Những hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân của những hạn chế cần khắc phục

Một phần của tài liệu LV ths luật học thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 45 - 50)

15. Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự năm

2.2.3. Những hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân của những hạn chế cần khắc phục

chế cần khắc phục

2.2.3.1. Những hạn chế, vướng mắc

Thứ nhất: vẫn cịn để xảy ra tình hình trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa

các cơ quan THTT: Để đánh giá một cách đầy đủ, chất lượng, hiệu quả hoạt động THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của VKSND hai cấp tỉnh Điện Biên cần xem xét tới tình hình trả hồ sơ giữa các cơ quan THTT cụ thể như sau:

Bảng 2.5: Tình hình VKSND 2 cấp trả hồ sơ cho CQĐT điều tra bổ sung

Năm Số vụ CQĐT 2 cấp đề nghị truy tố Số vụ VKS 2 cấp trả hồ

sơ điều tra bổ sung Tỷ lệ (%) Lý do trả hồ sơ Thiếu chứng cứ Vi phạm tố tụng Trả theo cơng văn 234 của Tịa án Lý do khác 2013 793 05 0,63% 05 0 0 0 2014 769 09 1,17% 0 0 09 0 2015 707 07 0,99% 01 0 06 0 2016 900 01 0,11% 0 0 0 01

2017 880 01 0,11% 01 0 0 0

Tổng 4049 23 0,56% 7 0 15 1

Nguồn: Số liệu thống kê của VKSND tỉnh Điện Biên từ năm 2013-2017

Bảng 3.6: Tình hình TAND 2 cấp trả hồ sơ cho VKSND điều tra bổ sung

Năm Số vụ VKSND 2 cấp truy tố Số vụ TAND 2 cấp trả hồ sơ điều tra

bổ sung Tỷ lệ (%) Lý do trả hồ sơ Thiếu chứng cứ Vi phạm tố tụng Trả theo cơng văn 234 của Tịa án Lý do khác 2013 788 9 1,14% 9 0 0 0 2014 824 16 1,94% 0 0 06 07 2015 760 39 5,13% 02 0 37 0 2016 994 02 0,2% 02 0 0 0 2017 945 06 0,63% 04 01 0 01 Tổng 4311 72 1,67% 17 1 43 8

Nguồn: Số liệu thống kê của VKSND tỉnh Điện Biên từ năm 2013-2017

Như vậy, có thể thấy, việc VKS trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung chiếm tỷ lệ nhỏ, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ cho phép của VKSNDTC (không quá 6%), nhưng cũng cho ta thấy rõ những hạn chế trong việc thu thập và đánh giá chứng cứ và hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra của VKS và CQĐT, của ĐTV và KSV, hạn chế do những bất cập của BLTTHS và BLHS và nhiều lý do khác. Dẫn đến, khi VKS, Tòa án nghiên cứu hồ sơ nhận thấy chưa đủ căn cứ pháp lý để thực hiện việc truy tố, xét xử nên phải tiến hành trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đáng lưu ý là năm 2015 và năm 2016, xuất hiện tình trạng nhiều vụ án ma túy tiến độ giải quyết chậm, hồ sơ phải trả điều tra bổ sung do liên ngành từ Trung ương đến địa phương chưa thống nhất được những trường hợp nào phải giám định hàm lượng chất ma túy dẫn đến số lượng vụ án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung tăng cao hơn so với những năm trước đó.

Thứ hai: Tuy khơng nhiều, nhưng vẫn cịn một số lệnh, quyết định

khởi tố của CQĐT bị VKS hủy, cho thấy: Một mặt, thể hiện sự cần thiết của VKS trong việc đảm bảo việc khởi tố của CQĐT đúng người đúng tội đúng

pháp luật. Mặt khác, cũng cho thấy hiệu quả công tác phối hợp kiểm sát ngay từ khi CQĐT chưa ban hành các lệnh, quyết định chưa cao dẫn tới việc VKS phải từ chối, hoặc hủy bỏ các lệnh, quyết định của CQĐT đã đề nghị.

Thứ ba: Lực lượng KSV còn thiếu kinh nghiệm, chưa được tập huấn

chuyên sâu về kỹ năng, chiến thuật hỏi cung đối với mỗi loại tội phạm nên chất lượng, hiệu quả cơng tác này chưa cao. Vẫn cịn tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung, do có trách nhiệm của KSV.

Thứ tư: Chất lượng một số bản yêu cầu điều tra chưa bám sát nội dung

vụ án, cịn sơ sài, u cầu mang tính chung chung, hình thức; vẫn cịn trường hợp KSV chưa nghiên cứu hồ sơ vụ án, không bám sát tiến độ điều tra, tiến độ thực hiện yêu cầu điều tra dẫn đến việc thu thập chứng cứ chưa đầy đủ.

Thứ năm: Do có đường biên giới với Lào và Trung Quốc, khi đối tượng

phạm tội lẩn trốn sang các quốc gia trên, gây khó khăn cho hoạt động bắt giữ, điều tra. Dẫn tới có những vụ án phải kéo dài rất lâu mới giải quyết xong.

Thứ sáu: Việc thiếu các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giải quyết

vụ án như: khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, lấy lời khai... còn trang bị chưa đồng bộ, cũng ảnh hưởng tới chất lượng giải quyết vụ án.

