26 Các bộ lịch sử, địa lí của nhà nước và tư nhân được biên soạn với nội dung

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học với chủ đề Văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 26 - 29)

- Hướng dẫn trả lời: Mức độ đầy đủ: A

26 Các bộ lịch sử, địa lí của nhà nước và tư nhân được biên soạn với nội dung

- Các bộ lịch sử, địa lí của nhà nước và tư nhân được biên soạn với nội dung ca ngợi lịch sử lâu đời, truyền thống tốt đẹp, khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc, cảnh đẹp của quê hương, đất nước ...

- Người Việt tiếp nhận các thành tựu kĩ thuật bên ngoài, chế tạo được súng thần cơ, đóng được thuyền chiến có lầu,…

Mức tương đối đầy đủ: HS trả lời đúng một số ý nhưng chưa đầy đủ Mức khơng tính điểm: HS làm các đáp án khác, hoặc không trả lời * Câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng cao.

* Câu hỏi tự luận

Câu 1. Rút ra bài học cần kế thừa và đấu tranh đối với hệ tư tưởng Nho giáo còn tồn tại trong xã hội ngày nay. Đánh giá sự tiếp nhận các tơn giáo bên ngồi vào nước ta thời kì phong kiến độc lập.

- Hướng dẫn tr lời: Mức độ đầy đủ:

* Bài học cần kế thừa và đấu tranh:

- Cần kế thừa, phát huy những yếu tố tích cực của Nho giáo vì nó giúp tạo

nên tơn ti, trật tự trong gia đình, xã hội, góp phần rèn luyện phẩm chất đạo đức cho con người; giáo dục trách nhiệm đối với gia đình, đất nước...

- Đối với những quan điểm bảo thủ, lạc hậu như tư tưởng trọng nam khinh nữ, tam tịng...thì chúng ta nên đấu tranh loại bỏ vì nó kìm hãm sự phát triển của xã hội.

* Đánh giá sự tiếp nhận các tơn giáo bên ngồi vào nước ta:

- Các tơn giáo bên ngồi du nhập vào Việt Nam khơng làm mất đi tín ngưỡng dân gian bản địa mà hoà quyện vào nhau làm cho cả hai phía đều có những biến thái nhất định.

- Người Việt đã tiếp thu các tôn giáo từ bên ngồi và việt hóa nhiều yếu tố cho phù hợp với VH truyền thống, nhằm làm phong phú, đa dạng nền VH dân tộc.

Mức tương đối đầy đủ: HS trả lời đúng một số ý nhưng chưa đầy đủ Mức khơng tính điểm: HS làm các đáp án khác, hoặc không trả lời

Câu 2. Giáo dục khoa cử Nghệ An từ TK X đến nửa đầu TK XIX đã có những đóng góp như thế nào cho đất nước? Em có suy nghĩ gì về tinh thần vượt khó học tập của các sĩ tử xứ Nghệ ?

- Hướng dẫn tr lời: Mức độ đầy đủ:

- Cùng với sự phát triển của Nho học Việt Nam thì truyền thống hiếu học, tơn sư trọng đạo, khoa bảng của người Nghệ luôn được nuôi dưỡng và phát huy sớm.

- Nghệ An là vùng đất xa kinh kì, thiên nhiên khắc nghiệt, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, gian khổ. Mặc dù vậy người Nghệ An vẫn ham học, học để thoát nghèo và làm người: Nếp sống trong học tập của học trò xứ nghệ có thể gọi là “khổ học” và đã trở thành nếp sống đầy bản sắc địa phương. Đây là điều kiện để người xứ Nghệ vươn lên đạt những thành tích đáng kể về khoa bảng ở các TK sau.

27

Mở đầu cho truyền thống khoa bảng là Bạch Liêu (Yên Thành) đỗ Trại Trạng Nguyên năm 1266. Ông được xem là vị “tổ khai khoa” của đất Nghệ. Trong tiến trình lịch sử khoa cử, các sĩ tử Nghệ An đã có hàng trăm người chiếm vị trí cao trong các khoa thi. Trong 82 bia văn miếu (Hà Nội) ghi danh sách những người đậu đạt (từ năm 1442-1780) thì có tới 57 bia có tên người Nghệ An hoặc Hà Tĩnh.

- Dưới triều Lê sơ ở Nghệ An nhiều người đỗ đạt, được bổ nhiệm giữ các chức vụ quan trọng trong triều như Thái Tất Tiến (Hưng Nguyên) làm quan đến chức Tham chính; Cao Quýnh (Diễn Châu) làm quan đến chức Đông các Đại học sĩ; Đặng Minh Bích (Đơ Lương) làm quan đến chức thượng thư. Là vùng đất có truyền thống hiếu học, khoa cử qua nhiều triều đại, thế nên Nghệ An đã được chọn là một địa điểm đặt trường thi. Trường thi Hương Nghệ An được lập từ đời Lê Thái Tông (1438), nổi tiếng là nơi để nhà nước quân chủ lựa chọn nhân tài.

Tóm lại, trong thời kì phong kiến độc lập, xứ Nghệ đã đào tạo cho chính quyền phong kiến một đội ngũ quan lại có đức, có tài, giữ những vị trí trọng yếu trong các lĩnh vực góp phần làm rạng danh lịch sử dân tộc.

- Suy nghĩ của bản thân về tinh thần vượt khó học tập của các sĩ tử xứ Nghệ

Ho ̣c sinh phát biểu theo suy nghĩ của mình nhưng làm rõ đươ ̣c các ý sau:

+ Mơi trường sống góp phần tạo nên ý chí, nghị lực, đức tính của con người. + Trong học tập cần có ý chí, mục tiêu, có khổ luyện mới thành tài, thành người có ích cho q hương, đất nước. Học cần đi đôi với hành.

