Hệ số thu nợ tại chi nhánh giai đoạn 2009 – 2012

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh trần khai nguyên (Trang 44)

Năm 2009 2010 2011 2012

Hệ số thu nợ tổng cho vay 88,5% 90,3% 87,7% 78,8% Hệ số thu nợ cho vay

DNVVN 79,5% 84,2% 82,3% 77,7%

(Nguồn: Tự tính tốn)

Doanh số thu nợ cũng như hệ số thu nợ của Chi nhánh luôn được đánh giá là cao. Hệ số thu nợ luôn ở mức cao trên 75% thể hiện sự nổ lực trong công tác thu nợ của chi nhánh khi mà giai đoạn vừa qua là một giai đoạn đầy khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế nói chung và hệ thống Ngân hàng nói riêng. Dư nợ cho vay tăng qua các năm, kết quả năm sau luôn lớn hơn năm trước, dù rằng dư nợ cho vay trong năm 2012 tăng chỉ ở mức thấp nhưng nếu so sánh với tình hình kinh tế bấy giờ cũng như những ảnh hưởng chung từ một số khó khăn mà ACB gặp phải thì sự tăng nhẹ này vẫn được đánh giá là khả quan. Tuy nhiên, năm 2011 và năm 2012, hệ số thu nợ lại giảm dần, đáng chú ý chính là hệ số thu nợ trong năm 2012 giảm mạnh và thấp hơn cả năm 2009 đã gây ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động của Chi nhánh. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến yếu kém này chính là do tình hình hoạt động kinh doanh từ chính khách hàng vay, qua đây ta nhận thấy khâu quản lý, kiểm tra theo dõi sau khi cấp tín dụng của ngân hàng cịn nhiều thiếu sót, chưa nhạy bén với tình hình kinh tế hiện đang diễn ra.

 Vịng quay vốn tín dụng

Bảng 3.11: Vịng quay vốn tín dụng tại chi nhánh

Năm 2010 2011 2012

Dư nợ bình quân trong kỳ(triệu VNĐ) 94.864 120.958 141.039

Vịng quay vốn tín dụng (vịng) 0,957 1,095 0,715

Qua bảng trên ta nhận thấy vịng quay vốn tín dụng tăng từ 0,957 vịng lên 1,095 vòng trong giai đoạn 2 năm 2010 và 2011 là một tín hiệu tốt thể hiện hiệu quả hoạt động cho vay tại chi nhánh. Tuy nhiên, bước sang năm 2012, vịng quay vốn tín dụng đã giảm

mạnh và giảm xuống thấp hơn cả so với năm 2010, chỉ cịn 0,715 vịng. Giải thích rõ ràng nhất cho sự suy giảm này chính là do cơng tác thu nợ khơng hiệu quả của ngân hàng.

b. Những điểm mạnh giúp Chi nhánh đạt được hiệu quả trong hoạt động cho vay

 Chi nhánh Trân Khai Nguyên nằm trên địa bàn có dân số đơng, nhiều doanh

nghiệp lớn và đặc biệt là dân cư có thu nhập cao sinh sống nên rất thuận lợi cho việc huy động vốn cũng như cấp tín dụng. Chi nhánh được xây dựng tại trung tâm sầm uất của thành phố có cơ sở khang trang, mặt bằng thoáng rộng thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch.

 Sản phẩm và tiện tích của Ngân hàng đa dạng và có chất lượng, dịch vụ chăm

sóc khách hàng tốt, hoạt động cấp tín dụng với nhiều lựa chọn với khung lãi suất hấp dẫn, dễ dàng cho khách hàng lựa chọn.

 Đội ngũ nhân viên trẻ trung năng động và đầy nhiệt huyết với cơng việc.

Ngồi ra, với tác phong làm việc năng động hiện đại đã tạo niềm tin và thiện cảm cho khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh. Đây là một trong những lý do giúp chi nhánh duy trì được những khách hàng truyền thống cũng như lôi kéo được một bộ phận không nhỏ khách hàng tiềm năng.

 Được thành lập từ 2009, Chi nhánh được trang bị các thiết bị hiện đại, ứng

dụng phần mềm hệ thống riêng, công nghệ hiện đại, mọi hoạt động cho vay (giải ngân, thu nợ, rút tiền, trả lãi…) đều được thao tác và hạch tốn chính xác, tự động trên máy tính, khơng làm mất nhiều thời gian của khách hàng.