2.2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế cần khắc phục

Thứ nhất, hiện một số quy định của pháp luật hình sự, TTHS và

hướng dẫn thực hiện cịn thiếu thống nhất, q trình thực hiện có vướng mắc như: quy định về việc bổ sung tài liệu trong phê chuẩn lệnh tạm giam; căn cứ để tạm giam đối với tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng có quy định hình phạt tù trên 02 năm; Thời hạn tính tạm giữ trong giữ người khẩn cấp; Quy định về trách nhiệm, quyền hạn của Kiểm tra viên trong TTHS… Một số các vướng mắc trong BLHS 2015 về xác định tội danh, về phân loại tội phạm; hàm lượng ma túy. Việc thực hiện các quy chế của ngành kiểm sát còn chưa được cụ thể, chung chung.

Thứ hai, hạn chế trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh

việc tuân theo pháp luật trong TTHS và công tác quản lý, chỉ đạo đối với VKS cấp huyện của VKSND cấp trên, của lãnh đạo VKS tỉnh đối với KSV cấp huyện có việc, có thời gian chưa khoa học, chưa sâu sát, kịp thời. Bên cạnh đó, cơ chế giám sát và nâng cao hiệu quả của giám sát của các cơ quan dân cử và của nhân dân với hoạt động THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của VKSND ở tỉnh Điện Biên còn chưa được chú trọng, hầu hết các đại biểu là người không chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật, nên chưa phát huy được hiệu quả của cơ chế giám sát này.

Thứ ba, trình độ, năng lực chun mơn của một bộ phận cán bộ, KSV

cịn có những hạn chế, yếu kém nhất định. Do chủ quan nên KSV không phát hiện được các mâu thuẫn giữa các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ; có vụ án KSV chưa nghiên cứu kỹ và đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội để báo cáo lãnh đạo chưa bám sát quá trình điều tra vụ án, nghiên cứu hồ sơ vụ án không kỹ, không sâu sắc nên không nắm được đầy đủ, tỉ mỉ các tình tiết vụ án, dẫn đến khơng phát hiện được chứng cứ còn thiếu, những mâu thuẫn của chứng cứ buộc tội, gỡ tội để đề ra yêu cầu điều tra bổ sung khắc phục. KSV còn chưa chủ động trong quá trình điều tra, thụ động giao phó hồn tồn việc điều tra cho CQĐT và chỉ căn cứ vào những tài liệu chứng cứ mà ĐTV thu thập làm căn cứ cho nhận định về vụ án và ban hành những quyết định tố tụng dẫn đến việc không kịp thời phát hiện những thiếu sót hoặc thậm chí là các vi phạm của CQĐT. Mặt khác, do năng lực, kinh nghiệm của ĐTV còn hạn chế, chưa điều tra triệt để, một số vụ án ĐTV không thực hiện yêu cầu điều tra của VKS.

Thứ tư, công tác chủ động phối hợp liên ngành giữa các cơ quan tư

pháp, đặc biệt là giữa VKS với CQĐT và Tịa án trong việc giải quyết vụ án hình sự, có thời gian ở một số đơn vị cấp huyện còn chưa chặt chẽ, chất lượng chưa cao. Trong quan hệ với CQĐT vẫn còn biểu hiện tư tưởng ngại va chạm, xuôi chiều nên không kịp thời phát hiện vi phạm pháp luật của CQĐT hoặc

tuyệt đối hóa quan hệ phối hợp mà bng xuôi trách nhiệm, ỷ lại vào sự chỉ đạo của cấp trên hoặc của liên ngành.

Thứ năm, là tỉnh có đường biên giới với Lào và Trung Quốc, do đó

nhóm tội phạm xuyên quốc gia lại có điều kiện hoạt động, ảnh hưởng khơng nhỏ tới hoạt động phòng chống tội phạm. Hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm cần phải có sự trao đổi hợp tác với Lào, Trung Quốc về phối hợp trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm.

Thứ sáu, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho VKSND còn thiếu,

chưa đáp ứng được tình hình đấu tranh phịng chống tội phạm hiện nay, hơn nữa về chế độ, chính sách đối với cán bộ, KSV ở các tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới và các vùng đặc biệt khó khăn chưa được chú tâm đúng mức.

Kết luận Chương 2

Các chế định của pháp luật về THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự được hình thành và phát triển theo lịch sử lập hiến, lập pháp của Nhà nước ta. BLTTHS năm 2015 ra đời đã có nhiều thay đổi quan trọng, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của VKSND đạt hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên về mặt lý luận và thực tiễn vẫn chỉ ra những điểm hạn chế cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung.

Trên cơ sở các quy định của pháp luật TTHS, tác giả đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng những kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại trong quá trình thực hiện của VKS hai cấp ở tỉnh Điện Biên từ năm 2013 đến năm 2017. Trên cơ sở xác định chính xác nguyên nhân của kết quả đạt được, nhất là nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém là cơ sở để tác giả kiến nghị một số giải pháp về hoàn thiện pháp luật và các giải pháp đảm bảo thực hiện tốt công tác THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của VKSND tỉnh Điện Biên.

Chương 3

Một phần của tài liệu LV ths luật học thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w