1.3. Khái niệm và những quyđịnh chung về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
1.3.5. Điều kiện về sự tự nguyện trong giao kết hợp đồng
trái với đạo đức xã hội
Cũng tại Điều 123 BLDS năm 2015 cũng quy định “đạo đức xã hội” là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Nhưng về quy định chi tiết thì hồn tồn chưa có văn bản nào quy định thế nào là chuẩn mực xã hội hay liệt kê các chuẩn mực xã hội để cơ quan thi hành pháp luật áp dụng.
Hiện tại, việc xem thế nào là chuẩn mực ứng xử chung vẫn còn tùy thuộc vào quan điểm của nhiều người, bởi đối với một trường hợp trong một hồn cảnh cụ thể thì tùy vào bộ phận và nhận thức của từng người sẽ đưa ra cách ứng xử khác nhau. Tiêu chuẩn về đạo đức xã hội sẽ phát triển song song với xã hội do đó nó khơng hề bất biến mà sẽ thay đổi theo các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau. Vậy để phù hợp nhất thì khi xem xét một vấn đề có trái đạo đức xã hội hay khơng thì các nhà áp dụng pháp luật nên đưa vào bối cảnh xã hội cụ thể tại thời điểm đó. Trong hợp đồng thế chấp QSDĐ thì việc xác định
có trái đạo đức xã hội khơng cũng hết sức khó khăn, vì quy định pháp luật
vốn dĩ đã rất trừu tượng. Do đó, hầu hết các Tịa án thường ít viện dẫn lý do này để tuyên hợp đồng thế chấp QSDĐ là vô hiệu.
1.3.5. Điều kiện về sự tự nguyện trong giao kết hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất dụng đất
Như đã phân tích ở phần bản chất của hợp đồng, thì bản chất của hợp đồng là sự thống tự giữa tự do ý chí và bày tỏ sự tự do ý chí và cơ sở để xác định việc này là ý chí tự nguyện của các chủ thể tham gia trong hợp đồng. Khơng có tự do ý chí và bày tỏ ý chí thì khơng thể có tự nguyện, hai yếu tố này phải xuất hiện chung và thống nhất với nhau thì sự tự nguyện của chủ thể mới được pháp luật công nhận. Trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì tại khoản 2 Điều 3 BLDS năm 2015 quy định “Cá nhân, pháp nhân
thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận”. Cam kết, thỏa thuận là yếu tố chính cấu thành
hợp đồng, nhưng nó phải dựa trên ý chí của các bên. Trong việc giải thích các điều khoản của hợp đồng, nếu về mặt từ ngữ khơng rõ ràng thì chúng ta có thể
dựa trên ý chí chung của các bên để giải thích hợp đồng. Các trường hợp vi phạm nguyên tắc tự nguyện như giả tạo, nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa và xác lập tại thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của bên tham gia đều bị xem là vô hiệu.
1.3.5.1 Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được xác lập do giả tạo
Khái niệm “giả tạo” được giải thích trong Từ điển tiếng Việt là “khơng
thật, vì tạo ra một cách khơng tự nhiên”12. Giao dịch giả tạo có thể hiểu là
một giao dịch dân sự mà mục đích của nó khi cả hai bên xác lập là nhằm để che giấu mộ tgiao dịch dân sự khác và giao dịch này mới chính là giao dịch các bên mong muốn theo ý chí chung. Việc che giấu có thể do nhiều mục đích khác nhau nhưng chung quy là các chủ thể trong hợp đồng muốn trốn tránh nghĩa vụ với pháp luật hoặc đối với bên thứ ba có liên quan.
Tại Điều 180 BLDS Nhật Bản cũng quy định việc tuyên bố ý chí giả tạo được tiến hành với sự cấu kết của bên kia là khơng có ý nghĩa và bị vơ hiệu.
Tính vơ hiệu của việc tuyên bố ý chí quy định tại đoạn trên không được sử
dụng để chống lại người thứ ba ngay tình. Quy định về vấn đề này, BLDS và Thương mại Thái Lan cũng có đề cập tại Điều 109 với nội dung: một tuyên bố ý định không thực hiện, được làm với sự đồng lõa của phía bên kia thì vơ hiệu; nhưng sự vơ hiệu của tun bố đó khơng thể được thiết lập, để chống lại người thứ ba hành động với thiện chí và bị thiệt hại bởi tuyên bố ý định khơng có thực đó. Nếu một hành vi pháp lý có ý định nhằm che đậy một hành vi pháp lý khác thì những quy định của pháp luật về hành vi che đậy sẽ được áp dụng.
Nhìn chung, các nhà làm luật của cả hai nước Nhận Bản và Thái Lan đều nhận định một vấn đề chung đó là ý chí giả tạo của bất cứ chủ thể nào tham gia trong hợp đồng và được các bên còn lại đồng ý che giấu thì đương nhiên bị vơ hiệu, ngay cả trong trường hợp giao dịch đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba.
