Kiến nghị với Kiểm toán nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý tài chính tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 114 - 132)

3.3. Một số kiến nghị

3.3.3. Kiến nghị với Kiểm toán nhà nước

- Đề nghị cơ quan KTNN tăng cường phối hợp với KTNB NHNN trong việc chuẩn bị lập kế hoạch kiểm tốn hàng năm; chú trọng kiểm tra, đánh giá tình hình cơng tác kiểm sốt, KTNB và đề xuất các biện pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống KTNB NHNN.

- Hoạt động KTNB NHNN hoạt động còn hạn chế trên một số phương diện: cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ tin học và đặc biệt là nhân sự. Các cán bộ làm công tác kiểm toán phần lớn là chưa qua đào tạo về nghiệp vụ và kỹ năng kiểm tốn. Do đó, rất cần sự hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn về nghiệp vụ cũng như các ý kiến tư vấn về xây dựng hoàn thiện các chuẩn mực kiểm tốn của KTNN và của Bộ Tài chính.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 3

Lĩnh vực Ngân hàng luôn là lĩnh vực phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro, nhạy cảm với sự biến động của nền kinh tế. Một hệ thống KSNB hữu hiệu nhằm đảm bảo cho NHNN tuân thủ chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy chế và quy trình nghiệp vụ bảo đảm an toàn tài sản của nhà nước, hoạt động của NHNN được triển khai đúng định hướng.

Trong chương này, Tác giả đã nêu yêu cầu phải hoàn thiện hệ thống KSNB tại NHNN Việt Nam làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB với việc tăng cường cơng tác quản lý tài chính tại NHNN Việt Nam. Các giải pháp quan trọng trong Luận văn được đề cập gồm:

Một là, hồn thiện mơi trường kiểm soát: giải pháp này bao quát tất cả các nhân tố trong môi trường kiểm soát như: quan điểm điều hành ban lãnh đạo, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, cơng tác kế hoạch, cơng tác tự kiểm tra. Trong đó giải pháp then chốt là ban lãnh đạo NHNN cần quán triệt hơn nữa tầm quan trọng của công tác KSNB trong ý thức và thực thi của cán bộ công chức, đặc biệt là trong công tác quản lý tài chính.

Hai là, hồn thiện hệ thống thông tin: giải pháp được đề xuất chủ yếu liên quan đến hoàn thiện tổ chức và vận dụng hệ thống chứng từ, sổ kế toán, tài khoản kế tốn và báo cáo tài chính phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của NHNN. Trong các giải pháp đó, Tác giả chú trọng đến giải pháp tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của NHNN, trong đó có hoạt động quản lý tài chính, nơi mà các thao tác kế toán bộc lộ nhiều bất cập nhất.

Ba là, nâng cao chất lượng các thủ tục kiểm soát: loại giải pháp này đề cập đến việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế thủ tục kiểm sốt, trong đó đề xuất phân cấp quản lý và thẩm quyền xét duyệt về tài chính chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo hoạt động quản lý tài chính hiệu quả.

Bốn là, nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ: Giải pháp này được đề xuất nhằm xây dựng chức năng nhiệm vụ của Vụ KTNB ngoài việc phù hợp với hoạt động của NHNN cần phải đồng bộ với các hoạt động kiểm toán chung theo các quy định hiện này của Nhà nước và thông lệ quốc tế.

KẾT LUẬN

Căn cứ vào tính cấp thiết, mục đích nghiên cứu của đề tài, luận văn đã hệ thống hoá một cách khá đầy đủ cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính, hệ thống kiểm sốt nội bộ Ngân hàng Trung ương để hiểu rõ bản chất của việc quản lý tài chính, kiểm sốt nội bộ cũng như kiểm tốn nội bộ trong cơng tác quản lý tài chính. Để có cơ sở nghiên cứu về kiểm sốt nội bộ trong cơng tác quản lý tài chính tại NHNN Việt Nam, ngồi việc nghiên cứu về kiểm sốt nội bộ, kiểm tốn nội bộ thì một phần quan trọng về mặt lý thuyết mà luận văn đã đề cập tại Chương 1 đó là lý thuyết về quản lý tài chính. Trong phần này, luận văn cũng đã đề cập khá chi tiết nghiên cứu về nguyên tắc quản lý tài chính, đặc thù quản lý tài chính của NHNN tác động đến hệ thống kiểm sốt nội bộ, mơ hình, quy trình kiểm sốt nội bộ có sự tham khảo kinh nghiệm cả các nước tiên tiến trên thế gới vận dụng vào Việt Nam.

Tại Chương 2 luận văn cũng đã phân tích khá kỹ đặc thù hoạt động quản lý tài chính của NHNN nói chung và thực trạng hoạt động KTNB nói riêng; nêu lên những mặt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế liên quan đến mơi trường kiểm sốt, hệ thống thơng tin, các thủ tục kiểm sốt và kiểm tốn nội bộ, những khó khăn thách thức của KTNB NHNN trong tình hình cơng tác quản lý tài chính ln phức tạp, biến động qua từng năm, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong và ngoài nước, chủ quan và khách quan. Từ thực trạng đã phân tích ở chương 2 và so sánh với hệ thống lý luận đã nghiên cứu ở chương 1, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ trong cơng tác quản lý tài chính trong NHNN đồng thời đưa ra những kiến nghị để thực hiện có hiệu quả.

Tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ, bạn bè và đồng nghiệp. Từ đó, tác giả có thể tiếp thu, nâng cao kiến thức lý luận và thực tiễn về kiểm sốt nội bộ trong cơng tác quản lý tài chính để có thể phục vụ tốt cho q trình học tập và cơng tác của bản thân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Tuấn Anh, Ths. Đinh Thị Lan Hương và cộng sự (2019), Một số

giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính của Ngân hàng Nhà nước, Đề tài Khoa học cơng nghệ cấp Cơ sở, Tạp chí ngân hàng, Hà Nội.

