15. Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự năm
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và giám sát của các cơ quan dân cử và của nhân dân với hoạt động thực hành quyền công
các cơ quan dân cử và của nhân dân với hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
* Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng
- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung và đối với công tác THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của ngành Kiểm sát nhân dân là tất yếu, khách quan. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng phải toàn diện trên các mặt: Xây dựng các tổ chức
Đảng trong ngành Kiểm sát nhân dân; lãnh đạo chặt chẽ cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm, trong đó có cơng tác THQCT trong giai đoạn điều tra của VKS; đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh, chức vụ ở VKS các cấp. Muốn vậy, công tác lãnh đạo của Đảng phải:
+ Thường xuyên quan tâm kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban cán sự Đảng của VKS, nhất là ở cấp tỉnh. Xây dựng các tổ chức Đảng ở VKS các cấp trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả, đủ năng lực lãnh đạo công tác THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp, nhất là công tác THQCT trong giai đoạn điều tra.
+ Đổi mới phương thức lãnh đạo; hồn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật làm cơ sở cho cơng tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Theo phương châm, đấu tranh phịng chống tội phạm khơng có "vùng cấm"; quy định của pháp luật phải cụ thể, rõ ràng, minh bạch, đủ mạnh để mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện và xử lý công bằng, đúng pháp luật; không để sơ hở cho "nhóm lợi ích" "cá nhân" lợi dụng, thực hiện các hành vi tiêu cực, phạm tội.
+ Quan tâm lãnh đạo kiện toàn đội ngũ cán bộ, KSV; nhất là các đồng chí lãnh đạo ở VKS các cấp; Cần có quy định đồng chí Viện trưởng VKSNDTC được cơ cấu vào Ban Bí thư, đồng chí Viện trưởng VKS cấp tỉnh được cơ cấu vào Ban Thường vụ; đồng chí Viện trưởng VKS cấp huyện được cơ cấu vào Ban chấp hành đảng bộ. Có như vậy, mới đảm bảo cho VKS hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+ Hoàn thiện cơ chế phối hợp làm việc giữa các tổ chức Đảng, nhất là Ban Nội chính Tỉnh ủy với VKS. Theo hướng: Một là, Ban cán sự Đảng VKS tỉnh Điện Biên phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy Điện Biên xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp công tác, trên cơ sở quy chế phối hợp, hàng năm xây dựng chương trình phối hợp cụ thể, lựa chọn các nội dung liên quan đến hai ngành theo chỉ đạo của Cấp ủy, của ngành dọc để phối hợp triển khai thực
hiện, định kỳ có sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm. Hai là, Cấp ủy định kỳ tổ chức giao ban hàng tháng, nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về công tác tư pháp.
- Để thực hiện tốt các yêu cầu lãnh đạo của Đảng, VKS phải: Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 07/07/2007 của Bộ Chính trị về
"Sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng". Thực hiện đầy đủ, nghiêm
túc các kế hoạch kiểm tra, giám sát của Cấp ủy Đảng. Thông qua công tác kiểm sát, tổng hợp tình hình chấp hành pháp luật, tham mưu cho cấp ủy các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện.
* Tăng cường sự giám sát của các cơ quan dân cử và của nhân dân Thứ nhất: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chất vấn và hoạt
động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc, của Đại biểu Quốc hội đối với hoạt động của ngành Kiểm sát nói chung và cơng tác THQCT trong giai đoạn điều tra nói riêng. Theo hướng: Một là, hoạt động
THQCT trong giai đoạn điều tra phải định kỳ được giám sát bằng nhiều hình thức khác nhau như: Thơng qua việc nghe báo cáo, thẩm tra và cho ý kiến về báo cáo công tác tại các kỳ họp Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Thông qua chất vấn và trả lời chất vấn… đối thoại trực tiếp; Hai là, phân cơng đại biểu có chun mơn, am hiểu về lĩnh vực pháp luật trực tiếp phụ trách giám sát hoạt động công tác của VKS và các cơ quan tư pháp. Gắn trách nhiệm của các đại biểu này với kết quả công tác của các cơ quan tư pháp.
Thứ hai: Xác định rõ trách nhiệm của Viện trưởng VKS trong việc xử
lý, thực hiện các kết luận giám sát, đảm bảo các nội dung đã kết luận đều được thực hiện đầy đủ, kịp thời.
Thứ ba: Hoàn thiện cơ chế pháp luật, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, giám sát đối với hoạt động THQCT trong giai đoạn điều tra của VKS.
* Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân
Hiện nay có tình trạng thiếu hiểu biết, hiểu biết không đầy đủ về pháp luật của bộ phận không nhỏ trong đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân, đã hạn chế đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật. Do vậy, cần đổi mới, kiện toàn nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức thơng qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành, hoạt động trợ giúp pháp lý và các phương tiện truyền thơng; Kịp thời biểu dương những điển hình tiên tiến, xuất sắc trong ngành. Nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ và nhân dân, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của VKSND.
Để thực hiện tốt các nội dung nêu trên, VKS hai cấp ở tỉnh Điện Biên cần phối hợp với Đài phát thanh, truyền hình của tỉnh và của các huyện, thành phố xây dựng và thực hiện Quy chế phối hợp về công tác thông tin, tuyên
truyền. Theo đó hàng tháng các VKS lựa chọn những nội dung theo định
hướng của công tác thông tin, tuyên truyền phối hợp với Đài phát thanh, truyền hình cùng cấp xây dựng thành các sản phẩm thông tin, tuyên truyền.