25tưởng của mình Nhưng Nho giáo cũng chỉ được tiếp thu ở Việt Nam từng yếu

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học với chủ đề Văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 25 - 26)

- Hướng dẫn trả lời: Mức độ đầy đủ: A

25tưởng của mình Nhưng Nho giáo cũng chỉ được tiếp thu ở Việt Nam từng yếu

tưởng của mình. Nhưng Nho giáo cũng chỉ được tiếp thu ở Việt Nam từng yếu tố riêng lẻ, nhất là về chính trị - đạo đức, chứ khơng bê nguyên xi cả hệ thống. + Để vượt ra khỏi sự ràng buộc của các ảnh hưởng từ phương Bắc, Phật giáo được đề cao, được giai cấp thống trị thời Lý, Trần và nhân dân tôn trọng. Phật giáo nước ta không xuất thế mà nhập thế, gắn với phù chú, cầu xin tài lộc, phúc thọ hơn là tu hành thoát tục. Tầng lớp tăng lữ đi sâu hơn vào Phật học, dần hình thành những tơn phái riêng như Thiền Tông Trúc Lâm đề cao Phật tại tâm.

+ Thời Lý, Trần, Phật giáo cực thịnh nhưng vẫn đón nhận cả Nho giáo, Đạo giáo, tạo nên bộ mặt văn hóa mang tính chất “Tam giáo đồng nguyên”.

- Các tơn giáo bên ngồi du nhập vào nước ta khơng làm mất đi tín ngưỡng dân gian bản địa mà hoà quyện vào nhau, làm cho cả hai phía đều có những biến hóa nhất định, như Nho giáo khơng hạ thấp vai trị người phụ nữ, việc thờ Mẫu ở nước ta rất thịnh hành. Tính đa thần, dân chủ, cộng đồng được thể hiện ở việc thờ tập thể gia tiên, thờ nhiều cặp thần thánh, vào một ngôi chùa không chỉ thờ Phật mà thờ cả nhiều vị khác, thần linh có mà người thật cũng có. Đây chính là những nét riêng của tín ngưỡng Việt Nam.

b. Văn học:

- Từ thời Trần văn học dân tộc ngày càng phát triển, hàng loạt bài thơ, bài hịch, bài phú nổi tiếng như: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng Giang Phú, Bình Ngơ đại cáo…cùng hàng loạt tập thơ, truyện, kí ra đời… thể hiện tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, đánh dấu sự hình thành văn học dân tộc.

- Từ thế kỉ XI - XII, trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm - chữ viết riêng của dân tộc. TK XV cả văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển với sự xuất hiện của hàng loạt tập thơ của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông… thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, ca ngợi đất nước phát triển...

- Từ thế kỉ XVI văn học chữ Nôm phát triển mạnh, văn học dân gian nở rộ… c. Nghệ thuật:

- Nghệ thuật kiến trúc nở rộ với những nét độc đáo, tinh xảo bao gồm kiến trúc Phật giáo và Nho giáo. Đặc biệt thời Lý, Trần có bốn cơng trình nghệ thuật được đánh giá là “An Nam tứ đại khí” của dân tộc...

- Nghệ thuật điêu khắc tinh tế, độc đáo với nhiều loại hình họa tiết, hoa văn độc đáo như hình rồng trơn mình cuộn trong lá đề, bệ chân cột hình hoa sen nở, phù điêu nổi hình cơ tiên, vũ nữ múa... mang đậm bản sắc của người Việt.

- Các loại hình nghệ thuật dân gian ra đời sớm và ngày càng phát triển, trong đó múa rối nước là một loại hình nghệ thuật đặc sắc. Các nghệ nhân sáng tạo nhiều loại hình nhạc cụ: trống cơm, sáo tiêu, đàn cầm, đàn tranh, cồng chiêng, được sử dụng với những trò chơi lễ hội dân gian đấu vật, đua thuyền, đá cầu.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học với chủ đề Văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)