Dư nợ tín dụng theo ngành nghề BIDV Quảng Bình

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng công tác đánh giá công tác kiểm soát rủi ro quy trình cho vay đối với DNNVV tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 62 - 73)

giai đoạn năm 2016 – 2018

Đơn vị: Tỷ đồng

Ngành nghề Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %

Thương mại 2.348 24,25 2.792 30,66 3.117 30.68

Nông lâm nghiệp 247 2,55 257 2,82 174 1,71

Xây dựng 3.530 36,44 3.297 36,2 3.139 30,9

Kho bãi, giao thông vận tải 16 0,17 42 0,41 66 0,6

Giáo dục, đào tạo 82 0,84 71 0,7 57 0,56

Dịch vụ lưu trú 34 0,35 48 0,47 87 0.86

Kinh doanh BĐS 417 4,3 612 6,02 539 5

Công nghiệp chế tạo 1.796 18,54 1.059 10,42 984 9,69

Các nghành khác 1.173 12,56 929 12,3 1.996 20

Tổng dư nợ 9.685 100 9.107 100 10.159 100

(Nguồn:Báo cáo phòng kế hoạch tổng hợp năm 2016-2018)

Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy, dư nợ tín dụng theo nghành nghề giai đoạn 2016 – 2018 có sự biến động đáng kể qua các năm, và cơ cấu tỷ trọng giữa các nghành nghề

cũng có sự tăng giảm tùy theo mục tiêu, chính sách và chiến lược riêng của từng giai đoạn. Cụ thể, trong năm 2016 tổng dư nợ là 9.685 tỷ đồng , trong đó tỷ trọng dư nợ tín dụng ngành xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất là 3.530 tỷ đồng chiếm 36,44 % tổng dư nợ năm 2016. Ngành thương mại xếp thứ 2 với 2.348 tỷ đồng, chiếm 24,25 % tổng dư nợ. Nghành công nghiệp chế tạo xếp thứ 3 với dư nợ tín dụng 1.796 tỷ đồng, chiếm 18,54 % tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Qua năm 2017, 2018 thì 3 nghành này vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tín dụng.

Nghành dịch vụ lưu trú cũng có xu hướng tăng qua các năm từ 2016 – 2018, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ qua các năm. Năm 2016, nghành dịch vụ lưu trú là 34 tỷ đồng. Năm 2017 là 48 tỷ đồng, nhưng qua năm 2018 đã tăng lên đến 87 tỷ đồng, tăng 81,25% so với năm 2017. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do chính sách của tỉnh Quảng Bình tập trung phát triển quảng bá du lịch, 1 lượng lớn các homestay được xây dựng, các khu du lịch cũng phát triển nên đã thu hút một số lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến với địa bàn tỉnh và thành phố, ...

Qua các năm thì kinh doanh bất động sản là một nghành dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, năm 2016 dư nợ tín dụng của kinh doanh bất động sản là 417 tỷ đồng, năm 2017 dư nợ tín dụng đã lên đến 612 tỷ đồng, tăng 46,47% so với năm 2016. Năm 2018 539 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng tỷ trọng này cũng là do xu hướng hiện tại, mua đi bán lại để kinh doanh kiếm lợi từ bất động sản, đặc biệt là từ các thơng tin nóng sốt đến từ thị trường các tỉnh lân cận, càng đẩy giá đất lên cao, cụ thể ở đây là giá đất ở khu vực trung tâm thành phố Đồng Hới, ven biển Bảo Ninh, Nhật Lệ, và các khu quy hoạch mới,...

Công nghiệp chế tạo luôn nằm trong top các nghành chiếm tỷ trọng dư nợ tín dụng cao tại ngân hàng BIDV – chi nhánh Quảng Bình, đặc biệt ở đây là nghành đóng tàu biển. Năm 2016 do ảnh hưởng của 2 trận lũ lịch sự, cộng với sự cố môi trường biển nên tỷ trọng nghành cơng nghiệp chế tạo cịn chưa cao, nhưng đến năm 2017, 2018 dư nợ tín dụng tại ngân hàng đã lên đến 1.059 tỷ đồng. Nguyên nhân là thực hiện theo Nghị quyết của chính phủ, nhằm khắc phục và hỗ trợ cho bà con vùng ven biển có cơ

hội việc làm, trợ giúp thiệt hại cho bà con sau những đợt sự cố, NHNN đã điều chỉnh mức lãi suất cho vay ưu đãi với nghành nghề này.

