2.2.1 .Quá trình hình thành và phát triển
3.1 Đánh giá công tác kiểm sốt rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
3.1.1. Những kết quả đạt được
- Xây dựng quy trình tín dụng phù hợp với tình hình thực tế hoạt động tại tỉnh Quảng Bình:
Chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện theo cơ chế phân quyền cho các cá nhân, bộ phận trong quá trình thực hiện. Cụ thể ở đây là đối với quy trình cho vay cho đối tượng là khách hàng DNNVV thì chủ yếu là sự tham gia của cán bộ các phòng, phòng Quan hệ khách hàng, phòng Quản lý rủi ro, phòng Quản trị tín dụng, phịng Dịch vụ và khách hàng, và các thành viên trong ban giám đốc: Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc QHKH, Phó Giám đốc QLRR. Ai làm nhiệm vụ gì, trình tự luân chuyển như thế nào, thủ tục xác nhận ra sao, ai ký, ai phê duyệt,ai sẽ chịu trách nhiệm nếu có sao nếu có sai sót xảy ra đều có quy định cụ thể trong Số: 3999 /QĐ-QLTD1 Quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp. Chính sách tín dụng hướng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng và đảm bảo cơng tác kiểm sốt rủi ro. Ngân hàng mở rộng cấp tín dụng đến mọi đối tượng khách hàng có nhu cầu và đủ điều kiện, được đối xử bình đẳng, khơng phân biệt thành phần kinh tế mà dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực tài chính, hiệu quả của phương án kinh doanh,
- Các biện pháp QLRRTD được hình thành:
Ngân hàng đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản lý rủi ro tín dụng như: Chấp nhận rủi ro có tính tốn trước; Mức độ rủi ro đi liền với định giá khoản vay, yêu cầu CBTD nghiên cứu sản phẩm; tư vấn và hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn; thẩm định và phân loại khoản vay một cách chính xác khách quan; định kỳ theo dõi, giám sát khoản vay… Việc phân loại các khoản vay và trích dự phịng rủi ro được thực hiện định kỳ thường xuyên theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Việc xử lý nợ có vấn đề được tiến hành theo trình tự thích hợp. Các khoản nợ khó địi được tổ chức thu triệt để. Với tất cả những kết quả đạt được trên đây đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng DNNVV tại CN trong những năm gần đây luôn giữ mức chấp nhận được.
Cơ cấu khoản vay được quan tâm trong hầu hết các tờ trình tín dụng như số tiền cho vay, mục đích, thời hạn, nguồn trả nợ. Cơng tác giám sát rủi ro được tiến hành khá tốt, CBTD đã thường xuyên kiểm tra tình hình khách hàng; giám sát các tài sản đảm bảo; giám sát dư nợ đảm bảo thu nợ đúng hạn.
-Phát triển các gói dịch vụ tín dụng phù hợp với nhu cầu khách hàng
Ngân hàng đã triển khai nhiều ưu đãi để khách hàng được sử dụng các dịch vụ sản phẩm tín dụng tiện ích nhất với chi phí thấp hơn so với các ngân hàng khác. Điều này làm cho khách hàng gắn bó nhiều hơn với chi nhánh, đặc biệt là những khách hàng lâu năm, lich sử quan hệ với ngân hàng tốt vẫn tiếp tục giao dịch làm cho cơng tác kiểm tra, kiểm sốt được tiến hành dễ dàng hơn. Bên cạnh đó ln tập trung vào chuyên môn tiếp thị, cung cấp sản phẩm, dich vụ chăm sóc khách hàng nên các khách hàng của ngân hàng đều được hưởng các sản phẩm tín dụng đồng nhất, chất lượng cao cùng với dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân trong cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng quy trình cho vay đối với DNNVV tại BIDV Quảng Bình.
Thứ nhất, những tồn tại trong cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng quy trình cho vay đối với DNNVV tại BIDV Quảng Bình.
Bên cạnh những kết quả đạt được do cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Chi nhánh được thực hiện khá hiệu quả song vẫn tồn tại một số vấn đề cần được khắc phục:
Tỷ trọng dư nợ cho vay từ nhóm 2 đến nhóm 5 chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm, đồng thời số trích lập DPRR ln tăng qua các năm, chi nhánh ngân hàng chưa kiểm sốt tốt tình hình nợ quá hạn tại đơn vị.
