Tăng cường trách nhiệm và năng lực của Kiểm sát viên đối với công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án

Một phần của tài liệu LV ths luật học thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 68 - 71)

15. Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự năm

3.2.3. Tăng cường trách nhiệm và năng lực của Kiểm sát viên đối với công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án

với công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự

- Nâng cao ý thức chính trị, đạo đức và trình độ chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ, KSV

Để nâng cao năng lực trình độ, nhận thức pháp luật, ý thức chính trị và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, KSV thì VKSND các cấp cần tập trung quan tâm, chú trọng vào các nội dung:

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, KSV "Vững về chính trị, giỏi về nghiệp

vụ, tinh thơng về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm".

Xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ, cán bộ kiểm sát phải: "Cơng minh, chính

trực, khách quan, thận trọng và khiêm tốn"; Tiếp tục đổi mới nội dung, phương

pháp đào tạo, bồi dưỡng của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội phù hợp với quy định mới của pháp luật, bám sát thực tiễn công tác của ngành, đáp ứng các yêu cầu của Nghị quyết số 08-NQ/TW, số 48-NQ/TW, số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp. Tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu để nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, bảo đảm cho đội ngũ cán bộ, KSV có đủ năng lực trình độ, kinh nghiệm lẫn kỹ năng, phẩm chất.

+ Khẩn trương có cơ chế thu hút, tuyển chọn được những người có đức, có tài vào cơng tác trong ngành Kiểm sát. Tích cực đổi mới công tác thi tuyển, xét tuyển các chức danh KSV, KTV để bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện tốt công tác cán bộ, nâng cao chất lượng cán bộ để cán bộ, KSV có ý thức hơn, có trách nhiệm hơn với từng vụ việc, vụ án mà mình tham gia. KSV phải tự chủ động cập nhập kiến thức, học hỏi, rút kinh nghiệm

đồng thời phải được bồi dưỡng, đào tạo thường xuyên và chuyên sâu. Thực hiện nghiêm túc quy trình đánh giá, bố trí, sử dụng cơng chức, bảo đảm khách quan, thực chất, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác bộ. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra trong việc thực hiện nhiệm vụ của các công chức, người lao động ở VKS các cấp. Kiên quyết xử lý tập thể, cá nhân không làm hết trách nhiệm, để xảy ra vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của ngành trước nhân dân. Nghiêm khắc xử lý trách nhiệm người đứng đầu đơn vị để xảy ra sai phạm, nâng cao trách nhiệm của công chức, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ và chủ động phòng ngừa tiêu cực trong nội bộ ngành.

- Tăng cường trách nhiệm và năng lực của KSV đối với công tác THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự

KSV là chủ thể THTT khi được phân công THQCT, kiểm sát giải quyết vụ án hình sự. Do vậy, việc tăng cường trách nhiệm và năng lực của KSV có ý nghĩa hết sức quan trọng.

+ Nâng cao năng lực và trách nhiệm của KSV

Để nâng cao công tác THQCT và KSĐT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, địi hỏi các KSV phải chủ động, sâu sát trong phối hợp nhằm tăng cường hiệu quả của công tác điều tra.

Kiểm sát viên phải nâng cao trách nhiệm pháp lý và bản lĩnh nghề nghiệp thể hiện qua việc nhận thức và nắm vững chức trách, nhiệm vụ của mình khi thực hiện hoạt động cơng tố. Mỗi hành vi, quyết định cơng tố đều phải có cơ sở, có căn cứ vững chắc và hợp pháp, địi hỏi KSV phân tích kỹ sự việc, kết luận đầy đủ và đúng đắn để đề xuất đường lối xử lý. Khi xét phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can của CQĐT, KSV cần quán triệt tư tưởng khẩn trương nhưng thận trọng, làm có trọng tâm, giải quyết dứt điểm, nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, làm rõ các căn cứ thực tế và căn cứ pháp luật.

Để quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn, KSV phải xem xét tính có căn cứ và sự cần thiết của việc áp dụng; khẩn trương phê chuẩn các biện pháp ngăn chặn khi có đủ căn cứ và cần thiết để tạo điều kiện cho việc

điều tra khám phá vụ án; kiên quyết không phê chuẩn việc gia hạn tạm giữ, việc bắt bị can để giam hoặc tạm giam bị can khi chưa đủ căn cứ. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, nếu thấy khơng có căn cứ hoặc khơng cần thiết thì phải kịp thời thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn.

Kiểm sát viên được phân công thụ lý vụ án phải bám sát, nắm bắt tiến độ điều tra, đôn đốc việc điều tra; yêu cầu ĐTV cung cấp những tài liệu cần thiết về vụ án để THQCT kịp thời; Kịp thời đề ra yêu cầu điều tra, yêu cầu điều tra bổ sung, để việc phát hiện, thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ, tài liệu được kịp thời, khách quan, toàn diện, đầy đủ, đúng pháp luật. Trường hợp bị can kêu oan, không nhận tội hoặc nhận tội nhưng có nghi ngờ thì KSV phải trực tiếp hỏi cung. KSV cần nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, chủ động phối hợp chặt chẽ với ĐTV rà soát, đánh giá chứng cứ và các thủ tục, biện pháp tố tụng đã áp dụng trước khi kết thúc điều tra, tránh tình trạng phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Kiểm sát viên phải gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động công tố và KSĐT, áp dụng mọi biện pháp do pháp luật tố tụng quy định để loại trừ các hành vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra.

+ Nâng cao năng lực áp dụng pháp luật của các KSV khi THQCT trong giai đoạn điều tra

Đảm bảo việc soạn thảo, ban hành các văn bản áp dụng pháp luật phải đúng quy định của pháp luật. Đúng mẫu, có căn cứ pháp luật, đúng thẩm quyền, đúng thời hạn luật định.

Sau khi VKS ban hành các văn bản, quyết định tố tụng, thì KSV cần tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện của CQĐT, của ĐTV nhằm đảm bảo các văn bản tố tụng của VKS đã ban hành được tổ chức thực hiện đúng quy định của pháp luật. Quá trình tổ chức thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc phải kịp thời phối hợp với ĐTV để xử lý, báo cáo lãnh đạo cho ý kiến giải quyết.

Một phần của tài liệu LV ths luật học thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w