Bảng 2.7. Dư nợ tín dụng cuối kì theo đối tượng là các tổ chức kinh tế trong giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị tính: tỷ đồng

Dư nợ cuối kì theo đối tượng

2016 2017 2018 So sánh

2017/2016

So sánh 2018/2017

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Dư nợ DN lớn 4.312 44,6 3.829 42 3.521 34,7 -483 -11,2 -308 8,04 DN có vốn đầu tư nước ngồi 9 0,09 - 0 16 0,16 -9 - 16 - Dư nợ SMEs (bao gồm DNSN) 3.297 34 3.870 42,5 4.690 46,2 573 17,38 820 21,19 Dư nợ bán lẻ 2.067 21,34 1.408 15,5 1.932 18,94 -659 -31,88 524 37,21 Tổng dư nợ cuối kì 9.685 100 9.107 100 10.159 100 -578 -5,97 1.052 11,55

Bám sát định hướng của BIDV, cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực theo hướng gia tăng thị phần cho vay ở khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng bán lẽ.

Dư nợ tín dụng cuối kì tập trung tăng trưởng ở phân khúc khách hàng SMEs năm 2016 dư nợ tín dụng là 3.297 tỷ đồng, năm 2017 dư nợ tín dụng là 3.870 tỷ đồng tăng 573 tỷ đồng so với năm 2016, tương đương tăng 17,38 % so với năm 2016. Năm 2018 dư nợ tín dụng khách hàng SMEs là 4.690 tỷ đồng, tăng 820 tỷ đồng so với năm 2017, tương đương tăng 21,19 %, chiếm 80% dư nợ tăng trưởng của chi nhánh.

Tỷ trọng dư nợ SMEs trong tổng dư nợ tăng từ 34 % năm 2016, lên 42,6% năm 2017, tương đương tăng 8,6 % so với năm 2016. Năm 2017 tỷ trọng dư nợ SMEs lên đến 46,2 % tăng 3,6 % sơ với năm 2017.

Dư nợ bán lẻ năm 2018 đạt 1.932 tỷ đồng tăng 524 tỷ đồng so với năm 2017, tương đương tăng 37,21 %, đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong giai đoạn 2016 – 2018, cao hơn mức tăng trưởng của hệ thống là 29% và của khu vực là 26 %. Dư nợ bán lẻ theo kế hoạch ( không gồm dư nợ cầm cố, thấu chi cầm cố, thẻ tín dụng đạt 1.607 tỷ đồng năm 2018, tăng 496 tỷ đồng , tương đương tăng 45 % so với năm 2017, trong khi mức tăng trưởng của hệ thống là 31 %, khu vực là 25 %. Tỷ trọng dư nợ bán lẻ trong tổng dư nợ đạt 19 % năm 2018, tăng 4 % so với năm 2017.

Bảng 2.8. Tình hình các nhóm nợ tại BIDV – Chi nhánh Quảng Bình giai đoan 2016 – 2018

Đơn vị tính: tỷ đồng

Dư nợ cuối kì theo nhóm nợ 2016 2017 2018

So sánh 2017/2016

So sánh 2018/2017

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Tổng dư nợ cuối kì 9.685 100 9.107 100 10.159 100 -578 -5,97 1.052 11,55 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) 9.519 98,29 9.018 99 9.968 98,12 -411 -4,32 950 10,53 DNNVV 4.002 45,38 4.517 45,84 4.656 44,85 515 12,87 139 3,08 Thành phần KT khác 5.517 52,91 4.501 53,16 5.312 53,27 -1.061 -18,42 811 18,02 Nhóm 2 ( Nợ cần chú ý) 28 0,29 21 0,23 32 0,31 -7 -25 11 52,38 DNNVV 19 0,2 17 0,19 23 0,23 -2 -10,53 6 35,29 Thành phần KT khác 7 0,07 4 0,04 9 0,08 -3 -42,86 5 125

Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn) 69 0,7 34 0,37 79 0,78 -35 -50,72 45 132