Cán bộ Quản lý rủi ro trong ngân hàng còn thiếu về số lượng nên chưa đáp ứng được với khối lượng cơng việc lớn, kiểm sốt những rủi ro chưa được thực hiện một cách hiệu quả và thông suốt. Ngồi ra, NH cịn thiếu một HTKSNB để đảm nhận vai trị kiểm sốt khơng chỉ trong hoạt đơng tín dụng quy trình cho vay mà trong tất cả các hoạt động khác của NH.
Nguồn thông tin về khách hàng mà CBTD thu thập được chủ yếu là từ khách hàng cung cấp, thơng tin mang tính một chiều. Điều này gây khó khăn cho CBTD trong việc xác định thơng tin về các khoản vay ở các tổ chức tín dụng khác của khách hàng, ngân hàng không đủ củ cơ sở để đánh giá mức độ an toàn và rủi ro đối với khách hàng, đồng thời làm kéo dài thời gian thẩm định do phải xác minh các thông tin pháp lý của khách hàng.
- Cán bộ KHDN là lớp cán bộ tuổi đời còn rất trẻ, thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế, khả năng thẩm định và lựa chọn khách hàng còn nhiều hạn chế. Nhiều tờ trình tín dụng chưa thể hiện đầy đủ các đánh giá về khách hàng, về phương án kinh doanh, về biện pháp quản lý khách hàng và khoản vay, điều đó cho thấy sự non yếu trong quản lý rủi ro tín dụng của các CBTD.
- Dù chi nhánh đã đưa ra nhiều chính sách, vẫn chưa phát huy được hết vai trị của cơng tác giám sát sau khi cho vay đối với những khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc khách hàng cố ý báo cáo sai tình hình hoạt động SXKD,…để có biện pháp xử lý thích hợp. Việc kiểm tra, kiểm sốt hoạt động sử dụng vốn của khách hàng sau khi cho vay còn nhiều hạn chế, chưa kịp thời và gặp khó khăn trong việc kiểm tra thực tế khách hàng
Thứ hai, nguyên nhân của rủi ro tín dụng trong cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng quy trình cho vay đối với DNNVV tại BIDV Quảng Bình.
- Ngun nhân từ phía các doanh nghiệp
+ Khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mơ vốn tự có tương đối nhỏ, DNNVV tại địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung và một số khu vực lân cận chủ yếu được thành lập bởi vốn tự có của chính chủ doanh nghiệp hoặc thân nhân của họ chứ khơng phải là được các tập đồn lớn rót tiền vào đầu tư thành lập. Nên có thể khả năng quản lý điều hành hoạt động kinh doanh còn chưa cao, chưa qua trường lớp đào tạo về một khóa quản lý chính quy nào, mà đã đứng ra thành lập doanh nghiệp các chủ doanh nghiệp cũng không quan tâm nhiều đến việc đào tạo để nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp. Quy mô sản xuất khơng lớn, bộ máy tổ chức chưa có nhiều sự phức tạp, khả năng linh hoạt trước cơ chế thị trường, tính cạnh tranh chưa cao.
+ Nguồn vốn dài hạn có chi phí cao, quy mơ tài chính của DNNVV lại nhỏ nên DNNVV ít được tiếp cận các nguồn vốn dài hạn, khó tránh khỏi việc đi vay ngắn hạn để phục vụ cho những nhu cầu dài hạn.
+ Năng lực tài chính của DNNVV thấp, các doanh nghiệp thường dựa chủ yếu vào vốn vay ngân hàng để kinh doanh sản xuất. Khi thị trường có những động thái không tốt, ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kinh doanh sản xuất không hiệu quả, làm giảm năng lực tài chính của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ đúng hạn của doanh nghiệp, DN khơng có khả năng trả nợ đúng hạn.
