15. Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự năm
3.1.1. Hồn thiện và tăng cường hướng dẫn thực hiện Bộ luật tố tụng hình sự năm
văn bản pháp luật khác có liên quan đến thực hành quyền cơng tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
3.1.1. Hồn thiện và tăng cường hướng dẫn thực hiện Bộ luật tốtụng hình sự năm 2015 tụng hình sự năm 2015
Một là, qui định của BLTTHS năm 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên
+ Theo Điều 38 và 43 BLTTHS năm 2015 quy định: "Cán bộ điều tra,
Kiểm tra viên được giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này". Tuy nhiên, những người này có
được nhận các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của BLTTHS hay khơng thì chưa quy định rõ. Do vậy, cần bổ sung thêm quy định để Cán bộ điều tra, Kiểm tra viên được nhận các loại văn bản tố tụng này.
+ Theo Điều 38 và 43 BLTTHS quy định: "Cán bộ điều tra giúp Điều
tra viên trong việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ án và thực hiện hoạt động tố tụng khác. Kiểm tra viên giúp KSV trong việc lập hồ sơ kiểm sát, hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm và tiến hành hoạt động tố tụng khác". Tác giả cho rằng, quy định nêu trên còn chưa cụ thể. Kiểm tra
viên được quyền thu thập những tài liệu, chứng cứ nào trong quá trình giải quyết, có được ký vào bản thống kê tài liệu hay không. Điều này dẫn đến việc
thực hiện trên thực tế rất khó khăn. Do vậy, theo chúng tơi, BLTTHS cần sửa đổi, bổ sung rõ hơn theo hướng những tài liệu nào, chứng cứ nào Kiểm tra viên được thu thập.
Cũng theo quy định về chức năng, nhiệm vụ nêu trên thì Kiểm tra viên có được giao nhận hồ sơ đề nghị phê chuẩn, hồ sơ kết thúc điều tra hay không cũng không được qui định cụ thể. Do vậy, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Cán bộ điều tra, Kiểm tra viên trong TTHS.
Hai là, qui định của BLTTHS năm 2015 về phê chuẩn, áp dụng các biện pháp ngăn chặn của VKS
* Qui định của BLTTHS năm 2015 về VKS phê chuẩn Lệnh tạm giam
Quá trình thực hiện BLTTHS 2015 thấy cịn có vướng mắc, bất cập cần được tháo gỡ trong việc áp dụng biện pháp tạm giam theo quy định tại khoản 5, Điều 119 BLTTHS.
+ Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định khơng phê chuẩn. Theo quy định này VKS chỉ có 2 sự lựa chọn hoặc phê chuẩn hoặc là hủy bỏ Lệnh tạm giam. Trong thực tiễn có trường hợp, VKS thấy chưa đủ căn cứ để phê chuẩn, nhưng cũng chưa thể hủy bỏ, nhiều trường hợp VKS vẫn phải trao đổi với CQĐT thu thập thêm đầy đủ chứng cứ mới phê chuẩn, lúc này nảy sinh vi phạm thủ tục tố tụng. Do vậy, cần sửa đổi, bổ sung BLTTHS theo hướng VKS được quyền yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn hay không phê chuẩn lệnh tạm giam.
+ Đối với những trường hợp chuyển từ biện pháp ngăn chặn tạm giữ sang biện pháp ngăn chặn tạm giam. Khi sắp hết thời hạn 03 ngày tạm giữ, CQĐT mới chuyển hồ sơ vụ án tới VKS để đề nghị phê chuẩn. Như vậy, trong thời hạn 03 ngày chờ VKS phê chuẩn theo khoản 5 Điều 119 BLTTHS, hết thời hạn tạm giữ của CQĐT thì việc giữ người sẽ dùng lệnh hay quyết định nào hoặc phải thả tự do khi chưa có phê chuẩn của VKS thì BLTTHS 2015
cũng chưa quy định rõ. Hiện nay tại địa phương thường phải phối hợp với nhau để thực hiện việc phê chuẩn Lệnh tạm giam trong 03 ngày tạm giữ đó hoặc phải gia hạn tạm giữ và tính lại thời gian tạm giam để phê chuẩn nếu xét thấy chưa đủ căn cứ.
+ Một số vướng mắc, bất cập cần được tháo gỡ trong việc áp dụng biện pháp tạm giam theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 2, Điều 119 BLTTHS.
Khoản 2, Điều 119 BLTTHS quy định:
"2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt
tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
b) Khơng có nơi cư trú rõ ràng hoặc khơng xác định được lý lịch của bị can;
c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn; d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội".