DNNVV 24 0,25 13 0,14 27 0,27 -11 -45,83 14 108 Thành phần KT khác 45 0,46 21 0,23 52 0,51 -24 -53 31 147 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) 12 0,12 6 0.065 15 0,15 -6 -50 9 150 DNVVV 9 0,09 4 0,044 10 0,1 -5 -56 6 150 Thành phần KT khác 3 0,03 2 0,021 5 0.05 -1 -33 3 150 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) 57 0,59 26 0,29 65 0.64 -31 -54,4 39 150 DNNVV 37 0,38 19 0,2 36 0,35 -18 -48,65 17 89,47 Thành phần KT khác 20 0,21 7 0,09 29 0,29 -13 -65 22 314 Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ 1,42 0,72 1,56 Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ (DNNVV) 1,71 0,79 1,54 Tỷ lệ nợ quá hạn / Tổng dư nợ (DNNVV) 2,21 1,46 2,79

Nhìn vào bảng 2.8, ta thấy được nguyên nhân vì sao các ngân hàng luôn đặt vấn đề quản lý rủi ro “nợ xấu“ lên hàng đầu. Nợ xấu ln là bài tốn khó khi mà hiệu quả xử lý nợ xấu vẫn chưa thực sự cao, mặc dù đã có sư nỗ lực kết hợp giữa các cơ quan quản lý nói chung và chi nhánh ngân hàng BIDV Quảng Bình nói riêng:

Năm 2016, là giai đoạn có nhiều biến động trong tỷ trọng dư nợ cuối kỳ, do ảnh hưởng của thương vụ mua bán nhà máy xi măng sông Gianh cho Thái Lan, làm cho dư nợ năm 2017 giảm đột ngột.

Kể từ năm 2017 – 2018, thì dư nợ tín dụng theo các nhóm nợ tăng trưởng ổn định trở lại, về chất lượng tín dụng: tỷ lệ nợ nhóm 2 năm 2017 là 21 tỷ đồng, tỷ lệ nợ nhóm 2 năm 2018 là 32 tỷ đồng, tăng 11 tỷ đồng so với năm 2017, tương đương tăng 52,38 %. Nợ xấu năm 2017 là 66 tỷ đồng, nhưng đến năm 2018 nợ xấu đã lên đến 159 tỷ đồng, tăng 93 tỷ đồng so với năm 2017, tương đương tăng 140 %. Tuy nợ xấu tăng nhưng vẫn được kiểm soát trong định hướng của BIDV. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do Khách hàng vay tàu cá theo Nghị định 67.

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ số giữa nợ xấu trong cho vay DNNVV trên tổng dư nợ co vay DNNVV. Nợ xấu là một tiêu chí đánh giá quan trọng chất lượng cho vay của doanh nghiệp. Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ chất lượng cho vay càng tốt. Cùng với việc củng cố, nâng cao chất lượng cho vay trong hoạt động của ngân hàng thì tỷ lệ nợ xấu trong cho vay DNNVV vẫn được ngân hàng kiểm soát ở mức độ phù hợp. Tuy nhiên, tỷ lệ này biến động không ổn định qua các năm, nguyên nhân có thể kể đến là:

- Nền kinh tế vẫn trong giai đoạn khó khăn, các DNNVV tiếp tục làm ăn thua lỗ không đảm bảo nguồn thu để thanh toán nợ đúng kỳ hạn làm nợ xấu tiếp tục phát sinh. Trong khi đó những món nợ xấu cũ vẫn chưa thu hồi được khiến các món nợ tiếp tục nhảy nhóm cao hơn dẫn đến sự gia tăng nợ xấu tồn Chi nhánh.

- Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 09 về phân loại nợ cũng như quy định trích lập dự phịng rủi ro đối với nợ xấu. Mặc dù thông tư này cho phép tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Quyết định 780 ban hành từ năm 2012 đến tháng 4/2015, nhưng Thơng tư 09 lại có những quy định theo hướng chặt chẽ nên quá trình chọn lọc khách hàng đủ điều kiện để cơ cấu lại thời hạn

trả nợ khơng cịn nhiều như trước. Những khách hàng đã được cơ cấu một lần khi đến hạn khơng thanh tốn được buộc phải ghi nhận đúng nhóm nợ.

- Một nguyên nhân khác không thể không kể đến là số lượng các NHTM trên địa bàn ngày càng nhiều, NHTM nào cũng cố giành giật thị phần và muốn tăng trưởng quy mơ tín dụng (do hầu hết vẫn cịn là quy mô nhỏ nhưng vẫn cam kết cho vay đầu tư đa dạng). Yếu tố cạnh tranh gay gắt nên trong quá trình cho vay ngân hàng BIDV chi nhánh Quảng Bình vẫn cịn có lúc chưa khảo sát kỹ khách hàng, phương án kém khả thi, cho vay vốn sai mục đích, khách hàng kinh doanh khơng hiệu quả, có nguy cơ phá sản, khiến khoản vay khó thu hồi hoặc khơng thể thu hồi được vốn và lãi vay.