- Nguyên nhân từ môi trường kinh tế xã hội
+ Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới: giai đoạn năm 2016 - 2018 là thời gian diễn ra các cuộc khủng hoảng trên thế giới, với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump thắng cử, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rời khỏi Liên minh châu Âu, tới những bất ổn căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, cuộc chiến chống phiến quân nổi dậy IS....những sự kiện này làm cho nền kinh tế Thế giới tăng trưởng chậm lại. Theo đó, nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền kinh tế tỉnh Quảng Bình nói riêng cũng khơng ngoại lệ. Các doanh nghiệp phải đương đầu với những thử thách
như: sự sụt giảm tổng cầu hàng hóa và dịch vụ, thị trường tài chính bất ổn, hàng tồn kho và nợ xấu tăng
+ NHNN giám sát tín dụng chặt chẽ: với lý do để đảm bảo ổn định hệ thống tài chính, việc quy định trần lãi suất quy định áp dụng cho các kỳ hạn dưới 1 tháng tối đa là 1%/năm; Các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5%/năm khiến cho ngân hàng khơng thể chủ động hồn toàn trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn của mình.
+ Việc quản lý, quy định về cấp giấy phép thành lập, đăng ký kinh doanh và quản lý doanh nghiệp cịn lỏng lẻo: nhiều cơng ty ma được thành lập với các báo cáo, chứng từ giả để vay vốn ngân hàng khiến cho công tác kiểm tra cho vay của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn với nhiều nguy cơ rủi ro tiềm ẩn.
+ Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ. Mặc dù Chính phủ đã nhiều lần thay đổi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới hoạt động ngân hàng nhưng lại được điều chỉnh độc lập theo từng vấn đề riêng, chưa đồng bộ hóa các yêu cầu pháp lý giữa các hoạt động ngân hàng liên quan tới nhau và các quy phạm chưa thực sự phù hợp với mơi trường cạnh tranh gay gắt ngày nay. Vì vậy, các hoạt động chưa diễn ra một cách trôi chảy được, khách hàng doanh nghiệp tham gia quan hệ tín dụng với ngân hàng cũng gặp nhiều vấn đề trong việc tuân thủ pháp luật, ảnh hưởng tới chất lượng cho vay của ngân hàng đối với các DNNVV.
+ Sự biến động của giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu: trong thời gian qua Chính phủ đã có những giải pháp rất quyết liệt trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh kế vĩ mô, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp. Nhưng nền kinh tế nước ta cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như lạm phát, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, giá đầu vào của các loại nguyên liệu có xu hướng tăng.... chính những điều này không những gây ảnh hưởng lên các doanh nghiệp mà cịn ảnh hưởng đến ngân hàng. Bởi vì, chi phí cho ngun vật liệu đầu vào tăng, chi phí sản xuất tăng, lượng vốn cần vay tăng trong khi năng lực tài chính thấp, tài sản đảm bảo khơng đủ. Đồng thời, giá sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp cũng từ đó mà tăng lên, lượng cầu về hàng hóa, dịch vụ của người dân giảm xuống, doanh nghiệp không đạt được nhiều hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ ngân hàng giảm xuống.
+ Ảnh hưởng từ hậu quả của 2 trận lũ lịch sử tại Quảng Bình năm 2016, đặc biệt là những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi điều kiện tự nhiên như: thủy sản, hải sản, cơng nghiệp chế biến và nơng nghiệp. Vì vậy, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cho vay DNNVV của ngân hàng.
- Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng
+ Nhiều bất cập tồn tại trong quá trình thẩm định, kiểm tra TSĐB: Trong thời gian qua, do hạn chế về thơng tin thị trường cũng như trình độ thẩm định giá tài sản của CBTD còn thấp khiến cho nhiều loại TSĐB bị đánh giá quá cao so với thực tế thị trường, nhiều tài sản có tính thanh khoản khơng cao, chưa có đầy đủ chứng từ sở hữu. Chính vì thế khi doanh nghiệp không trả được nợ, TSĐB không thể phát mại được do thiếu tính pháp lý hay có phát mại nhưng số tiền thu được khơng đủ để bù đắp khoản vay khiến cho tình hình nợ bị dây dưa kéo dài, gây thiệt hại lớn cho ngân hàng.
