Mục tiêu của kiểm sốt rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng công tác đánh giá công tác kiểm soát rủi ro quy trình cho vay đối với DNNVV tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 36)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về NHTM và hoạt động cho vay của NHTM

1.1.6.2. Mục tiêu của kiểm sốt rủi ro tín dụng

Thứ nhất, kiểm soát rủi ro cho vay giúp cho ngân hàng nhận biết một cách kịp thời bất cứ rủi ro nào của các khoản cho vay để có các hành động ngăn chặn từ đó bảo vệ lợi ích của ngân hàng. Trước khi chấp thuận cho vay, ngân hàng đã đánh giá sàng lọc và chấp nhận mức rủi ro nhất định của khoản cho vay. Tuy nhiên, người vay có động cơ mạo hiểm hơn sau khi đã vay được tiền. Sự khác nhau giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay đã thúc đẩy động cơ này. Do đó, khách hàng thực hiện những phương án kinh doanh rủi ro hơn ban đầu.

Thứ hai, rủi ro xảy ra là một điều không thể tránh khỏi, ngân hàng thực hiện kiểm soát rủi ro cũng sẽ giúp cho ngân hàng nhận biết được rủi ro nào xảy ra và chuẩn bị những phương án để khắc phục thiệt hại do rủi ro gây ra.

1.1.6.3. Đặc điểm kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV

a. Khái quát quy trình cho vay tại NHTM

Quy trình cho vay tổng quát của NHTM tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cho vay. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cho vay cho đến khi chấm dứt quan hệ cho vay. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hồn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Có được quy trình cho vay hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro khi cho vay. Nắm được quy trình cho vay là một điều cơ bản đối với CBTD để đảm bảo thực hiện đúng và có được những quyết định cho vay hợp lý. Hầu hết các NHTM tùy theo đặc điểm tổ chức và quản trị mà tự thiết kế cho mình một quy trình cụ thể, gồm nhiều bước khác nhau. Nhìn chung quy trình cho vay cơ bản thường bao gồm những bước sau:

Bảng 1.2: Bảng tóm tắt quy trình tín dụngCác giai Các giai đoạn của quy trình Nguồn và nơi cung cấp thơng tin Nhiệm vụ của NH ở mỗi giai đoạn Kết quả của mỗi giai đoạn Mức độ quan trọng của mỗi giai đoạn

1. Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng.

KH đi vay cung cấp các thơng tin cần thiết Tiếp xúc, phổ biến và hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn. Hoàn thành bộ hồ sơ để chuyển sang giai đoạn sau.

Là khâu căn bản đầu tiên và rất quan trọng trong quy trình tín dụng, là cơ sở để thực hiện các bước sau. 2.Phân tích tín dụng -Hồ sơ đề nghị vay từ giai đoạn trước chuyển sang; -Các thông tin bổ sung từ phỏng vấn, hồ sơ lưu trữ - Tổ chức thẩm định về mặt tài chính và phi tài chính do nhân viên hoặc bộ phận thẩm định thực hiện. - Báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang bộ phận có thẩm quyền quyết định cho vay

- Là khâu quan trọng đi đến quyết định cho vay hay khơng, tìm kiếm tình huống có thể dẫn đến rủi ro, tiên lượng khả năng kiểm soát rủi ro và dự kiến biện pháp hạn chế thiệt hại xảy ra. 3.Quyết

định tín dụng

Tài liệu thơng tin giai đoạn trước và Báo cáo kết quả thẩm định; - Các thông tin bổ sung. Quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay dựa vào kết quả phân tích.