Ở đây có một điều đáng chú ý là sự chênh lệch khá cao giữa tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu qua các năm Nguyên nhân là do, BIDV chi nhánh Quảng Bình khơng chỉ dựa trên chỉ tiêu định lượng (số ngày quá hạn) khi tiến hành phân loại nợ mà còn sử dụng các chỉ tiêu định tính từ hệ thống xếp hạng tín dụng. Theo đó việc xác định nợ q hạn được tính trên khách hàng doanh nghiệp chứ khơng tính trên khoản vay. Nghĩa là một khách hàng doanh nghiệp có một khoản vay tại một chi nhánh bất kỳ nào bị q hạn thì tất cả các khoản vay cịn lại của khách hàng đó kể cả chưa đến thời hạn trả nợ cũng bị chuyển sang nợ quá hạn, cùng với đó là việc thực hiện phân loại nợ theo điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Do vậy ngồi yếu tố định lượng thì cịn tính đến yếu tố định tính nên mới có sự chênh lệch cao như vậy tại 2 chỉ tiêu cùng phản ánh chất lượng tín dụng này. Nhìn chung thì 2 chỉ tiêu phản ánh cho thấy chất lượng cho vay DNNVV tăng lên.

2.2.2 Thực trạng trình tự, thủ tục cấp tín dụng và kiểm sốt rủi ro quy trình cho vayđối với DNNVV tại BIDV – chi nhánh Quảng Bình. đối với DNNVV tại BIDV – chi nhánh Quảng Bình.

Khách hàng Khơng

Bước 1: Tiếp thị khách hàng và lập đề xuất tín dụng

Tiếp thị và tiếp nhận các nhu cầu về tín dụng của khách hàng Phù hợp với các chính sách và quy định của BIDV Có Thu thập, phân tích, thẩm định khách hàng/ Dự án lập báo cáo đề xuất TD Trình lãnh đạo Phịng QHKH/G Đ (1) Phịng QHKH/ Phịng GD Trình PGĐ QHKH phê duyệt tín Chuyển thực hiện Bước 4 Phịng Quản lý rủi ro (2) Chuyển BP QLRR thực hiện Bước 2

Ở bước tiếp thị và nhận hồ sơ, thực tế

- Cán bộ QHKH là đầu mối tiếp thị; tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm và

dịch vụ của BIDV từ Khách hàng. Trên cơ sở nhu cầu của Khách hàng, Cán bộ QHKH sẽ hướng dẫn khách hàng lập Hồ sơ tín dụng gồm:

Giấy đề nghị tín dụng Mẫu số 1.1/TDDN (Phụ lục 01): Đề nghị vay vốn/bảo lãnh theo hạn mức hoặc theo món (01 bản gốc);

Hồ sơ pháp lý của khách hàng;

Hồ sơ về tình hình tài chính của khách hàng; Hồ sơ về dự án, phương án tín dụng;

Hồ sơ đảm bảo tiền vay/nghĩa vụ bảo lãnh .-Thủ tục kiểm sốt :

+ Danh mục Hồ sơ tín dụng của Khách hàng phải chuẩn bị theo quy định tại Phụ lục IV/TDDN ( Phụ lục 02 )

+ Khi tiếp nhận Hồ sơ, Cán bộ QHKH phải lập Phiếu tiếp nhận theo Mẫu số 5/TDDN (Phụ lục 03)

- Căn cứ Hồ sơ tín dụng của Khách hàng, Cán bộ QHKH thực hiện nghiên cứu,

đánh giá, phân tích theo những nội dung: +Đánh giá chung về khách hàng

+Về tình hình tài chính của khách hàng

+Chấm điểm tín dụng khách hàng (thực hiện theo Hướng dẫn của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ) để áp dụng chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp. Ngồi ra, Chi nhánh tham khảo thêm thơng tin từ Trung tâm thơng tin tín dụng để đánh giá khách hàng.

Bảng 2.9: Điểm xếp hạng tín dụng KHDNNVV của BIDV Quảng BìnhĐiểm số Xếp loại tín dụng

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng công tác đánh giá công tác kiểm soát rủi ro quy trình cho vay đối với DNNVV tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 62 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)