2. PGS.TS Mai Văn Bạn và cộng sự (2008), Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, Nhà xuất bản Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2001), Quyết định ban hành Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số

400, Quyết định Số 143/2001/QĐ-BTC, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2013), Thơng tư hướng dẫn chế độ tài chính của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thông tư số 195/2013/TT-BTC , Hà Nội.

5. Chính phủ (2017), Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu

tổ chức của NHNN Việt Nam, Nghị định 16/2017/NĐ-CP, Hà Nội.

6. Chính phủ (2013), Quyết định quy định về chế độ tài chính của NHNN Việt Nam,

Quyết định 07/2013/QĐ-TTg, Hà Nội.

7. Chính phủ (2013), Quyết định quy định về chế độ kế toán của Ngân hàng Nhà

nước, Quyết định số 08/2013/QĐ-TTg , Hà Nội

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định về việc ban hành Chế độ

chứng từ kế toán ngân hàng, Quyết định số 1789/2005/QĐ-NHNN, Hà Nội.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), Quyết định về việc ban hành Chế độ

báo cáo tài chính đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Quyết định số

23/2008/QĐ-NHNN, Hà Nội.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Kiểm toán nội bộ, Quyết định

số 310/QĐ-NHNN, Hà Nội.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Quyết định quy định quy chế quản lý

tài chính của Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 1038/QĐ-NHNN, Hà Nội.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Tài chính Kế tốn, Quyết định

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019), Quyết định quy định quy chế quản lý,

sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 2673/QĐ-NHNN,

Hà Nội.

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông tư quy định hệ thống tài khoản

kế tốn NHNN Việt Nam, Thơng tư số 19/2015/TT-NHNN, Hà Nội.

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019), Thông tư quy định hạch toán kế toán

kế toán tài sản cố định, công cụ lao động, dụng cụ và vật liệu của NHNN,

Thông tư số 35/2019/TT-NHNN, Hà Nội.

16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020), Thông tư quy định về kiểm soát nội bộ,

kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam, Thông tư số 06/2020/TT-NHNN, Hà Nội.

17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức GTZ (German

Technical Cooperation) (2008), Pháp luật về Ngân hàng Trung ương và ngân hàng

thương mại một số nước, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Công văn hướng dẫn tự kiểm tra tài chính, kế tốn trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Công văn số

4808/NHNN-KTNB, Hà Nội.

19. Vũ Thúy Ngọc (2006), Hệ thống kiểm soát nội bộ của một ngân hàng hiện đại, Tạp chí Ngân hàng, Số 9/2006, Hà Nội.

20. Vũ Đức Long (2019), Hoạt động kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam, Luận văn thạc kỹ, Trường Đại học Đông Đơ, Hà Nội.

21. Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam 2010, Hà Nội.

22. GS.TS Nguyễn Quang Quynh, TS Ngơ Trí Tuệ (2006), Giáo trình Kiểm tốn

tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

23. Chu Sỹ Thế (2013), Giải pháp hồn thiện kiểm tốn nội bộ trên cơ sở đánh giá rủi ro tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ, Học viện

Ngân hàng, Hà Nội.

24. Bùi Thị Thư (2010), Hoạt động của hệ thống kiểm toán nội bộ hiện nay, web

PHỤ LỤC SỐ 01

CÁC NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

(1) NHNN thực hiện các hoạt động nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an tồn, hiệu quả của hệ thống thanh tốn quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

(2) Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

(3) Xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.

(4) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.

(5) Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện.

(6) Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ.

(7) Tổ chức hệ thống thống kê, dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

(8) Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại.

(9) Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phịng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngồi, tổ chức nước ngồi khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thơng tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

(10) Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; được sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

(11) Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

(12) Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an tồn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng.

(13) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng chính sách, kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng, chống rửa tiền.

(14) Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

(15) Chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế.

(16) Tổ chức, quản lý, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng; tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế.

(17) Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.

(18) Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước.

(19) Quản lý việc vay, trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật.

(20) Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện và là đại diện chính thức của người vay quy định tại điều ước quốc tế theo phân cơng, uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ.

(21) Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về tiền tệ và ngân hàng.

(22) Đại diện cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế.

(23) Tổ chức hệ thống thơng tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thơng tin tín dụng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng.

(24) Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước. (25) Tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh.

(26) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng.

PHỤ LỤC SỐ 02

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

PHỤ LỤC SỐ 03

PHÂN BỔ KINH PHÍ KHỐN CHO CÁC ĐƠN VỊ TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

1. Quy trình lập kế hoạch và phân bổ kinh phí của NHNN

Bước 1. Xây dựng phương án khốn kinh phí của NHNN:

Các đơn vị NHNN (các Cục, Cơ quan, NHNN CN tỉnh, TP, các đơn vị sự nghiệp nhận hỗ trợ kinh phí từ NHNN) đề xuất kế hoạch thu chi của đơn vị mình, gửi Vụ Tài chính – Kế tốn trước 31/10 năm trước năm kế hoạch;

Vụ Tài chính – Kế tốn tổng hợp, xây dựng phương án khốn kinh phí của NHNN trình Thống đốc trước 28/02 năm kế hoạch để ký gửi Bộ Tài chính. Trong đó, dự kiến các khoản thu NHNN có khả năng đạt được trong năm; dự kiến các chi phí phát sinh để đạt được mức thu nhập nêu trên, trong đó đặc biệt chi tiết các nội dung chi thực hiện từ kinh phí khốn.

Bộ Tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm rà soát, xác định số giao khốn

Một phần của tài liệu Luận văn hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý tài chính tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 114 - 132)