 Ngoài những chế độ ưu đãi hấp dẫn về lãi suất, đa dạng về sản phẩm, chính

sách cho vay hợp lý khơng thể khơng kể đến quy trình tín dụng khá chi tiết, khoa học đã góp phần giúp cho việc giao dịch giữa khách hàng và nhân viên quan hệ khách hàng, nhân viên tín dụng tăng hiệu quả và thơng suốt hơn.

c. Hạn chế

Dư nợ cho vay tăng nhưng tăng thấp trong thời gian gần đây đã phần nào khiến lợi nhuận của chi nhánh giảm sút. Ngoài ra, đi kèm với doanh số cho vay tăng cao, doanh số thu nợ cũng tăng nhưng hệ số thu nợ đã giảm qua từng năm, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2012. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ giảm trong năm 2012 là nguyên nhân chính làm giảm lợi nhuận thu được của chi nhánh. Một yếu tố quan trọng khi đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đó chính là nợ quá hạn và nợ xấu. Trong 2 năm 2011 và 2012, 2 yếu tố này tăng mạnh đã bộc lộ một những yếu kém của Chi nhánh trong vấn đề

kiểm soát nợ. Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,9% năm 2010 lên 1,5% năm 2011. Trong khi chủ trương của ngân hàng là không tăng tỷ lệ nợ xấu lên hơn 2% thì ngược lại, con số này nhảy mạnh lên đến 4,5% - một con số đáng lo ngại đối với 1 trong số những ngân hàng lớn mạnh hiện nay. Những hạn chế của chi nhánh chủ yếu đến từ:

 Yếu tố khách quan hàng đầu đến từ nền kinh tế: sự phát triển chưa ổn định,

lạm phát gia tăng đã làm cho các doanh nghiệp e ngại trong việc vốn mở rộng hoạt động kinh doanh.

 Ngân hàng áp dụng nhiều chính sách cho vay mới với các gói sản phẩm ưu

đãi nên khi đi vào hoạt động gặp nhiều khó khăn, phải đào tạo lại đội ngũ nhân viên nên mất nhiều thời gian và chi phí.

 Nhận thức của khách hàng: khách hàng khơng nhận định rõ mục đích, quy chế

cho vay nên nhiều lúc gây khó khăn cho các bộ tín dụng.

 Sự e ngại khi cho vay các DNVVN đối với những dự án trung – dài hạn một

phần vì sự bất ổn trong điều kiện kinh doanh hiện nay, một phần vì nguồn huy động của Chi nhánh chủ yếu là từ các khoản tiền gửi ngắn hạn, điều này đã làm giảm phần nào lợi nhuận trong hoạt động của chi nhánh.

 Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng về quy mơ, các tiện ích, chất lượng

dịch vụ, đồng thời là cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay đối với doanh nghiệp cũng gây cho ngân hàng Á Châu chi nhánh Trần Khai Ngun khơng ít khó khăn trong việc thu hút khách hàng.

 Thủ tục hồ sơ và quy trình vay: như đã phân tích ở trên, quy trình cho vay tuy

có đổi mới song chưa thật sự thuận lợi cho các DNVVN khi đi vay vốn, đặc biệt là ở vấn đề thời gian.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DNVVN CỦA

NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH TRẦN KHAI NGUYÊN

4.1 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN

HÀNG TMCP Á CHÂU

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 đã xác định đây là thời kỳ thực hiện cơng nghệ hóa - hiện đại hóa nhằm đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào khoảng năm 2020, với mục tiêu nâng thu nhập quốc dân tính trên đầu người tới năm 2015 lên mức trên 2000USD và năm 2020 đạt khoảng 2030 USD, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 7-8%. Đây là cơ hội lớn cho ngành ngân hàng Việt Nam nói chung, cũng như ACB nói riêng, để có thể phát triển nhanh, sớm đạt tới trình độ và quy mô của một ngân hàng trung bình trong khu vực. Bên cạnh cơ hội, giai đoạn tới là giai đoạn đầy khó khăn, thách thức đối với các ngân hàng Việt Nam, trong đó có ACB.