Tại Việt Nam, trường hợp này cũng được cụ thể hóa tại Điều 124 BLDS năm 2015 với nội dung quy định “giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo
nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch giả tạo vơ hiệu, cịn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực trừ trường hợp vi phạm vào điều kiện chung làm cho giao dịch bị vô hiệu”. Trường hợp giao dịch giả tạo không
phải để che giấu cho giao dịch dân sự khác nhưng có mục đích là để trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba thì giao dịch dân sự này cũng bị xem là vơ hiệu.
Phân tích quy định trên, tác giả có thể chia hợp đồng xác lập do giả tạo làm hai loại như sau:
Thứ nhất, hợp đồng giả cách hoặc tưởng tượng. Trong trường hợp này,
trong giao dịch dân sự này hoàn tồn khơng có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên thứ ba có liên quan. Việc lập ra hợp đồng nhằm mục đích che giấu cho một giao dịch dân sự khác hoặc che đậy cho một sự thật khác.
Thứ hai, hợp đồng giả tạo được lập ra nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với
người thứ ba. Theo đó, một hoặc nhiều bên trong hợp đồng có nghĩa vụ đối với người thứ ba nhưng họ muốn dùng việc đã xác lập hợp đồng để trốn tránh nghĩa vụ của chính mình. Nhìn chung, hợp đồng giả tạo tuy được chia thành nhiều loại nhưng đều có đặc điểm chung nhất là được xác lập dựa trên sự thống nhất ý chí giữa các bên trong hợp đồng, nhằm mục đích làm cho người khác nhìn nhận hợp đồng của mình theo chiều hướng sai lệch.
Đối với hợp đồng thế chấp QSDĐ giả tạo, trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân để bên thế chấp và bên nhận thế chấp QSDĐ cùng nhau xác lập hợp đồng này nhưng chủ yếu là nhằm để bên có tài sản thế chấp (bên thế chấp trong hợp đồng) trốn tránh nghĩa vụ phải thực hiện với người thứ ba. Thông thường, nếu thuộc trường hợp này thì bên thế chấp QSDĐ có nghĩa vụ sắp đến hạn phải thực hiện với người khác hoặc QSDĐ của họ sắp bị kê biên để đảm bảo thi hành án. Như vậy, để đạt được mục đích trốn tránh nghĩa vụ của mình bên có QSDĐ đã sử dụng tài sản này để thế chấp như một biện pháp để tẩu tán tài sản. Khi hợp đồng thế chấp QSDĐ được công chứng và đăng ký
giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật, nếu khơng chứng minh được hợp đồng là giả tạo thì khi bên thế chấp phải thực hiện nghĩa vụ cho bên thứ ba theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án tài sản bảo đảm là QSDĐ trên sẽ không bị phát mãi.
1.3.5.2. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được xác lập do lừa dối
Về mặt từ ngữ, “lừa dối” được hiểu là lừa bằng thủ đoạn nói dối13
. Theo khái niệm trên, chúng ta có thể thấy việc nói dối của một chủ thể chỉ trở thành lừa dối khi có yếu tố dùng thủ đoạn nói dối để đánh lừa một hoặc nhiều chủ thể khác.
Về mặt pháp lý, tại Điều 1116 BLDS Cộng hòa Pháp đề cập “sự lừa dối
là một căn cứ làm cho hợp đồng vơ hiệu khi một bên có những thủ đoạn gian dối đối với bên kia mà nếu khơng có các thủ đoạn đó thì bên kia đã khơng giao kết hợp đồng”, “hành vi lừa dối khơng được suy đốn mà phải được chứng minh”. Còn tại Việt Nam, khái niệm này được luật hóa trong Điều 127
BLDS năm 2015 “là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm
làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó”.
Như vậy, kết hợp với việc phân tích nội hàm của các quy định trên, tác giả nhận thấy: sự lừa dối được xem là trường hợp để hợp đồng vô hiệu phải là
hành vi cố ý của một bên (không nhất thiết phải là bên tham gia trong hợp
đồng), nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của hợp đồng nên đã xác lập hợp đồng. Về khía cạnh từ ngữ hay về pháp lý chúng ta đều có định nghĩa cụ thể về “lừa dối”, tuy nhiên trên thực tế việc xác định có tồn tại hay khơng tồn tại hành vi này có khơng hề dễ dàng. Bởi, trong một số hợp đồng cụ thể.
Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán, bên bán cung cấp thông tin không đúng sự thật, nói q về sản phẩm của mình hay đưa ra giá quá cao so với giá trị thực tế hay trong hợp đồng thế chấp QSDĐ nếu bên nhận thế chấp chỉ cung
cấp những dạng thông tin như “thế chấp hồn tồn khơng ảnh hưởng gì đến
quyền lợi của người thế chấp, mà đây chỉ là thủ tục kèm theo hợp đồng vay”
hay “việc thế chấp chỉ để đảm bảo niềm tin cho nhau chứ hoàn tồn khơng có
việc phát mãi tài sản thế chấp”14
.
