3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ trong cơng tác
3.2.3. Nâng cao chất lượng các thủ tục kiểm soát
NHNN là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng – một lĩnh vực nhạy cảm, chịu sự điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật, có quan hệ và ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều đối tượng, tầng lớp trong xã hội vì vậy, hiện nay thủ tục kiểm soát của NHNN đã được thiết kế theo một quy trình cơ bản phù hợp với các nguyên tắc của KSNB. Tuy nhiên, đơi chỗ thủ tục này cịn mang tính hình thức, chưa phát huy hiệu quả cao nhất. Do vậy, để hoàn thiện các thủ tục kiểm soát NHNN cần phải thiết kế các thủ tục theo các hướng sau đây.
Thứ nhất: Dựa trên nguyên tắc phân công, phân nhiệm trong kiểm soát nội bộ, NHNN cần ban hành các quy định chức năng, nhiệm vụ của từng Vụ, Cục trong hệ thống theo đó mọi cán bộ ở cấp quản lý đều phải có trách nhiệm giám sát và kiểm tra hoạt động tài chính trong phạm vi tổ chức được phân công quản lý.
Thứ hai: NHNN cấn phải thiết kế thủ tục kiểm sốt nhằm ngăn ngừa tham ơ,
mua sắm tài sản lãng phí, sử dụng các khoản chi khơng cần thiết. Trước hết là thiết lập môi trường làm việc công khai và minh bạch, việc cơng khai thu nhập – chi phí, tài sản mua sắm phải thực hiện nghiêm túc chứ khơng chỉ mang tính hình thức. Hệ thống phân cấp, thẩm quyền ra quyết định cụ thể, rõ ràng theo nguyên tắc thận trọng và có tính tập thể. Quy trình mua sắm tài sản đảm bảo sự giám sát nhau giữa các
khâu lập kế hoạch, thực hiện mua sắm, nghiệm thu bàn giao, đưa vào sử dụng. Mọi diễn biến đối với từng khoản thu nhập, chi phí, tăng, giảm tài sản được thể hiện chính xác và cập nhật trên hệ thống. Hoàn thiện các văn bản quản lý nội bộ như: Quy chế tài chính tại NHNN, Quy chế chi tiêu nội bộ, phân cấp thẩm quyền cho phù hợp với năng lực và cán bộ. Với các đơn vị cố tình tách nhỏ giá trị của các gói thầu sửa chữa, mua sắm tài sản để không phải qua thẩm định, phê duyệt của Vụ Tài chính – Kế tốn cần nghiêm túc phê bình, chấn chỉnh, có chế tài xử lý, yêu cầu các đơn vị phải thực hiện theo đúng kế hoạch, những vấn đề phát sinh sẽ không cấp thêm kinh phí.
Thứ ba: Cần phân cấp chặt chẽ hơn nữa thẩm quyền của các cấp trong Quyết
định 2673/QĐ-NHNN ban hành Quy chế quản lý tài sản của NHNN. Việc phân cấp thẩm quyền xét duyệt về tài chính cần xây dựng phù hợp với quy mơ, tính chất của kế hoạch hay gói thầu tránh tình trạng q tập trung hay phân tán tại một bộ phận nào đó. NHNN cần quy định chặt chẽ hơn trách nhiệm và quyền hạn của Thủ trưởng các đơn vị trong mua sắm tài sản tránh tình trạng rất nhiều tài sản giá trị không quá lớn nhưng vẫn phải quá trình mua sắm vẫn phải trình lên Thống đốc phê duyệt mất nhiều thời gian. Có thể tăng giá trị tài sản mà đơn vị được chủ động mua sắm mà vẫn nằm trong kế hoạch tổng thể đã được Thống đốc phê duyệt, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị trong tổ chức đấu thầu để nâng cao hiệu quả.
Thứ tư: Nghiên cứu áp dụng thí điểm hình thức đấu thầu mới đảm bảo công khai, minh bạch
Thực hiện Luật đầu tư công năm 2019, Nghị định 73/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và các Chỉ thị, Thông tư quy định gắt gao tỷ lệ đấu thầu qua mạng, đấu thầu qua mạng ngoài việc tiết giảm được chi phí thì cịn góp phần minh bạch quá trình xét duyệt và đấu thầu, đẩy nhanh tiến độ các gói thầu, tránh được tình trạng đấu thầu theo chỉ định thầu, chỉ định “ngầm” thiếu sự công khai, minh bạch.
Do đó, việc đẩy mạnh các giải pháp để mở rộng phạm vi đấu thầu qua mạng là việc làm cần thiết.
Trước hết, hệ thống NHNN cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức xu hướng hiện đại, hiệu quả khi đấu thầu qua mạng; cải thiện hạ tầng công nghệ, nâng cao dung lượng đường truyền…; ban hành những quy định cụ thể về tỷ lệ đấu thầu qua mạng. Việc thí điểm ở Ngân hàng Trung Ương (Cục Cơng nghệ tin học, Cục Quản trị, Cục Phát hành Kho quỹ) thành cơng sẽ là điển hình để các đơn vị, chi nhánh học tập, phát huy. Bên cạnh đó đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và kết nối một hệ thống đấu thầu điện tử hoàn thiện với đầy đủ các chức năng bao gồm: đấu thầu điện tử (E-bidding), mua sắm điện tử (E-shopping), hợp đồng điện tử (E-contracting), thanh toán điện tử (E-payment) là vô cùng quan trọng.