Hội đồng Quản trị ACB đã thông qua Định hướng Chiến lược Phát triển của ACB giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn tới 2020, thực hiện sứ mệnh là ngân hàng của mọi nhà, với phương châm hành động là “Tăng trưởng nhanh – Quản lý tốt – Hiệu quả cao”, nhằm đưa ACB vào nhóm 4 ngân hàng lớn nhất và hoạt động hiệu quả ở Việt Nam năm 2015.

Để thực hiện mục tiêu này, ACB lựa chọn chiến lược phát triển là ngân hàng hoạt động đa năng, khai thác sâu hơn và đa dạng hơn thị trường hoạt động. Về địa lý, ACB tiếp tục kiên trì nguyên tắc phát triển ở khu vực truyền thống là thành thị, trước hết là các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, đồng thời ACB sẽ từng bước tiếp tục tăng sự hiện diện ra các tỉnh, thành phố trong cả nước, ở khu vực đô thị của các tỉnh thành dọc theo trục giao thông Bắc – Nam và một số đô thị lớn khu vực miền Đông và miền Tây Nam bộ. Trong tương lai, ACB có thể xem xét mở rộng hoạt động ra một số nước trong khu vực. Về khách hàng, bên cạnh việc tiếp tục duy trì ưu tiên cho các phân đoạn khách hàng truyền thống, ACB sẽ nâng cao năng lực, hoạt động với các phân đoạn khách hàng rộng hơn, cả doanh nghiệp cũng như cá nhân. Về sản phẩm, bên cạnh các sản phẩm truyền thống, ACB sẽ từng bước nghiên cứu áp

dụng sản phẩm mới và các sản phẩm trọn gói nhằm đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng đa dạng hơn. Tăng cường năng lực về công nghệ thông tin, về nguồn nhân lực, về vận hành và kiểm soát, quản lý rủi ro là những lĩnh vực quan trọng mà ACB có kết hoạch phát triển trong giai đoạn 2011- 2015 nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược. ACB cũng cam kết chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành ngân hàng, phù hợp với các yêu cầu của pháp luật Việt Nam, thực tế của ACB, hướng theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất, nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững.

Về hoạt động cho vay DNVVN: Thị trường bán lẻ đang cạnh tranh gay gắt và

rất khó tạo nên sự khác biệt. Do đó, để có thể gia tăng hiệu quả kinh doanh trong hoạt động này thì ACB cần phải đầu tư và ứng dụng công nghệ thơng tin vào các giải pháp thanh tốn tuy nhiên việc này cần phải có thời gian, trong khi nền kinh tế hiện nay chưa cổ vũ cho tiêu dùng. Từ sự thật trên, việc tập trung dòng tiền cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là mục tiêu chiến lược dài hạn của ACB, vì đây là thành phần năng động nhất trong nền kinh tế quốc gia. Nhờ tập trung tăng trưởng khối doanh nghiệp, ACB hiện có hơn 40 ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ sau một thời gian trưởng thành đã có quy mơ lớn hơn đang có quan hệ tài khoản, dịch vụ, và hơn 10 ngàn doanh nghiệp đang vay vốn, đó là lợi thế cạnh tranh giúp ACB kinh doanh hiệu quả suốt thời gian qua, cũng là bàn đạp tạo đà cho ACB tự tin phát triển hoạt động cho vay đối với đối tượng này trong tương lai.

Xác định được đây là những doanh nghiệp tạo công ăn việc làm cho xã hội, đóng thuế cho Nhà nước, ACB đã và sẽ tiếp tục có nhiều ưu đãi như tăng hạn mức tín dụng, chia sẻ một phần khó khăn tài chính thơng qua việc giảm lãi suất, giảm phí dịch vụ trong hoạt động thanh tốn quốc tế để có thể giúp doanh nghiệp giao dịch thuận lợi hơn.

4.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO

VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH TRẦN KHAI NGUYÊN

Qua phân tích những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại tại chi nhánh ở trên, để tăng cường cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Trần Khai Nguyên, ngoài việc tiếp tục phát huy những thế mạnh đang có tại Chi nhánh, em xin đề ra một số biện pháp và chia ra theo nhóm giải pháp thuộc các yếu tố cấu thành hiệu quả hoạt động cho vay như đã phân tích tại chương 2, đó là mức độ an tồn và khả năng sinh lời của hoạt động cho vay.

4.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao độ an tồn của hoạt động cho vay

a. Nâng cao biện pháp xử lý nợ quá hạn, nợ xấu trong các khoản vay vốn của các khách hàng DNVVN.

