Do đó, việc khơng áp dụng xóa kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động đối với những trường hợp bị kỷ luật sa thải là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn.
Pháp luật lao động chỉ áp dụng việc xóa kỷ luật lao động đối với hai hình thức xử lý kỷ luật khiển trách hoặc kéo dài thời hạn nâng lương. Những quy định này là hoàn tồn hợp lý, bởi vì trong trường hợp bị kỷ luật khiển trách hoặc kéo dài thời hạn nâng lương, là trường hợp NLĐ vi phạm kỷ luật lao động ở mức độ chưa nghiêm trọng, chưa làm ảnh hưởng lớn đến trật tự, nền nếp trong đơn vị. Vì vậy, pháp luật lao động đã tạo điều kiện và cơ hội cho NLĐ sửa chữa những vi phạm, lỗi lầm của mình. Song, việc giảm thời hạn kỷ luật chỉ được đặt ra đối với trường hợp NLĐ bị kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà khơng áp dụng với hình thức kỷ luật khiển trách. Vì lý do khiển trách là hình thức kỷ luật nhẹ nhất, thời hạn kỷ luật ngắn, về cơ bản không làm ảnh hưởng đến công việc và thu nhập của NLĐ. Do vậy, NLĐ bị kỷ luật khiển trách sau 03 tháng, kể từ ngày bị xử lý kỷ luật, nếu khơng tái phạm thì đương nhiên được xóa kỷ luật.
2.2. Đánh giá thực trạng thực thi quy định pháp luật về kỷ luật laođộng tại các doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn động tại các doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn
2.2.1. Ban hành nội quy lao động
2.2.1.1. Ưu điểm
Tỷ lệ các đơn vị sử dụng lao động có ban hành nội quy lao động ngày càng nhiều. Từ tình tình thực tiễn hiện nay, việc xử lý kỷ luật lao động trong các đơn vị
chưa được thực hiện nghiêm túc và triệt để. Còn thường xuyên xảy ra những hành vi vi phạm kỷ luật của NLĐ mà còn nhiều đơn vị chưa thiết lập những quy định để xử lý, từ đó cũng làm phát sinh những vụ tranh chấp lao động. Tình trạng này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của NSDLĐ về xử lý kỷ luật lao động. Chính vì vậy nhiều đơn vị sử dụng lao động đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ban hành nội quy lao động trong hoạt động quản lý, sử dụng lao động và sản xuất kinh doanh của mình. Hiện nay, các đơn vị đã chủ động ban hành nội quy lao động và số lượng các đơn vị có nội quy lao động ngày càng nhiều hơn. Tỷ lệ nội quy lao động được đăng ký tại tỉnh Lạng Sơn khá cao. Theo Thông báo của Sở lao động - Thương Binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn có 58% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn đăng ký nội quy
lao động13. Tỷ lệ này cao hơn nhiều địa phương trên cả nước. Theo kết quả thống kê tình hình chung cả nước, chỉ có dưới 10% số Nội quy lao động được đăng ký 14. Điều này đã góp phần khơng nhỏ trong việc thiết lập trật tự, kỷ cương lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong đơn vị. Theo Thông báo kết quả thanh tra của Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Lạng Sơn việc chấp hành pháp luật về lao động tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn các năm 2015, 2016,2017 cho biết: Hầu hết các đơn vị sử dụng lao động có sử dụng từ 10 NLĐ trở lên đều ban hành nội quy lao động15. Điều này cũng phù hợp với tình hình chung của các địa phương trên cả nước, "Việc xây dựng, ban hành Nội quy lao động được các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện, có khoảng 70% doanh nghiệp đã ban hành Nội quy lao động"16.
Nhìn chung, nội dung nội quy lao động của các đơn vị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ngày càng hoàn thiện hơn. Nội quy lao động nhìn chung đều quy định cụ
thể, chi tiết các nội dung, đặc biệt là các hành vi vi phạm kỷ luật lao động và các biện pháp xử lý kỷ luật lao động. Ví dụ: Nội quy lao động của Cơng ty Cổ phần thương mại Đại Hoàng Phương đã quy định 7 hành vi vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải. Do nội quy lao động quy định cụ thể các hành vi vi phạm kỷ luật, nên NLĐ dễ thực hiện, vì vậy mà trật tự, kỷ cương của đơn vị được duy trì ổn định, đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Quy định hiện nay đã đảm bảo quyền tự quyết của NSDLĐ trong việc xác định nội dung của nội quy lao động để phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Pháp luật lao động mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của NSDLĐ trong công tác quản lý, sử dụng lao động một cách linh hoạt, phù hợp với từng trường hợp và đối tượng cụ thể.
2.2.1.2 Nhược điểm
13