- Quyết định cho vay hoặc từ chối tùy theo kết quả thẩm định. - Tiến hành các thủ tục pháp lý như ký HĐTD và các loại hợp đồng khác. Có vai trị cực kì quan trọng trong quy trình tín dụng, ảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau và uy tín, hiệu quả hoạt động tín dụng của NH. Là khâu khó xử lý và dễ phạm sai lầm nhất.

ngân cho vay và các hợp đồng liên quan; chứng từ làm cơ sở giải ngân. chứng từ theo các điều kiện trong HĐTD trước khi phát tiền vay.

vào tài khoản tiền gửi của

KH hoặc chuyển cho nhà cung cấp theo yêu cầu của KH trọng vì có thể giúp phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có xảy ra sai sót ở các giai đoạn trước. 5.Giám sát và thanh lý tín dụng - Thông tin từ nội bộ NH; - Các báo cáo tài chính định kì của KH; - Các thơng tin khác. - Phân tích hoạt động, báo cáo tài chính, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay. - Tái xét và xếp hạng tín dụng. - Thanh lý HĐTD. - Báo cáo kết quả giám sát và đưa ra các giải pháp xử lý. - Làm thủ tục thanh lí tín dụng

Đây là bước khá quan trọng giúp bảo đảm tiền vay sử dụng đúng mục đích, kiểm soát rủi ro, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này.

(Nguồn: Tham khảo từ luận văn các khóa trước)

b. Nội dung kiểm sốt rủi ro tín dụng trong quy trình cho vay đối với DNNVV

Căn cứ vào quy trình cho vay, kiểm sốt rủi ro tín dụng được chia làm 3 giai đọan và được thực hiện thường xuyên và xuyên suốt trong cả 3 giai đoạn gồm:

Giai đoạn 1: Kiểm tra, kiểm soát trước khi cho vay

Bao gồm cơng tác thẩm định tín dụng và kiểm sốt hồ sơ. Cơng tác thẩm định tín dụng đóng một vai trị hết sức quan trọng trong quy trình kiểm sốt tín dụng của ngân hàng. Đây là bước tiền đề để đưa ra một quyết định cho vay đúng đắn, giảm thiểu rủi ro tín dụng ngay từ đầu. Hoạt động này bao gồm các công việc sau:

- Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng

- Thẩm định về khả năng trả nợ của khách hàng thơng qua việc phân tích tình hình tài chính của và phân tích sự khả thi của phương án sản xuất kinh doanh.

- Kiểm soát hồ sơ: CBTD sau khi soạn thảo xong hợp đồng tín dụng chuyển cho bộ phận chun trách kiểm sốt lại nội dung hợp đồng, các văn bản, tài liệu và ký nháy vào phần cuối của từng trang tài liệu.

Giai đoạn 2: Kiểm tra, kiểm soát trong khi cho vay

Việc kiểm tra các chứng từ giải ngân, hồ sơ giải ngân, kiểm tra xem các điều kiện rút vốn đã được khách hàng đáp ứng đầy đủ hay chưa, kiểm tra việc phát tiền vay. Nếu chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện rút vốn thì CBTD có trách nhiệm thơng báo lại cho khách hàng để có hướng giải quyết thích hợp. Điều này giúp cho chi nhánh cho vay đúng đối tượng, kiểm chứng được nhu cầu vay của hộ kinh doanh.

Giai đoạn 3: Kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay

- Kiểm tra tình hình khách hàng, tình hình sử dụng vốn vay thông qua việc kiểm tra sổ sách kế tốn, các chứng từ, hóa đơn hạch tốn (thu chi tiền mặt, chuyển khoản, thu chi khác…), chứng từ thanh quyết toán, thanh lý hợp đồng…; kiểm tra thực địa để đánh giá xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay khơng, dự án có được thực hiện đúng tiến độ hay khơng.

- Kiểm tra tình hình trả nợ và quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, theo dõi xem khách hàng có trả nợ đều đặn hay không, mức độ sử dụng vốn vay so với dự kiến. Đồng thời theo dõi, đánh giá sự hợp tác của khách hàng đối với ngân hàng thơng qua việc có thường xuyên cung cấp thông tin về phương án vay vốn cho ngân hàng hay không.

