. Thanh tra Sở lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn (2015,2016, 2017), Thông báo kết quả
16. Bộ lao động, Thương binh và xã hội (2018), Báo cáo tổng kết thi hành Bộ luật lao động năm 2012, tr 32.
3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động
động cho người lao động và người sử dụng lao động
Với vai trò là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống của mọi người dân, đã từ lâu việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được xem là một trong những nhiệm vụ cơ bản, trọng yếu để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kỷ luật lao động, góp phần duy trì ổn định, hài hịa mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ, làm động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội một cách hiệu quả và bền vững.
Thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật NLĐ sẽ có cơ hội để nâng cao tri thức pháp lý, có thêm nhiều kiến thức về pháp luật lao động để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đặc biệt, sự hiểu biết về pháp luật sẽ giúp cho ý thức chấp hành kỷ luật của NLĐ được nâng lên theo chiều hướng tích cực, mang tính tự giác, tự nguyện. NSDLĐ không phải tốn nhiều công sức để đôn đốc, nhắc nhở NLĐ thực hiện đúng nội quy lao động. Mặt khác, sự tích cực trong cơng tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của các cơ quan nhà nước và các cấp cơng đồn sẽ góp phần giúp NLĐ khi tham gia quan hệ xã hội có hành vi xử sự phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, an ninh - trật tự an toàn xã hội, đồng thời tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chấp
hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, NLĐ sẽ nhận thức được nghĩa vụ và quyền lợi của mình gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp có phát triển thì việc làm và thu nhập của NLĐ mới được ổn định và tăng cao. Vì vậy, thái độ của NLĐ với cơng việc sẽ được cải thiện tích cực hơn, họ sẽ muốn cống hiến tài năng, trí tuệ của mình hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay ở nước ta, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật lao động vẫn chưa được xem trọng đúng mực, hoạt động tuyên truyền diễn ra ít, thiếu bài bản, mang tính lẻ tẻ ở một số địa phương, chưa có sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và nguồn nhân lực một cách đúng đắn, hình thức tuyên truyền thiếu đa dạng, thiếu sáng tạo, không thu hút được NLĐ tham gia…
Do vậy, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải cùng với các cấp cơng đồn thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động nói chung và pháp luật về kỷ luật lao động nói riêng cho cả NSDLĐ và NLĐ tại các doanh nghiệp, để có thể mạng lại cho họ sự hiểu biết tối đa. Bên cạnh đó,việc thực hiện các biện pháp này cũng phải đảm bảo sự phong phú, đa dạng, dễ hiểu, dễ thực hiện để lôi cuốn mọi người tham gia. Dưới đây là một số biện pháp cụ thể cần đẩy mạnh triển khai:
Nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng như: các đài phát thanh, các trang báo, ti vi, truyền hình, mạng internet... Trong đó, các ngành, các cấp cần tăng cường sự phối hợp với Đài truyền thanh trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để kịp thời giới thiệu những văn bản pháp luật mới ban hành, giải đáp những khúc mắc trong quá trình áp dụng pháp luật.
Phát động các phong trào thi đua tìm hiểu về pháp luật lao động nói chung và pháp luật về kỷ luật lao động nói riêng thơng qua các hình thức như: Viết bài luận, thi diễn kịch về chủ đề an tồn lao động, vệ sinh lao động... để khuyến khích, thu hút đông đảo NLĐ tham gia. Tổ chức các chương trình tập huấn pháp luật hàng năm tại địa bàn các khu công nghiệp, làm việc với các Hiệp hội doanh nghiệp để khuyến nghị việc thực hiện các quy định pháp luật, tổ chức các cuộc tọa đàm hỏi
đáp về pháp luật lao động... kịp thời tuyên truyền các chính sách, quy định pháp luật, giải đáp các vướng mắc cho NLĐ và NSDLĐ trong doanh nghiệp, để từ đó xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, bền vững.
Thành lập các trung tâm tư vấn pháp luật miễn phí ở các địa phương để tăng cường cơng tác trợ giúp pháp lý cho NLĐ, nhất là những NLĐ có hồn cảnh kinh tế khó khăn, tham gia đại diện, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ khi họ có nhu cầu.