3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ trong cơng tác
3.2.4. Nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ
Một là, NHNN cần nghiên cứu xây dựng chức năng nhiệm vụ của Vụ KTNB ngoài việc phù hợp với hoạt động của NHNN còn phải đồng bộ với các hoạt động kiểm toán chung (về tiêu chuẩn của cán bộ KTNB, về trình độ chun mơn, đạo đức nghề nghiệp; về chính sách đãi ngộ; về chuẩn mực, qui trình kiểm tốn…) theo các qui định hiện hành của Nhà nước và thông lệ quốc tế cũng như trong khu vực. Cần có qui chế đặc thù nhằm nâng cao tính độc lập trong hoạt động của Vụ KTNB.
Hai là, hồn thiện mơ hình tổ chức bộ máy kiểm tốn nội bộ theo thơng lệ quốc tế và phù hợp với Việt Nam, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước. Đây cũng chính là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình xây dựng và thực hiện Dự án “Tiến tới một Ngân hàng Trung ương hiện đại tại Việt Nam trong kỷ nguyên mới.” Bộ phận kiểm soát tại các đơn vị phải độc lập hồn tồn với Phịng Kế toán để việc kiểm soát cơng tác tài chính trung thực, khách quan.
Như đã trình bày ở chương 1 về mơ hình KTNB của NHTW các nước và một số bài học của Việt Nam cho thấy mơ hình tổ chức của các nước có sự khác nhau khơng đồng nhất. Tuy nhiên phần lớn đều có Ủy ban kiểm tốn NHTW là tổ chức cao nhất có thể trực thuộc Tổng thống, Chính phủ hoặc Thống đốc.
Vụ Kiểm tốn nội bộ thiết kế cơ cấu bộ máy trên cơ sở tổ chức các phịng theo nhóm lĩnh vực, hệ thống hay quy trình, nghiệp vụ. Một số NHTW khác có thiết kế cơ cấu tổ chức bộ máy các phịng theo nhóm lĩnh vực, hệ thống hay quy trình nghiệp vụ và tổ chức các phòng kiểm tốn tại trụ sở chính, kiểm tốn các chi nhánh. Tuy nhiên, xu hướng chung thiết kế tổ chức bộ máy theo hai nhóm chính đó là nhóm các phịng kiểm tốn nghiệp vụ và quy trình, nhóm kia là các phịng có nhiệm vụ thiết kế xây dựng chính sách và kiểm sốt, đánh giá chất lượng kiểm toán.
NHNN Việt Nam cũng cần thiết xây dựng mơ hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ dựa trên cơ sở thực hiện kiểm toán theo lĩnh vực, hệ thống quy trình nghiệp vụ liên quan đến nhiều đơn vị khác nhau. Đồng thời cũng chú ý đến công tác nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách. Trên cơ sở định hướng chung như trên sẽ có các giai đoạn cụ thể xác định cơ cấu tổ chức cho phù hợp.
Ba là, xây dựng và ban hành điều lệ kiểm toán nội bộ, với những yêu cầu cơ bản:
Chỉ ra mục tiêu và phương pháp tiến hành kiểm toán nội bộ; xác định rõ nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ; xác định các nguyên tắc tiến hành kiểm toán; cho phép kiểm toán viên tiếp cận với các tài liệu, cũng như những người có liên quan đến hoạt động kiểm tốn nội bộ.
Bốn là, xây dựng các chính sách: quy chế, quy trình, kế hoạch kiểm tốn nội
bộ cụ thể theo sát với chuẩn mực. Đặc biệt là các chế tài, trong đó cần quan tâm đến cơ chế động lực: lương, phụ cấp, và các chế độ đãi ngộ khác thoả đáng để bù đắp áp lực công việc đối với kiểm toán viên nội bộ. Năm 2012, NHNN đã ban hành Quy trình kiểm tốn báo cáo tài chính các đơn vị NHNN. Quy trình này cần được hồn thiện, phù hợp với chế độ tài chính đặc thù của NHNN.