- Kiểm tra TSĐB: TSĐB là công cụ hạn chế rủi ro quan trọng đối với ngân hàng. Nó vừa tác động đến nghĩa vụ trả nợ, vừa có tác dụng phịng ngừa rủi ro, giảm nhẹ tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng khơng trả được nợ. Ít nhất 1 năm 2 lần hoặc theo quy định của ngân hàng, CBTD phải thực hiện kiểm kê, kiểm tra TSĐB, bao gồm cả việc định giá lại TSĐB nếu xét thấy cần thiết.

Kiểm sốt rủi ro tín dụng được thực hiện thường xuyên và xuyên suốt trước, trong và sau khi cho vay: Trong kiểm sốt rủi ro tín dụng, ngân hàng cần xem xét lựa chọn mục tiêu kiểm soát rủi ro trong quan hệ với mục tiêu tăng trưởng cho vay và các mục tiêu khác: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh rủi ro, vì vậy trong kiểm

sốt RRTD ngân hàng cần xem xét đến mục tiêu cụ thể của mình trong từng giai đoạn để đưa ra những chiến lược và chính sách cho vay phù hợp. Cần phải xem xét trong từng giai đoạn, nếu ngân hàng đang cần tăng trưởng tín dụng thì cần phải nới lỏng kiểm sốt rủi ro để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, ngược lại nếu ngân hàng đang hướng tới mục tiêu nâng cao chất lương tín dụng, giảm thiểu nợ xấu thì cần phải thắt chặt kiểm soát RRTD.

1.1.6.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay của NHTM

Cơng tác kiểm sốt RRTD trong cho vay chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố khác nhau, theo đó có thể phân chia các nhân tố này thành hai loại nhân tố chính như sau:

a. Nhóm nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng - Chính sách cho vay

-Thơng tin tín dụng đối với hoạt động cho vay

Một vấn đề quan trọng trong thị trường tài chính là thơng tin khơng cân xứng, điều này có thể dẫn đến rủi ro đạo đức. Do vậy thơng tin tín dụng đóng vai trị quan trọng trong hoạt động cho vay. Thơng tin tín dụng là cơ sở để phân tích khách hàng, xem xét, và có những quyết định cho vay hợp lý, đồng thời theo dõi, quản lý món vay với mục đích an tồn và hiệu quả đối với món vay. Thơng tin tín dụng có thể thu thập từ nhiều nguồn như từ DNNVV, ngân hàng, trung tâm thông tin của NHNN, cơ quan quản lý có thẩm quyền, báo chí, truyền hình, internet,... Một hệ thống thơng tin đầy đủ, chính xác và kịp thời về khách hàng sẽ giúp cho nhân viên tín dụng nhận diện được các rủi ro, từ đó có các quyết định hợp lý, chất lượng cho vay được nâng cao.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức ngân hàng

Con người là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, trình độ của nhân viên được các ngân hàng rất coi trọng đặc biệt trong lĩnh vực cho vay, cần rất nhiều những cán bộ có chun mơn giỏi và đạo đức phẩm chất tốt bởi đây là hoạt động chứa đựng rủi ro cao. Nhân viên tín dụng là những người trực tiếp tiếp xúc với khách

hàng, phân tích, thẩm định và ra quyết định cho vay. Một sai lầm nhỏ của cán bộ tín dụng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi của khoản vay và do đó ảnh hưởng đến chất lượng cho vay. Vì vậy, đội ngũ nhân viên có trình độ chun mơn giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, khơng vụ lợi, có năng lực trong việc quản lý hồ sơ vay vốn, thẩm định, có biện pháp thu hồi nợ hữu hiệu,... sẽ giúp cho ngân hàng ngăn ngừa được rủi ro.

- Quy trình cho vay

Quy trình cho vay là những giai đoạn và công việc cần phải thực hiện theo một thủ tục nhất định trong việc cho vay từ lúc xét duyệt hồ sơ vay vốn đến lúc khoản vay được hoản trả đầy đủ. Chất lượng cho vay vào việc lập ra một quy trình cho vay chặt chẽ, đảm bảo tính logic và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước.