Qua phân tích về tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của Chi nhánh, ta có thể thấy tình hình thu nợ đã và đang tồn tại nhiều bất cập và cần những biện pháp để giải quyết kịp thời:

Tập trung thu hồi dứt điểm các khoản nợ đã quá hạn của các khách hàng DNVVN là khách hàng của Chi nhánh. Dừng quan hệ tín dụng và thực hiện các biện pháp cần thiết thu hồi nợ đối với những doanh nghiệp bị lỗ khơng có khả năng trả nợ, xử lý các TSĐB mà Chi nhánh đang nắm giữ.

Đối với những DN có nợ gia hạn, nợ quá hạn, tập trung đôn đốc, theo dõi chặt chẽ các nguồn tài chính của doanh nghiệp. Bám sát tình hình hoạt động kinh doanh và tăng cường bổ sung TSĐB nhằm giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.

Thực hiện hoàn chỉnh, bổ sung và quản lý chặt chẽ hồ sơ tín dụng. Tăng cường kiểm tra, kiểm sốt q trình xử lý và tận thu hồi nợ. Trong trường hợp Ngân hàng thấy rõ khơng có khả năng thu hồi được nợ thì Ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp thanh lý để xử lý các khoản vay khó địi, biện pháp này được thực hiện khi người vay khơng chi trả, có hành động lẩn trốn, lừa đảo.

b. Nâng cao vai trị của cơng tác kiểm sốt nội bộ.

Ngân hàng cần nâng cao vai trò kiểm tra kiểm soát nội bộ, nhằm ngăn chặn những sai trái của các cán bộ tín dụng tín dụng doanh nghiệp, đưa ra biện pháp xử lý thích đáng đối với những cán bộ tha hóa, tham nhũng nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng tốt và lành mạnh. Bên cạnh đó ngân hàng thực hiện chế độ khen thưởng hợp lý nhằm khuyến khích động viên các cán bộ có tác phong đạo đức tốt trong công việc.

c. Nâng cao chất lượng thẩm định khi cho vay doanh nghiệp:

Thực hiện đúng quy trình thẩm định dự án, nâng cao chất lượng thẩm định trước khi quyết định cho vay là một việc làm cần thiết nhằm nâng cao quy mơ tín dụng đồng thời nâng cao hiệu quả cho vay

 Tỉ mỉ trong thu thập thông tin về khách hàng.

Nắm bắt thơng tin thường xun và chính xác về các doanh nghiệp, tham khảo ý kiến của các chủ nợ cũ và hiện tại mà khách hàng đã và đang vay. Điều này sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng có những quyết định cho vay đúng đắn. Mặt khác, một khi đã nắm bắt thông tin tốt, ngân hàng sẽ phân tích đánh giá “định lượng” được rủi ro cũng

như những dự báo, dự đốn về tình hình thị trường và những biến đổi của nền kinh tế. Đây là giải pháp cần đặc biệt chú trọng, quan tâm và thực hiện trong một môi trường mà thông tin trở thành tài nguyên, nguồn lực đối với sự phát triển của nền kinh tế. Theo đó, cần xây dựng và tổ chức tốt hệ thống thông tin, bao gồm các thơng tin về: tín dụng, khách hàng, kinh tế, pháp luật, thị trường với mức độ ứng dụng công nghệ cao cho phép thu thập và xử lý thông tin nhanh, đảm bảo chính xác. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng thường xuyên trao đổi và cập nhật thông tin với CIC.

 Đánh giá đúng tài sản bảo đảm, thế chấp.

Ngân hàng không nên quá xem tài sản thế chấp là chỗ dựa cho số tiền vay. Bản thân ngân hàng khơng nên tuyệt đối hóa vai trị của tài sản thế chấp cho dù đó là cơ sở giúp ngân hàng thu nợ khi khách hàng khơng cịn khả năng trả nợ. Bởi vì, mục đích của ngân hàng là cung ứng vốn cho hoạt động kinh doanh của khách hàng. Hơn nữa, khơng có gì đảm bảo rằng khi thanh lý số tiền thu được có thể đủ để thu hồi nợ vay và chi phí thu nợ phát sinh. Vì thế, ngân hàng cần lưu ý giá trị thế chấp của một tài sản là giá trị thanh lý của nó chứ khơng phải giá trị thực tế hay giá thị trường.

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh trần khai nguyên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)