Nhóm giải pháp nâng cao độ an toàn của hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh trần khai nguyên (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠ

4.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao độ an toàn của hoạt động cho vay

a. Nâng cao biện pháp xử lý nợ quá hạn, nợ xấu trong các khoản vay vốn của các khách hàng DNVVN.

Qua phân tích về tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của Chi nhánh, ta có thể thấy tình hình thu nợ đã và đang tồn tại nhiều bất cập và cần những biện pháp để giải quyết kịp thời:

Tập trung thu hồi dứt điểm các khoản nợ đã quá hạn của các khách hàng DNVVN là khách hàng của Chi nhánh. Dừng quan hệ tín dụng và thực hiện các biện pháp cần thiết thu hồi nợ đối với những doanh nghiệp bị lỗ khơng có khả năng trả nợ, xử lý các TSĐB mà Chi nhánh đang nắm giữ.

Đối với những DN có nợ gia hạn, nợ quá hạn, tập trung đôn đốc, theo dõi chặt chẽ các nguồn tài chính của doanh nghiệp. Bám sát tình hình hoạt động kinh doanh và tăng cường bổ sung TSĐB nhằm giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.

Thực hiện hoàn chỉnh, bổ sung và quản lý chặt chẽ hồ sơ tín dụng. Tăng cường kiểm tra, kiểm sốt q trình xử lý và tận thu hồi nợ. Trong trường hợp Ngân hàng thấy rõ khơng có khả năng thu hồi được nợ thì Ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp thanh lý để xử lý các khoản vay khó địi, biện pháp này được thực hiện khi người vay không chi trả, có hành động lẩn trốn, lừa đảo.

b. Nâng cao vai trị của cơng tác kiểm sốt nội bộ.

Ngân hàng cần nâng cao vai trị kiểm tra kiểm sốt nội bộ, nhằm ngăn chặn những sai trái của các cán bộ tín dụng tín dụng doanh nghiệp, đưa ra biện pháp xử lý thích đáng đối với những cán bộ tha hóa, tham nhũng nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng tốt và lành mạnh. Bên cạnh đó ngân hàng thực hiện chế độ khen thưởng hợp lý nhằm khuyến khích động viên các cán bộ có tác phong đạo đức tốt trong cơng việc.

c. Nâng cao chất lượng thẩm định khi cho vay doanh nghiệp:

Thực hiện đúng quy trình thẩm định dự án, nâng cao chất lượng thẩm định trước khi quyết định cho vay là một việc làm cần thiết nhằm nâng cao quy mơ tín dụng đồng thời nâng cao hiệu quả cho vay

 Tỉ mỉ trong thu thập thông tin về khách hàng.

Nắm bắt thơng tin thường xun và chính xác về các doanh nghiệp, tham khảo ý kiến của các chủ nợ cũ và hiện tại mà khách hàng đã và đang vay. Điều này sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng có những quyết định cho vay đúng đắn. Mặt khác, một khi đã nắm bắt thông tin tốt, ngân hàng sẽ phân tích đánh giá “định lượng” được rủi ro cũng

như những dự báo, dự đốn về tình hình thị trường và những biến đổi của nền kinh tế. Đây là giải pháp cần đặc biệt chú trọng, quan tâm và thực hiện trong một môi trường mà thông tin trở thành tài nguyên, nguồn lực đối với sự phát triển của nền kinh tế. Theo đó, cần xây dựng và tổ chức tốt hệ thống thông tin, bao gồm các thơng tin về: tín dụng, khách hàng, kinh tế, pháp luật, thị trường với mức độ ứng dụng công nghệ cao cho phép thu thập và xử lý thông tin nhanh, đảm bảo chính xác. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng thường xuyên trao đổi và cập nhật thông tin với CIC.

 Đánh giá đúng tài sản bảo đảm, thế chấp.

Ngân hàng không nên quá xem tài sản thế chấp là chỗ dựa cho số tiền vay. Bản thân ngân hàng khơng nên tuyệt đối hóa vai trị của tài sản thế chấp cho dù đó là cơ sở giúp ngân hàng thu nợ khi khách hàng khơng cịn khả năng trả nợ. Bởi vì, mục đích của ngân hàng là cung ứng vốn cho hoạt động kinh doanh của khách hàng. Hơn nữa, khơng có gì đảm bảo rằng khi thanh lý số tiền thu được có thể đủ để thu hồi nợ vay và chi phí thu nợ phát sinh. Vì thế, ngân hàng cần lưu ý giá trị thế chấp của một tài sản là giá trị thanh lý của nó chứ khơng phải giá trị thực tế hay giá thị trường.