Một là, công tác thẩm định cho vay

Đây là một bước trong quy trình cho vay của ngân hàng, là căn cứ để ngân hàng xem xét cho vay đối với khách hàng. Khi thẩm định cán bộ tín dụng sẽ xem xét, đánh giá tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư. Nếu việc thẩm định không thực hiện đúng thủ tục hoặc thẩm định khơng chính xác, đầy đủ thì sẽ đánh giá sai khả năng hồn trả của khách hàng từ đó có những quyết định cho vay sai lầm. Chính vì vậy thẩm định trong cho vay rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng và chất lượng của món vay.

Hai là, q trình kiểm tra giám sát vốn vay

Việc kiểm tra giám sát vốn vay chặt chẽ với mục đích giúp cho ngân hàng biết được tình hình sử dụng vốn của khách hàng: khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích khơng hoặc biết được tình hình kinh doanh của khách hàng đang tiến triển tốt hay gặp khó khăn mà có biện pháp can thiệp xử lý kịp thời, tránh rủi ro xảy ra, đảm bảo an toàn cho khoản vay.

Ba là, thu hồi và giải quyết nợ

Sự nhạy bén trong việc phát hiện ra những dấu hiệu rủi ro từ phía khách hàng, có biện pháp xử lý kịp thời, thực hiện tốt công tác thu hồi nợ sẽ hạn chế nợ quá hạn, giải quyết những món nợ khó địi, giảm bớt tổn thất cho ngân hàng.

Tín dụng khơng phải là hoạt động riêng rẽ của một phịng ban mà đó là sự phối hợp nhịp nhàng có hiệu quả giữa các phịng ban có liên quan. Cơ cấu tổ chức được sắp xếp hợp lý, khoa học, trách nhiệm của mỗi người được đề cao, có sự liên quan sẽ đảm bảo được phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ nhân viên và giữa các phịng, thống nhất có hiệu quả, từ đó tạo điều kiện cho quy trình cho vay được tiến hành một cách chặt chẽ, đảm bảo được các nhu cầu của khách hàng với thời gian nhanh chóng, theo dõi quản lý món vay chặt chẽ để nang cao chất lượng cho vay.

- Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ

Việc kiểm tra, thanh tra được tiến hành thường xuyên và chặt chẽ đảm bảo cho quá trình cho vay được thực hiện đúng hướng, đúng nguyên tắc, đúng quy trình, nhanh chóng phát hiện ra những sai sót, những vi phạm trong q trình cho vay để từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời.

- Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cho vay

Đó là những cơng cụ, phương tiện thực hiện tổ chức, quản lý ngân hàng, kiểm sốt nội bộ, hệ thống thu thập xử lý thơng tin, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thực hiện các giao dịch với khách hàng. Hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng hiện đại đã giúp cho ngân hàng xử lý kịp thời những thơng tin chính xác, từ đó có quyết định cho vay hợp lý.

b. Nhóm nhân tố rủi ro thuộc về bản thân các DNNVV - Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến khả năng được vay vốn và khả năng hoàn trả của khách hàng. Thơng thường các món vay của ngân hàng được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc đầu tư vào các tài sản lưu động hoặc tài sản cố định, và nguồn trả lãi và gốc cho ngân hàng chính ở thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Nếu DN làm ăn có hiệu quả sẽ có thu nhập trả nợ cho ngân hàng và ngược lại nếu DN làm ăn thua lỗ sẽ mất khả năng trả nợ cho ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn, chất lượng cho vay giảm sút.

Trình độ quản lý của các nhà DN là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của DN. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì địi hỏi cán bộ lãnh đạo DN phải có trình độ kiến thức để dự đốn được những biến động cũng như xu thế của thị trường hiện nay để có những phương án sản xuất kinh doanh, chiến lược Marketing sản phẩm. Đặc biệt đối với các DNNVV hiện nay chủ yếu là những DN

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng công tác đánh giá công tác kiểm soát rủi ro quy trình cho vay đối với DNNVV tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 36)