Năm là, tăng cường công tác đào tạo và tranh thủ sự trợ giúp của chuyên gia
dự án nâng cao kỹ năng thực hành kiểm toán cho Kiểm soát viên theo các chuẩn mực kiểm toán nội bộ; tiếp tục mở rộng phạm vi và nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm toán, nhất là đối với kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động tại các Vụ, Cục Ngân hàng Trung ương. Kiểm toán viên nội bộ phải thành thạo công việc và được đào tạo thường xuyên, mỗi kiểm toán viên phải được học tập tối thiểu 80 giờ trong một năm; ngoài ra họ phải tự học hỏi để khơng ngừng nâng cao năng lực của mình. Kết hợp với
Bộ Tài chính tổ chức các khoá đào tạo để cấp chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ. Với cơng tác quản lý tài chính, các kiểm tốn viên nội bộ cũng phải tham gia các lớp học về bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu, tiêu chuẩn định mức tài sản theo quy định, quy trình, thủ tục đầu tư XDCB, an tồn kho quỹ... để khi tiến hành kiểm tốn khơng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Sáu là, phải xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên nội bộ NHNN phù hợp với thông lệ quốc tế, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán do Bộ Tài chính ban hành và đảm bảo luôn duy trì quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Những cán bộ vi phạm đạo đức nghề nghiệp sẽ bị dừng chức vụ Kiểm soát viên trong thời hạn quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bảy là, quy định về trang thiết bị phương tiện làm việc thuận lợi cho cán bộ
làm cơng tác kiểm tốn nội bộ, tăng cường ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động kiểm toán nội bộ: Các KTV cần tìm hiểu và khai thác có hiệu quả các ứng dụng của hệ thống công nghệ thơng tin để có thể thu thập, khai thác các thông tin cần thiết cho hoạt động kiểm toán tại đơn vị. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ giảm bớt thời gian nhưng đảm bảo chất lượng và tính chính xác cao hơn. Do đặc thù thường đi cơng tác xa nên việc trang bị máy tính xách tay là nhu cầu tất yếu; trong thời gian vừa qua, các KTV đã được trang bị đầy đủ máy tính (1 người/1 máy), song cấu hình của máy vẫn chưa phù hợp với thực tế cơng việc, vẫn cịn hiện tượng lag, giật. Bên cạnh đó, việc được trang bị sử dụng phần mềm bản quyền chưa được phổ biến trong Vụ KTNB, hầu hết các máy đều vẫn đang sử dụng phần mềm crack gây nên những rủi ro về bảo mật đối với dữ liệu kiểm tốn. Do vậy, NHNN cần có kế hoạch trang bị, chế độ bảo trì, trang bị các phần mềm bảo mật cho các máy tính xách tay của Vụ để đảm bảo mức độ an tồn cho hệ thống thơng tin và tiến độ thực hiện cơng việc, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tám là, quy định cho các kiểm toán viên nội bộ được quyền truy cập cơ sở dữ liệu, các phần mềm quản trị điều hành, phần mềm quản lý tài sản cố định của NHNN. Việc truy cập các phần mềm dữ liệu này giúp cho thông tin được kiểm tra nhanh chóng, chính xác, tồn diện mà khơng ảnh hưởng tới công việc của các bộ phận liên quan. Tuy nhiên, quyền truy cập này phải được quy định chặt chẽ, áp
dụng cho các đối tượng thực sự cần thiết để tránh lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn hoặc bị sơ hở làm lộ bí mật nhà nước.
Chín là, cải cách hoạt động kiểm soát kiểm toán nội bộ phải tiến hành một cách đồng bộ với: cải cách công tác quản lý rủi ro, cải cách áp dụng các chuẩn mực trong công tác kế tốn tài chính, ứng dụng kế toán quản trị. Bổ sung thêm các quy trình kiểm tốn quản lý tài chính còn thiếu hoặc chưa thường xun. Ví dụ: Kiểm sốt việc phân phối kết quả tài chính khơng được thực hiện kiểm toán nội bộ thường xuyên hàng năm, phụ thuộc chủ yếu vào cơ chế kiểm sốt tài chính tại chính tại Vụ TCKT; hoặc kiểm sốt các khoản thu chưa có quy trình cụ thể, chủ yếu do kiểm sốt nội bộ tại chính đơn vị thực hiện, khơng có khâu phê duyệt tại Vụ Tài chính Kế tốn, việc kiểm toán chỉ được thực hiện theo chuyên đề trong kế hoạch kiểm toán/kiểm tra của Vụ KTNB/Vụ TCKT nên vẫn tồn tại những sai sót nhất định.
Mười là, NHNN cần phối hợp tốt hơn nữa với KTNN (Vụ KTNB và KTNN chuyên ngành VII) trong việc trao đổi qui trình nghiệp vụ (về lĩnh vực kiểm toán; về hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng trung ương…) cũng như phối hợp công tác kiểm tốn hàng năm với mục đích qua cơng tác kiểm tốn của hai cơ quan có đánh giá sát thực, kịp thời đặc biệt là tính thời sự về hoạt động của NHNN cũng như tham mưu giúp Chính phủ, Quốc hội trong việc điều hành hoạt động của NHNN theo đúng hướng là Ngân hàng Trung ương của nước CHXHCN Việt Nam.
Như đã trình bày ở chương 1 về mơ hình KTNB của NHTW các nước và một số bài học của Việt Nam cho thấy mơ hình tổ chức của các nước có sự khác nhau không đồng nhất. Tuy nhiên phần lớn đều có Ủy ban kiểm tốn NHTW là tổ chức cao nhất có thể trực thuộc Tổng thống, Chính phủ hoặc Thống đốc.
Vụ KTNB thiết kế cơ cấu bộ máy trên cơ sở tổ chức các phịng theo nhóm lĩnh vực, hệ thống hay quy trình, nghiệp vụ. Một số NHTW khác có thiết kế cơ cấu tổ chức bộ máy các phịng theo nhóm lĩnh vực, hệ thống hay quy trình nghiệp vụ và tổ chức các phịng kiểm tốn tại trụ sở chính, kiểm tốn các chi nhánh. Tuy nhiên, xu hướng chung thiết kế tổ chức bộ máy theo hai nhóm chính đó là nhóm các phịng kiểm tốn nghiệp vụ và quy trình, nhóm kia là các phịng có nhiệm vụ thiết kế xây dựng chính sách và kiểm sốt, đánh giá chất lượng kiểm toán.
NHNN Việt Nam cũng cần thiết xây dựng mơ hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ dựa trên cơ sở thực hiện kiểm toán theo lĩnh vực, hệ thống quy trình nghiệp vụ liên quan đến nhiều đơn vị khác nhau. Đồng thời cũng chú ý đến công tác nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách. Trên cơ sở định hướng chung như trên sẽ có các giai đoạn cụ thể xác định cơ cấu tổ chức cho phù hợp.