Để đáp ứng tính hiệu quả khi cấp tín dụng, các nhân viên tín dụng cần thay đổi tư duy có tài sản thế chấp khi xem xét một khoản cho vay bằng tư duy thẩm định. Tư duy thẩm định là khi khách hàng có nhu cầu vay vốn thì ngân hàng phải lưu ý đặc biệt đến lý do xin được vay vốn của khách hàng. Căn cứ vào đơn xin vay vốn và tài liệu mà khách hàng đã gửi tới ngân hàng, Nhân viên tín dụng sẽ tiến hành thu thập thông tin và thẩm định hồ sơ mà khách hàng xin vay.

Điểm mạnh trong tư duy thẩm định là xem xét người vay có đáng tin cậy hay không. Nghĩa là khách hàng có khả năng thanh toán được khoản vay đúng kỳ hạn không, thông qua việc đánh giá phương án sản xuất kinh doanh hoặc thẩm định dự án đầu tư của khách hàng có tính hiện thực và tính khả thi cao đến đâu. Sau đó mới xét tới khách hàng có tài sản đảm bảo tiền vay. Nếu khách hàng khơng có tài sản đảm bảo thì ngân hàng nên áp dụng hình thức tín chấp phần thiếu, nghĩa là ngân hàng sẽ khơng bỏ sót bất kì một khoản vay tốt nào, nguồn vốn ấy sẽ giúp ích cho người đi vay trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, phục vụ góp phần làm phát triển kinh tế.

 Thận trọng, hiệu quả trong công tác thẩm định qua hồ sơ và thực tế.

Nâng cao trình độ phân tích phương án sản xuất kinh doanh cũng như kỹ năng phân tích báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn trước khi bắt tay vào phân tích chúng. Vì tất cả các báo cáo tài chính và phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng chưa thực sự đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp đó.

Nhân viên tín dụng phải đi kiểm tra, xem xét tình hình thực tế của các dự án và cơ sở sản xuất kinh doanh, đánh giá năng lực tài chính, tình hình sử dụng nguồn vốn và khả năng sinh lời của dự án, nắm bắt kịp thời biến động xấu có thể xảy ra, từ đó có biện pháp đúng đắn trong công tác thẩm định.

Khi thẩm định phương án vay vốn, cần xem xét tính xác thực của phần vốn tự có của KH khi tham gia vào phương án, dự án xin vay. Vì trong bất cứ trường hợp nào thì nguồn vốn tự có cũng là nguồn trả nợ lý tưởng nhất. Để tránh đưa ra những quyết định sai lầm khi duyệt khoản vay, Ngân hàng cần chú trọng đến tái thẩm định khoản vay.

 Tăng cường kiểm tra, giám sát sau cho vay một cách thường xuyên.

Đa số các trường hợp phát sinh nợ quá hạn có thể do nguyên nhân từ sự lơ là của Nhân viên tín dụng sau khi giải ngân. Điều này dẫn đến sự thiếu trách nhiệm của khách hàng đối với một khoản vay nào đó là kết quả của việc sử dụng vốn không hiệu quả của khách hàng và khơng đúng mục đích. Chính vì vậy, cần coi trọng công tác kiểm tra sau cho vay, bên cạnh kiểm tra theo định kỳ, cần có những lần kiểm tra đột xuất để thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh và việc sử dụng vốn của khách hàng có hiệu quả hay khơng, nhằm có biện pháp phòng ngừa đúng lúc, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Nhìn chung, cơng tác kiểm tra sau khi cho vay là biện pháp tốt nhất sau khi thẩm định để hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Ngồi việc u cầu khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính liên quan, Nhân viên tín dụng cần định kỳ kiểm tra cơ sở sản xuất để phát hiện ra những sai phạm trong việc sử dụng vốn hay những khó khăn trong q trình sản xuất kinh doanh để có biện pháp kịp thời, hạn chế sự thiệt hại của khách hàng và phịng ngừa rủi ro của chính ngân hàng.

Trong quá trình kiểm tra cần lưu ý xem xét thái độ của khách hàng có trung thực khơng hoặc có thái độ hợp tác với ngân hàng khơng, đồng thời đánh giá thiện chí của khách hàng đối với việc trả nợ cho ngân hàng. Khi sắp đến kỳ hạn trả nợ thì nhân viên phụ trách hồ sơ phải theo dõi, đôn đốc việc trả nợ của khách hàng. Có trách nhiệm thông báo nhắc nhở cho khách hàng biết để khách hàng chuẩn bị thanh toán nợ.

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh trần khai nguyên (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)