+ Các CBTD của ngân hàng chưa tích cực trong việc tìm kiếm thơng tin liên quan tới doanh nghiệp, thơng tin tín dụng chưa đầy đủ và thực sự chính xác, chất lượng thơng tin tín dụng thu thập được cịn thấp, ảnh hưởng xấu tới khả năng phòng ngừa rủi ro hay chất lượng cho vay DNNVV của ngân hàng.
+ Nhiều cơng đoạn trong q trình cho vay chưa được CBTD thực hiện một cách chặt chẽ, chất lượng thẩm định các kế hoạch sản xuất kinh doanh cịn chưa cao, chưa có phương pháp thống nhất trong việc thẩm định dự án, phương án cho vay. Công việc sau khi giải ngân chưa được giám sát chặt chẽ, chỉ mang tính hình thức, khơng thường xun, dẫn đến nhiều món vay doanh nghiệp sử dụng khơng đúng mục đích nhưng ngân hàng khơng phát hiện kịp thời để thu hồi vốn. Điều kiện, thủ tục cho vay còn rườm rà, phức tạp khiến cho ngân hàng phải từ chối các khoản vay của khách hàng tiềm năng do không đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật.
+ Trình độ CBTD khơng đồng đều và cịn nhiều hạn chế: dẫn đến nhiều sai sót xảy ra trong q trình thiết lập hồ sơ tín dụng. Trình độ, năng lực dự báo, đánh giá, phân tích và xử lý các tình huống hoạt động của ngân hàng cịn yếu, đơi khi mang tính chủ quan, dễ dãi
+ Việc giám sát chất lượng cho vay và QLRR chưa khai thác hiệu quả dựa trên công nghệ thông tin : Hiện nay hoạt động cho vay ở ngân hàng vẫn theo phương thức truyền thống, dẫn đến mất nhiều thời gian công sức của các khách hàng khi đến giao dịch, ảnh hưởng tới công việc của khách hàng.
+ Việc phụ trách việc xử lý nợ chưa quy định cho 1 cá nhân cụ thể: trách nhiệm thu hồi nợ xấu vẫn thuộc về các CBTD, khiến nhiều khi các cán bộ tín dụng vừa thực hiện cơng tác thẩm định khách hàng DNNVV vừa đôn đốc, thu hồi nợ khiến cho chất lượng công việc không được đảm bảo, ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ.
+ Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ chưa được coi trọng: phòng QLRR thực hiện chức năng tái thẩm định, đánh giá phê duyệt các khoản vay theo ủy quyền của lãnh đạo, việc kiểm tra tuân thủ các chính sách, chiến lược và danh mục tín dụng nhiều khi cịn lỏng lẻo, xử lý sai sót cịn chưa kiên quyết và kịp thời, do số lượng khách hàng đông khối lượng công việc nhiều nên dẫn đến kiểm tra nhiều khi còn mang tính hình thức chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong đợi.
3.2.Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng BIDV Quảng Bình.
Trước tiên, Chi nhánh cần có các chính sách thu hút nguồn nhân sự chất lượng cao và nâng cao trình độ của cán bộ nhân hàng một cách thường xuyên, thể hiện cụ thể:
Thứ nhất, chú trọng công tác tuyển dụng nhân sự, trọng dụng nhân tài. Công tác tuyển dụng ở BIDV Quảng Bình cần được thực hiện chặt chẽ theo các tiêu chí nghiêm ngặt như đã quy định ở các văn bản mà Hội sở chính của BIDV đã ban hành: Trình độ học vấn được đào tạo chính quy tai các trường đại học có uy tín, trường top, trường ở nước ngồi ở cấp bậc trình độ Đại học, sau Đại học,..nghành học phù hợp với vị trí tuyển dụng, thành thạo ngoại ngữ, yêu cầu chuẩn đầu ra TOEIC 450, IELTS 4.0, B1 Châu Âu tương đương trở lên,.. và có chứng chỉ tin học, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt, có hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp tốt, kỹ năng mềm, kinh nghiệm làm việc trước đó cũng là một điểm cộng.
Thứ hai, CBTD của CN hầu hết tuổi nghề cịn rất trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng họ lại là những người ln có ý thức học hỏi, có nền tảng kiến thức tốt, sẵn sàng tiếp thu, do vậy cần có biện pháp đào tạo thích hợp để họ nắm được và áp dụng