở rộng không chỉ đối với CQĐT mà còn đối với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra. Đồng thời, Điều 165 cũng bổ sung thêm các nhiệm vụ, quyền hạn mới và sửa đổi các nhiệm vụ, quyền hạn theo hướng cụ thể, chi tiết hơn.

2.1.2.1. Khởi tố vụ án, khởi tố bị can

Sau khi khởi tố vụ án hình sự, CQĐT, Cơ quan được giao một số hoạt động điều tra tiến hành những hoạt động điều tra và có những thơng tin mới về tội phạm khiến cho đánh giá ban đầu về tội phạm nhiều khi khơng cịn đúng với hành vi phạm tội đã xảy ra hoặc phát hiện thêm tội phạm mới và khi đó quyết định khởi tố vụ án cần được thay đổi, bổ sung cho phù hợp hoặc tùy từng trường hợp mà VKS thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tự mình khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can hoặc yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc thay đổi quyết

định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của BLTTHS. Theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì việc khởi tố vụ án hình sự do CQĐT thực hiện là chủ yếu. VKS chỉ trực tiếp khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp: "Khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyền

trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm"14. Việc tự mình khởi tố vụ án hình sự đã được quy định cụ thể tại khoản 8 Điều 165 BLTTHS.

Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm một quyền của VKS đó là: bổ sung quyền ra quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam, quyết định chuyển vụ án, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, hủy bỏ quyết định nhập, tách vụ án. Những quyền này đã được quy định trong các điều luật của BLTTHS năm 2003, tuy nhiên chưa được ghi cụ thể tại nhiệm vụ và quyền hạn của VKS trong việc THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Nay đã được ghi nhận tại Khoản 9 Điều 165 BLTTHS năm 2015.

Đối với việc khởi tố bị can thì VKS chỉ trực tiếp khởi tố bị can trong trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm chưa bị khởi tố nếu đã yêu cầu nhưng CQĐT không thực hiện hoặc sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra nếu VKS phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm trong vụ án chưa bị khởi tố thì VKS quyết định khởi tố bị can và trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung15. Theo khoản 5 Điều 126 BLTTHS năm 2003 quy định VKS chỉ thực hiện thẩm quyền khởi tố bị can sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra mà VKS phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố. Trong thực tiễn thực hiện quy định trên có nhiều bất cập khi trong giai đoạn điều tra, VKS phát hiện có người đã thực hiện hành vi phạm tội chưa bị khởi tố thì VKS chỉ có thẩm quyền u cầu CQĐT ra quyết định khởi tố bị can nhưng thực tế có nhiều trường hợp VKS yêu cầu nhưng

Một phần của tài liệu LV ths luật học thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w