Theo quan điểm của tác giả, trong cả hai trường hợp này thì khơng thể xem là có thủ đoạn lừa dối, bởi lẽ “một sự khoa trương trong quảng cáo hoặc
trong đàm phán hợp đồng chưa tới mức bị xem là lừa dối”15
.
1.3.5.3. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được xác lập do đe dọa
Đe dọa là một yếu tố vơ hiệu của hợp đồng khi đó là hành vi uy hiếp nhắm vào thể chất, tinh thần hay tài sản của một bên giao kết kiến người này vì sợ hãi nên phải giao kết trái ý muốn. Hành vi uy hiếp như trên đối với những người thân thích của một bên trong giao kết cũng được xem là đe dọa (Điều 127 BLDS năm 2015).
Tuy nhiên, giống như lừa dối thì hành đe dọa được xem như một yếu tố dẫn đến việc hợp đồng vô hiệu khi “việc đe dọa này dẫn dắt đến việc chủ thể
đó phải tham gia xác lập hợp đồng trái với ý chí của họ”16. Việc chứng minh
có tồn tại hay khơng sự đe dọa thơng thường do bên cho rằng hợp đồng ký kết do sự đe dọa, tuy nhiên do tính chất trừu tượng của quy định cũng như khó khăn trong việc tìm chứng cứ chứng minh nên việc xác định là rất khó.
1.3.5.4. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được xác lập do nhầm lẫn
Nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng được hiểu là việc một hoặc nhiều bên tham gia trong hợp đồng vì lý do khách quan, chủ quan nào đó đã hiểu sai về
14 Bản án số 02/2016/KDTM-ST ngày 30/3/2016 của Tòa án nhân dân thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang về
“V/v tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa bà Bé và Ngân hàng Cơng Thương, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là hộ gia đình bà Tiễn. Nội dung vụ án cho thấy bà Bé đã dùng quyền sử dụng đất của hộ bà Tiễn làm tài sản thế chấp để vay nợ Ngân hàng. Bà Tiễn trình bày do trước đây bà Bé cung cấp thông tin rằng đây chỉ là thủ tục để Ngân hàng tiến hành cho vay hồn tồn khơng ảnh hưởng gì đến tài sản. Nay bà Bé vi phạm nghĩa vụ, Ngân hàng yêu cầu phát mãi tài sàn bà không đồng ý. Hội đồng xét xử đã không chấp nhận yêu cầu của bà Tiễn về việc cho rằng hợp đồng thế chấp bà ký kết do lừa dối, (xem Phụ lục 1).
15 Nguyễn Minh Hằng, Đào Thu Hiền (2005), Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc
tế 2004, NXB Tư pháp, Hà Nội,tr.182.
16 Đỗ Văn Đại (2012), Luật hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận án, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia – Sự
bất cứ nội dung nào trong hợp đồng mà ký kết hợp đồng đó. Việc giao kết hồn tồn khơng phù hợp với ý chí thực tế của chủ thể. Hay nói khác hơn, nhầm lẫn trong hợp đồng “là sự khơng trùng hợp ý chí được thể hiện với mong muốn thật
sự của người thể hiện ý chí”17. Đối chiếu với quy định của pháp luật, tại Điều
126 BLDS năm 2015, sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên tham gia trong giao dịch dân sự khơng đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì giao dịch vơ hiệu. Trường hợp tồn tại sự nhầm lẫn nhưng các bên có sự khắc phục ngay làm cho mục đích của các bên vẫn đạt được hoặc mục đích giao dịch đã đạt được thì hợp đồng khơng vơ hiệu. Trước đây, ở BLDS năm 2005 việc nhầm lẫn dẫn đến giao dịch dân sự vô hiệu được quy định rõ là việc nhầm lẫn
phải về nội dung của giao dịch (Điều 141 BLDS năm 2005). Quy định trên,
khiến cho rất nhiều giao dịch dân sự cũng như hợp đồng tuy có xuất hiện sự nhầm lẫn làm cho chủ thể hình dung sai về đối tượng, chủ thể, nội dung... cũng khơng thể được Tịa án giải quyết theo hướng tuyên vô hiệu. Khắc phục bất cập này, BLDS năm 2015 đã quy định cụ thể theo hướng không phân biệt cụ thể loại nhầm lẫn nữa mà thay vào đó chỉ tập trung hướng đến hậu quả của việc nhầm lẫn đối với mục đích của hợp đồng.
Đối với hợp đồng thế chấp QSDĐ, việc nhầm lẫn thường xảy ra và bị Tịa án tun vơ hiệu nhiều nhất phải kể đến là nhầm lẫn về đối tượng của hợp đồng. Ví dụ: QSDĐ là tài sản chung của vợ chồng, tuy nhiên khi tiến hành cấp giấy chỉ ghi tên có một người dẫn đến việc khi tham gia vào quan hệ thế chấp dễ gây ra nhầm lẫn cho bên nhận thế chấp về đối tượng thế chấp.