+ Niềm tự hào về truyền thống hiếu học của con người xứ Nghệ.

+ Phát huy truyền thống đó trong học tập và xây dựng quê hương đất nước.

Mức tương đối đầy đủ: HS trả lời đúng một số ý nhưng chưa đầy đủ Mức khơng tính điểm: HS làm các đáp án khác, hoặc không trả lời

Câu 3. Từ sự phát triển của nền giáo dục Đại Việt trong lịch sử, theo em, hiện nay

chúng ta có thể học tập được những kinh nghiệm nào từ nền giáo dục đó? Viết mô ̣t bài luận ngắn thể hiê ̣n sự hiểu biết của bản thân về chính sách của Đảng, Nhà nước ta hiê ̣n nay đối với nền giáo du ̣c.

- Hướng dẫn tr lời: Mức độ đầy đủ:

* Kinh nghiệm: HS viết theo hiểu biết của mình nhưng làm rõ đươ ̣c các ý sau: - Nhà nước cần quan tâm đến giáo dục, giáo dục là quốc sách hàng đầu. - Có chính sách thu hút, đãi ngộ người tài giỏi, tơn vinh nghề giáo ...

- Hồn thiện nội dung, quy chế thi cử, tăng cường đổi mới phương pháp, học cần đi đôi với hành.

- Chú trọng giáo dục gắn với thực tiễn, chú ý đến nội dung khoa học kĩ thuật. - Có chính sách phù hợp đối với các dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa. - Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

- Mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế…

*Viết bài luận: HS viết theo hiểu biết của mình nhưng làm rõ đươ ̣c các ý sau: - Giáo du ̣c là quốc sách hàng đầu…

- Quan tâm đổi mới chương trình, phương pháp, hoàn thiê ̣n dần quy chế thi cử… - Có chính sách tro ̣ng du ̣ng nhân tài, tôn vinh nghề giáo…

28

Mức tương đối đầy đủ: HS trả lời đúng một số ý nhưng chưa đầy đủ Mức khơng tính điểm: HS làm các đáp án khác, hoặc không trả lời

Câu 4. Nhận xét sự phát triển nền văn học viết nước ta từ TK X đến nửa đầu TK

XIX.

- Hướng dẫn tr lời: Mức độ đầy đủ:

- Nền văn học viết đạt được nhiều thành tựu nổi bật, phát triển phong phú và đa dạng.

-Văn học viết chịu nhiều tác động của văn học Trung Hoa như thể loại, chữ viết. Song văn học chư Hán thể hiện tinh thần việt hóa rất sâu sắc.

- Sự ra đời và phát triển của nền văn học chữ Nôm cho thấy được tinh thần Việt được thể hiện cao độ.

Mức tương đối đầy đủ: HS trả lời đúng một số ý nhưng chưa đầy đủ Mức khơng tính điểm: HS làm các đáp án khác, hoặc khơng trả lời

Câu 5. Kể tên một số cơng trình nghệ thuật, lễ hội và trò chơi dân gian tiêu biểu ở

địa phương em đang sinh sống. Trong vai là một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu một cơng trình nghệ thuật hoặc lễ hội hoặc trò chơi dân gian mà em tâm đắc nhất với bạn bè trong nước và quốc tế.

- Hướng dẫn tr lời: Mức độ đầy đủ:

- HS kể tên một số cơng trình nghệ thuật, lễ hội, trò chơi dân gian ở địa phương.

- HS có thể giới thiệu một cơng trình nghệ thuật hoặc lễ hội và trị chơi dân gian theo cách của riêng mình nhưng phải đảm bảo yêu cầu: Chắc chắc tính chính xác tuyệt đối những thông tin cung cấp cho bạn bè, không được cung cấp những thơng tin sai lệch, vi phạm chính trị; phát biểu được niềm tự hào và trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy nền văn hóa truyền thống đó.

Mức tương đối đầy đủ: HS trả lời đúng một số ý nhưng chưa đầy đủ Mức khơng tính điểm: HS làm các đáp án khác, hoặc không trả lời

Câu 6. Hiện nay ở nước ta có những di sản VH phi vật thể nào được tổ chức UNESCO công nhận là di sản VH phi vật thể thế giới? Trong vai là một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu một di sản VH phi vật thể của địa phương được tổ chức UNESCO công nhận với bạn bè trong nước và quốc tế.

- Hướng dẫn tr lời: Mức độ đầy đủ:

- Ở nước ta hiện nay có các di sản VH phi vật thể được tổ chức UNESCO công nhận là di sản VH thế giới là: Nhã nhạc cung đình Huế; Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Dân ca quan họ; Ca trù; Hội Gióng tại đền Phù Đổng và Đền Sóc, Hà Nội; Hát xoan; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; Đờn ca tài tử Nam Bộ; Dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh; Nghi lễ kéo co; Tín ngưỡng thờ Mẫu; Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ; Nghi lễ then Tày, Nùng, Thái.

- HS có thể giới thiệu một trong ba di sản VH mà phạm vi di sản ở tỉnh Nghệ An là Dân ca ví, dặm; Ca Trù; Tín ngưỡng thờ Mẫu. HS giới thiệu theo cách của riêng mình nhưng phải đảm bảo yêu cầu: Chắc chắc tính chính xác tuyệt đối

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học với chủ đề Văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)