Từ những quy định nêu trên, đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, gây khó khăn cho VKS khi tiến hành phê chuẩn Lệnh tạm giam cụ thể:
Về quy định "Khơng có nơi cư trú rõ ràng" cịn có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo Điều 12, Luật Cư trú thì việc xác định một cơng dân có nơi cư trú rõ ràng phải thuộc một trong các trường hợp: là nơi thường trú, nơi
tạm trú hoặc nơi người đó đang sinh sống. Trên thực tế có rất nhiều vụ án để
xác định được bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, như: Bị can, bị cáo là người ngoại tỉnh hoặc bị can, bị cáo vừa có nơi thường trú, vừa có nơi tạm trú, lại có nơi đang sinh sống thì việc xác định nơi cư trú như thế nào …
Về các quy định "có dấu hiệu bỏ trốn, có dấu hiệu tiếp tục phạm tội". Đây cũng là những nội dung cịn trừu tượng, chưa cụ thể, có thể được hiểu bằng nhiều cách khác nhau, dễ dẫn đến tùy tiện, lạm dụng để áp dụng biện
pháp tạm giam. Trên địa bàn các tỉnh miền núi, biên giới, nhất là đối với loại tội ma túy, lại là những đối tượng nghiện chất ma túy, nếu khơng tạm giam thì việc điều tra, truy tố, xét xử sẽ gặp khó khăn. Nhưng nếu áp dụng biện pháp tạm giam thì lại chưa có căn cứ theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 2, Điều 119 BLTTHS.
Trường hợp bị can phạm tội nghiêm trọng, thời hạn tạm giam ngắn hơn thời hạn điều tra; khi vụ án chưa được điều tra xong mà thời hạn tạm giam đã hết, nếu không cho bị can tại ngoại thì vi phạm, cịn cho bị can tại ngoại thì khó khăn trong việc điều tra, truy tố, xét xử.
Do vậy, đề nghị Liên ngành trung ương nghiên cứu, hướng dẫn để việc thực hiện được thống nhất, nhằm đáp ứng cơng tác đấu tranh, phịng chống tội phạm trong tình hình hiện nay.
* Qui định của BLTTHS năm 2015 về việc VKS phê chuẩn giữ người trong trường hợp khẩn cấp:
Khoản 4 Điều 110 BLTTHS quy định: Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi
giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho VKS cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.
+ Đối với trường hợp CQĐT trả tự do cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Điều 110 BLTTHS không quy định việc CQĐT phải thông báo và gửi kèm tài liệu liên quan tới VKS, do vậy VKS khơng nắm được để kiểm sát. Vì vậy, cần quy định trong BLTTHS, đối với những trường hợp CQĐT trả tự do thì phải thơng báo và gửi kèm tài liệu liên quan tới VKS để kiểm sát.
+ Trường hợp CQĐT ra quyết định tạm giữ thì thời gian tạm giữ tính từ thời điểm nào cũng chưa có hướng dẫn cụ thể, dẫn tới việc áp dụng pháp
luật khơng thống nhất, tính kể từ khi bắt đầu giữ người trong trường hợp khẩn cấp hay kể từ khi đối tượng nhận được Quyết định tạm giữ. Do vậy, cần được cấp có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện thống nhất.
* Qui định của BLTTHS năm 2015 về việc VKS phê chuẩn trong
trường hợp bắt bị can để tạm giam:
Theo khoản 4 Điều 165 BLTTHS năm 2015 đã liệt kê cụ thể các loại quyết định, lệnh của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cần có sự phê chuẩn của VKS. Tuy nhiên, việc phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam (Điều 113) không được liệt kê tại Điều 165. Do vậy, Điều 165 BLTTHS cần bổ sung thêm quyền năng phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam trong việc THQCT trong giai đoạn điều tra.
Ba là, qui định của BLTTHS năm 2015 thu giữ, tạm giữ đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm
Tại Điều 165 BLTTHS năm 2015 quy định "thu giữ, tạm giữ đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm" phải có sự phê chuẩn của VKS. BLTTHS năm 2015 quy định có 3 biện pháp tạm giữ, thu giữ cụ thể là: thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử (Điều 196), thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thơng (Điều 197), tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét (Điều198) trong đó biện pháp thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử và tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét không cần phải có sự phê chuẩn cùa VKS, vì vậy, quy định tại Điều 165 và Điều 198 khơng thống nhất. Do đó cần quy định theo hướng phải có sự phê chuẩn của VKS.